Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Xin giúp đỡ giải pháp tạo ra nguồn nhiễu để test các thiết bị và quy trình đánh giá một phần cứng để đưa ra sản xuất và thương mại !!

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Xin giúp đỡ giải pháp tạo ra nguồn nhiễu để test các thiết bị và quy trình đánh giá một phần cứng để đưa ra sản xuất và thương mại !!

    Em có một mạch gồm : Nguồn flyback 5V \0.8A(tự thiết kế), Relay , antenna PCB, nút cảm biến điện dung ......thêm một vài khối cảm biến .Hiện tại sp em test thử với đóng cắt khởi động từ , động cơ máy cắt, đèn huỳnh quang,.các thiết bị dân dụng tất cả không vấn đề. Nhưng chạy lâu dài 8 tháng xuất hiện nhiễu của nút bấm điện dung gây ra lỗi sản phẩm.
    Em muốn xin các bác giải pháp , quy trình đánh giá một phần cứng hoặc keyword một thiết bị tạo môi trường nhiễu để đánh giá sản phẩm một cách khách quan nhất ạ.
    em hiện tại đang test theo quy trình đo ripple của nguồn, đóng cắt thiết bị như khởi, bóng đèn huỳnh quang ... nhưng e thấy test như này là chưa đủ Mong các anh cho em ý kiến tiêu chuẩn để đánh giá thêm về mạch điện ạ.
    Các loại nhiễu ảnh hưởng tới cảm biến touch sensor điện dung,......

    vấn đề thứ 2: Mạch điện của em ở trong môi trường kín không thể bố trí tản nhiệt. Em vẫn dùng bộ nguồn flyback tự thiết kế như mạch bên trên đã đánh giá về ripple ok rồi ạ . Nhưng hiện ại mạch em rất nóng nhiệt độ đạt gần 80*C Em phát hiện do khối relay của em .Em không biết vấn đề relay nóng là do mua phải relay kém ( điện trở cuộn hút 55Ohm), Hay do nguồn của em chạy không phù hợp về tần số, hay do con trở mở dòng ở cực B trans điều khiển nhỏ dẫn tới dòng mở ra lớn ..........Mong các anh góp ý ạ .

    vấn đề thứ 3 của em là với một khối nguồn fly back thì ngoài đánh giá về đáp ứng dòng điện và điện áp , về ripple thì còn cần đánh giá nó về thông số gì nữa không ạ .
    Em trân trong cám ơn mọi người !!!

  • #2
    Có vài cách, cách dễ và cách khó.

    Cách dễ là mở trình duyệt web hỏi cụ Gúc với từ khóa "EMC generator" hoặc "EMI generator". Sẽ ra cả rổ các sản phẩm máy phát đủ kiểu nhiễu hợp chuẩn IEC. Chuẩn bị chi đậm $$$ để mua thôi. Ví dụ cái tên thông dụng là Schlöder ... Mua được máy rồi thì theo đúng cái quy trình đi kèm theo máy để thử thiết bị của mình.

    Cách khó là kiếm cái phòng nào rộng rộng tí rồi đi gom đủ các loại nguồn nhiễu trên đời mà đầu mình có thể nghĩ tới được rồi cứ thế thử thôi. Tương tự phương pháp "vét cạn" bên lập trình, dù biết rằng sẽ chỉ tiệm cận thực tế chứ chẳng bao giờ vét cạn hết được tình huống thực tế.

    Để trả lời hết 3 câu hỏi người mở luồng thì cần chuyên gia cỡ chục năm kinh nghiệm trong ngành mới trả lời rốt ráo nổi. Người ít kinh nghiệm đã muốn làm nút cảm ứng cho hàng thương phẩm smart home, coi bộ sẽ hụt hơi.
    Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

    Comment


    • #3
      Bạn có thể làm một mạch ngồn xung không chống nhiễu, đầu vào chỉnh lưu lọc tụ, không dùng các linh kiện EMI, L,C, công suất cao cao tí để tạo nhiễu cao tần trong mạng điện.

      Trường hợp này liên quan đến tương thích điện từ EMC, tham khảo tại đây: https://youtu.be/IJjdHdHhQ5o

      Comment


      • #4
        Và bạn có thể tạo một mạch nạp/xả tụ cao áp, có thể nhân đôi điện áp nguồn đang test để nạp vào một tụ, rồi định thời cho tụ này thỉnh thoảng xả vào mạng điện để gây nhiễu cao áp, nên thay đổi chiều áp xả luân phiên ( cực dương vào N, rồi vào L, cứ thế....)

        Comment


        • #5
          Cái máy này mình có thấy rồi. Hình như nó dùng tụ 1uF, nạp DC chỉnh được đến cả kV rồi phóng vào dây nguồn.
          sau.ph

          Comment


          • #6
            Khoan ad cho em hỏi, nguồn 5v, có dùng relay đóng cắt để khiển tải AC, mà sao trở kháng 55ohm? Loại rl của bác là loại gì trở kháng thấp quá vậy?
            phải chăng đây là vd cho nguồn nóng 80độ?
            Còn việc test nhiễu đủ thứ thì nhiều cái đáng lo ngại lắm, chi bằng dùng các loại tải khác nhau test rồi đo lại xung thôi, chứ thiết kế hay mua 1 máy đo kiểm EMI thì cao chi phí đấy ah.

            Comment


            • #7
              Nguồn xung 5V /0,8A mà nóng đến 80 độ ? Thế thì thua biến áp 50hz hàng chợ mất rồi .
              Về relay .
              Cái mạch relay thông thường . Tín hiệu điều khiển vào cực B của Transistor. Cực C của transistor nối với relay về nguồn .... Có thể thấy nó gần giống như một phần của mạch nguồn xung .
              Nhưng lõi của relay là lõi sắt từ đặc . Còn lõi của biến áp xung là lõi từ cách li , gồm nhiều hạt từ .
              Nếu tín hiệu điều khiển vào cực B là DC sạch . Thì không vấn đề gì .
              Nhưng mà nhiều chuyên gia lập trình siêu lắm . Tín hiệu điều khiển relay có lẫn cả PWM cơ .
              Thế là transistor cũng PWM theo . Và relay cũng đóng theo kiểu PWM .
              Dòng cảm ứng fuco trong lõi relay làm cho nó ăn dòng , nóng ... chóng chết .
              Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
              nguyendinhvan1968@gmail.com

              Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

              Comment


              • #8
                Cảm ứng chạm , Chỉ nên lắp cho đồ dùng cá nhân . Còn lắp cho thiết bị công công , thiết bị công nghiệp là một sai lầm lớn . Cái đó tạo nhiều việc làm và dễ mất khách hàng .
                Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
                nguyendinhvan1968@gmail.com

                Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

                Comment


                • #9
                  Nguyên văn bởi nguyendinhvan Xem bài viết
                  Cảm ứng chạm , Chỉ nên lắp cho đồ dùng cá nhân . Còn lắp cho thiết bị công công , thiết bị công nghiệp là một sai lầm lớn . Cái đó tạo nhiều việc làm và dễ mất khách hàng .
                  hi chào bác, phải chăng đây cũng là lý do mà các thiết bị lắp dạng công cộng... ít dùng cả loại cảm ứng điện dung bao gồm cả màn hình cảm ứng điện dung mà thay vào đó là toàn cảm ứng điện trở không nhỉ, em thì hiểu bản chất của mấy loại này, và cơ bản thấy mấy loại nút bấm cơ hoặc cảm ứng điện trở khá bền cho thiết bị dạng công nghiệp, nhưng nếu lấy chiếc smartphone đưa vào công nghiệp dùng vẫn thấy khá ổn. em hơi lăn tăn chỗ này thôi.

                  Comment


                  • #10
                    XIn đào lại mục này ạ!
                    Giờ mình cũng cần tạo nguồn xung cao áp khoảng 500-1000V đưa vào nguồn AC để test EMC và bảo vệ chống sét.
                    Trước cũng tự đưa giải pháp theo nguyên lí lí thuyết, giờ không biết thực tế nên làm thế nào, nhờ các bác chỉ cho vài mạch ạ! Đại khái là chỉnh lưu nhân đôi/nhân ba nguồn AC nạp vào tụ 1uF, rồi cần mạch định thời cộng với mạch dò áp để cứ khi gần đỉnh sin lại đóng tụ đó vào mạng trong từ 3-20ns.

                    Comment

                    Về tác giả

                    Collapse

                    Ntsangbg98 Tìm hiểu thêm về Ntsangbg98

                    Bài viết mới nhất

                    Collapse

                    Đang tải...
                    X