Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Lớp mẫu giáo : Lập trình nhúng

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Cảm ơn cậu rất nhiều.

    Comment


    • #17
      Lập trình QNX với VxWork cũng không khác lập trình trên Linux là mấy đều có nguồn gốc unix ra cả (Tương thích posix). Thực ra là tùy dự án yêu cầu thôi. 2 thằng kia License nó nhiều tiền nên bà con cũng ít có cơ hội.

      Kể ra lập trình trên linux và họ nhà nó với lập trình trên mấy con IC thì lập trình trên mấy con IC khó hơn. Lập trình trên linux đòi hỏi có kiến thức rộng hơn.
      Vẫn biết mỗi lần xa là một lần về lại...

      Comment


      • #18
        Dear newbies,
        For simplicity, embedded operating system (OS) is an approach from simple program to innovative program.
        1. For simple program (without OS), let say you wanna toggle a led with a period of 1 second. It's very simple, we can think of it as 1 thread (or 1 task). If you have 2 tasks or more to execute. Who can ensure that these tasks are properly executed? You can not ensure about the priority and the timing of these tasks. That's a reason why you need an operating system. An operating system that runs on an embedded system is called an embedded OS.
        2. Real-time Embedded OS (RTOS) is just simply a firmware that is written to execute after a strictly fix interval of time (as fast as possible, surely much faster than the frequency of led toggling). The clock used to generate this interval of time is sometime called tick. After each tick, the RTOS will determine which task is supposed to be executed next. This will ensure task with higher priority will be executed first then comes the next lower priority task etc...This will ensure both the timing, priority and stabilization of the system. That's the main function of an RTOS. Most of embedded OS on microcontrollers are RTOS
        3. For newbies who would like to work with RTOS, i do strongly recommend you to follow tutorials at this website: http://www.freertos.org/

        Sorry for posting in English but i cannot type Vietnamese font in Win-7. Any way to fix this, moderators?
        Homepage:

        Comment


        • #19
          bác nao cho em xin ít tài liệu về hệ thống nhúng và lập trình chúng với.em đang học môn này Thầy nói toàn tiếng anh thôi mù tịt luôn.cảm ơn các bác nhiều.

          Comment


          • #20
            Em định bắt đầu tìm hiểu về hệ thống nhúng, đọc tùm lum các chủ đề nhúng cho newbie, cho mẫu giáo, mầm non, gà ác hầm thuốc tá lả mà chẳng biết bắt đầu từ đâu. E thấy bên diễn đàn picvietnam.com có những bài viết hướng dẫn cho người mới dùng PIC rất thực tế, dễ hiểu. Không biết có cao thủ nhúng nào có thể làm một tutorial cho các "em mầm non" dễ hiểu, theo em nên đi thẳng vào những vấn đề cụ thể:
            - Phần cứng như thế nào (có thể tự làm theo scheme nào hay mua kit thí nghiệm có sẵn nào đó, cụ thể luôn, ai muốn ăn sẵn thì mua, nghiện cứu phải trả giá thôi )
            - Sử dụng HDH nào, cho địa chỉ download hay hướng dẫn setup gì gì đó.
            - Viết một soft hay code đơn giản gì đó (nháy led xanh đỏ chẳng hạn ) rồi dịch, rồi nạp, rồi test thử để ae làm theo.
            Nói chung nên hướng dẫn làm một dự án siêu nhỏ dựa trên những phần cứng và soft cơ bản sẵn có để các bé mầm non có thể hình dung sơ lược về hệ thống nhúng rồi có khái niệm để tự tìm hiểu. Chứ các bác cứ đi hết từ khái niệm này đến khái niệm khác, giải thích 1 khái niệm bằng vô số các khái niệm khác khó hiểu hơn e nghĩ chẳng giúp được gì các em mầm non, càng đọc các bác tranh luận về các khái niệm, ngôn ngữ cao siêu càng thấy rối rắm thêm. E là gà công nghiệp về điện tử nên có những suy nghĩ đơn giản, nếu không đúng mong các bác bỏ qua cho e. Rất mong chờ có tutorial để học hỏi. Thk & chúc cả nhà vui!!!
            Dao nao cung la dao, dao cao dai cung la dao.

            Comment


            • #21
              bác motu nói chính xác ... "chuẩn không cần chỉnh"
              hồi mới học pic cung vậy
              tren lớp dạy lý thuyết . tìm doc rất nhieu tai lieu nhung chả thấm vào đâu
              tới khi hoc thuc hanh thì đơn gian hơn nhiều

              theo em thi học tập có tính kế thừa
              các bậc đàn anh di trước có kinh nghiệm thì sao không truyền lại cho đàn em
              hay có thể đưa ra 1 cái ví dụ cụ thể ( đơn giản thôi,không cần cao siêu)để làm cái nền cho các em nó bước
              còn bước sao thì để các em tự đi
              ok
              50 năm đã wa nhưng nỗi đau DA CAM vẫn còn

              TỘI ÁC vs CÔNG LÝ

              Comment


              • #22
                Lâu lâu mình mới vào diễn đàn, viết 1 số mình biết, cũng không đảm bảo tính chính xác nhé
                - Người ta gọi Kernel là nhân chứ không gọi Linux là nhân, Linux là HĐH ngang hàng với Window, được dùng nhiều trong các máy Server và các hệ thống Nhúng vì tính: Free, ổn định, ít tài nguyên,...
                Phần cứng như thế nào (có thể tự làm theo scheme nào hay mua kit thí nghiệm có sẵn nào đó, cụ thể luôn, ai muốn ăn sẵn thì mua, nghiện cứu phải trả giá thôi )
                ==> Làm Nhúng thường làm trên chip ARM, bạn nên mua Kit thôi, mới tập tành làm Nhúng mà làm cả bộ Kit nữa chắc không ổn. ARM thì có nhiều Kit, nhiều dòng, thấy ông bạn đang vọc Kit FriendlyARM, thấy cũng được, bạn có thể tra cái nào rẻ rẻ chút, nó có hướng dẫn cả Porting Linux xuống Kit này
                Sử dụng HDH nào, cho địa chỉ download hay hướng dẫn setup gì gì đó.
                ==> Như trên đã nói, bạn nên dùng Linux vọc thử, thạo tí rồi thì thử với cái khác sau, mới vọc mà đã rối trong cái HĐH là mệt . Setup thì Kit nó hướng dẫn rồi nhé
                ==> Còn không thì cài 1 con máy ảo Linux, viết thử mấy chương trình rồi chạy, trên Kit thì nó cũng không khác nhiều trên máy tính đâu nếu cùng phiên bản của Linux
                Viết một soft hay code đơn giản gì đó (nháy led xanh đỏ chẳng hạn ) rồi dịch, rồi nạp, rồi test thử để ae làm theo.
                ==> Muốn làm Nhúng thì phải hiểu Thread, Mutex, Condition Variable,… trước đã nhé. Muốn tìm hiểu 1 đống thứ này thì bạn dùng Google để Search với đúng từ khóa trên, mình thấy có cả tiếng Việt đấy.
                Tạm thế, các bạn tìm hiểu dần dần, đến đâu khó thì ta lại hỏi

                Comment


                • #23
                  Trang Web hướng dẫn chi tiết bằng tiếng Việt:
                  http://www.openandfree.org/blog/?tag=posix
                  Và tiếng Anh:
                  https://computing.llnl.gov/tutorials/pthreads/

                  Comment


                  • #24
                    Mà thấy mọi người bàn về lập trình Nhúng nhưng không ai hỏi Nhúng là gì? Tại sao lại gọi là Nhúng?....Em xin mạo muội Copy về cho mọi ng cùng tìm hiểu:

                    Hiểu đơn giản về Nhúng là thế này,chúng ta có 2 khái niệm Nhúng cứng và Nhúng mềm:
                    - Nhúng mềm là Nhúng trên chính các phần mềm, chẳng hạn như Nhúng C vào Matlab.
                    - Nhúng cứng là 1 chương trình con hay 1 khối chương trình được đặt trong 1 hệ thống lớn để thực hiện 1 tác vụ cụ thể

                    Viết đi viết lại cũng ngại em xin mạo muội copy trên 1 diễn đàn của FOTECH viết rất chính xác về Nhúng:
                    Khái niệm "nhúng" (Embedded / Incorporée) trong các hệ thống được hiểu là một hệ thống đơn vị hay một chương trình đơn vị được đặt trong một hệ thống lớn hơn nhằm giúp hệ thống đó thực hiện một tác vụ cụ thể => "nhúng".

                    Cũng giống như khái niệm về robotic (bắt nguồn từ robota => phần cứng => phần mềm), Khái niệm "nhúng" xuất hiện ở phần cứng => phần mềm. Và do đó có 3 loại nhúng: nhúng một đơn vị phần cứng trong một hệ thống phần cứng; nhúng một đơn vị phần mềm trong một hệ phần cứng; nhúng một đơn vị phần mềm trong một hệ thống phần mềm.

                    Ví dụ trên của bạn không thể gọi là "nhúng". Đó thực chất vẫn chỉ là các chuẩn input, output của ngôn ngữ lập trình. Từ "nhúng" phải được hiểu cho cấu trúc hệ thống. Ngôn ngữ lập trình chỉ dùng để diễn tả cái hệ thống đó thôi.

                    Vì khái niệm "nhúng" rất rộng nên bạn phải xác định mình sẽ làm gì. Nếu bạn muốn "lập trình nhúng" (khái niệm hay được dùng cho "nhúng" phần mềm) thì bạn phải có kiến thức về hệ tính toán, kiến thức lập trình,... đại khái là về computer science. Nếu bạn muốn "thiết kế hệ thống nhúng" (khái niệm hay dùng cho hardware) thì bạn phải có kiến thức cơ bản về điện tử viễn thông. Tiếp đến phụ thuộc vào bạn định nhúng cái gì thì sẽ học thêm về cái đấy. Ví dụ:

                    - Làm ứng dụng (mức bảng mạch) dựa trên vi xử lý: học về vi điều khiển (8051, 68HC11, AVR, ARM, Programmable SoC), vi xử lý dòng 8086, Pentium). Hiểu về cấu trúc và cách lập trình cho các vi xử lý, vi điều khiển đó. Ngôn ngữ có thể ASM, C/C++, BASIC,...

                    - Làm ứng dụng (mức chip) = chip design: sử dụng tốt một vài ngôn ngữ lập trình phần cứng (như C++, VHDL, Verilog,...), sử dụng các công cụ thiết kế (như Modelsim, Physical Compiler, PKS, hay Altera, Xilinx,...).

                    Và cuối cùng, tùy vào ứng dụng của bạn => trang bị kiến thức chuyên sâu.
                    Làm embed system có tất cả 3 phương pháp:
                    - thứ nhất là dùng vi xử lí, trong lĩnh vực này thì arm đứng đầu
                    - thứ hai là dùng DSP, cái này thì TI vô địch rồi
                    - thứ 3 là dùng FPGA,ASIC, CPLD,.... đứng đầu có altera,xilinx, và các công ti IC

                    Comment


                    • #25
                      Mình nghĩ nếu mà nói về hệ thống nhúng thì đủ thứ trên đời, kể cả phần cứng và phần mềm. Nếu bắt đầu tìm hiểu mình nghĩ nên đọc một cuốn sách tiếng Anh nào đó về Embedded Systems để có cái nhìn tổng quan, sách tiếng Anh về kỹ thuật mình thấy họ viết rất tỉ mỉ, dễ hiểu chứ không viết hời hợt như sách tiếng Việt. Rồi sau đó bắt tay vào làm đụng phần nào đọc phần đó.

                      Comment


                      • #26
                        Nên tập trung trả lời những câu hỏi đơn giản cho ng mới, nói chung chung thế này thì ai cũng nói đc bạn ạ.
                        Trên diễn đàn thấy nhiều kiểu trả lời như thế này. Mình nghĩ trước khi trả lời nên đọc kỹ ng hỏi muốn hỏi gì? Thuộc trình độ nào để trả lời cho hợp lý.
                        Thanks

                        Comment


                        • #27
                          @nhi_ot : Ví dụ cụ thể bạn có thể xem trong diễn đàn tiếng việt và tiếng anh mình nêu ở trên.
                          - Cài 1 máy ảo Linux
                          - Học cách sử dụng Terminal của Linux hoặc dùng Puty
                          - Code 1 vài chương trình nhỏ tạo nhiều Thread cùng chạy, rồi thêm bớt Mutex, sau đó thử dùng Condition Variable,... Rồi so sánh với lập trình tuyến tính, sẽ hiểu đc vấn đề

                          Comment


                          • #28
                            Mình ví dụ cho bạn 1 chương trình tạo nhiều thread cùng chạy:

                            #include <pthread.h>
                            #include <stdio.h>
                            #define NUM_THREADS 10

                            void *PrintHello(void *threadid)
                            {
                            long tid;
                            tid = (long)threadid;
                            sleep(tid);
                            printf("Hello World! It's me, thread #%ld!\n", tid);
                            pthread_exit(NULL);
                            }
                            void *printReply(void *threadreply)
                            {
                            long a;
                            a = (long)threadreply -5;
                            sleep(a);
                            printf("Hello thread #%ld!\n", a);
                            pthread_exit(NULL);
                            }
                            int main (int argc, char *argv[])
                            {
                            pthread_t threads[NUM_THREADS];
                            int rc;
                            long t;
                            int i;
                            for(t=0; t<5; t++)
                            {
                            printf("In main: creating thread %ld\n", t);
                            rc = pthread_create(&threads[t], NULL, PrintHello, (void *)t);
                            if (rc)
                            {
                            printf("ERROR; return code from pthread_create() is %d\n", rc);
                            exit(-1);
                            }
                            }

                            for(i = 5; i < 10; i++ )
                            {
                            if(pthread_create(&threads[i], NULL, printReply, (void *)i))
                            {
                            printf("ERROR");
                            exit(-1);
                            }
                            }

                            pthread_exit(NULL);
                            }

                            Comment


                            • #29
                              Ví dụ 1 chương trình sử dụng Mutex trong việc tranh chấp tài nguyên dùng chung:

                              #include <pthread.h>
                              #include <stdlib.h>
                              #include <unistd.h>
                              #include <stdio.h>

                              int myglobal;
                              int test_mutex2;
                              pthread_mutex_t mymutex[2] = PTHREAD_MUTEX_INITIALIZER;


                              void *pthread_function(void *data)
                              {
                              int i,j,k;
                              for (i=1; i<20; i++)
                              {
                              pthread_mutex_lock(&mymutex[0]);
                              j=myglobal;
                              j=j+1;
                              printf("0");
                              fflush(stdout);
                              myglobal=j;
                              pthread_mutex_unlock(&mymutex[0]);
                              pthread_mutex_lock(&mymutex[1]);
                              k = test_mutex2;
                              k = k + 1;
                              test_mutex2 = k;
                              pthread_mutex_unlock(&mymutex[1]);
                              sleep(1);
                              }
                              return NULL;
                              }

                              void main(void)
                              {
                              int a;
                              pthread_t mypthread;
                              if( pthread_create(&mypthread, NULL, pthread_function, NULL))
                              {
                              printf("error creating thread");
                              abort();
                              }

                              for (a=0; a<20; a++)
                              {
                              pthread_mutex_lock(&mymutex[0]);
                              myglobal=myglobal+1;
                              pthread_mutex_unlock(&mymutex[0]);
                              printf("^");
                              fflush(stdout);
                              pthread_mutex_lock(&mymutex[1]);
                              test_mutex2 ++;
                              pthread_mutex_unlock(&mymutex[1]);
                              sleep(1);
                              }

                              if(pthread_join(mypthread, NULL))
                              {
                              printf("error joining thread");
                              abort();
                              }
                              printf("\nmyglobal equals %d\n",myglobal);
                              printf("\ntest_mutex equals %d\n",test_mutex2);
                              exit(0);
                              }

                              Comment


                              • #30
                                Nguyên văn bởi hoang_tuan Xem bài viết
                                em muốn hiểu những cái đó. có bác nào có thể giải thích kỹ hơn ko. các bac cứ cãi nhau vậy em chẳng hiểu j. Hay các bác cứ định nghĩa ra đi, lớp vỡ lòng bọn em đọc và sẽ cho ý kiến xem bọn em hiểu được đến đâu
                                hihi, nên coi Android là HDH Linux, vì nó sử dụng hạt nhân Linux, cũng tương tự như Microsoft gọi tất cả các HDH của họ là Windows mặc dù các HDH của họ rất nhiều và ko thể chạy chung ứng dung, chẳng qua Linux là HDH mã nguồn mở nên nó biến hóa ra rất nhiều phiên bản, từ vài trăm Kb đến hàng chục Gb, ví dụ như Motorola gọi HDH trên đt của họ là Linux nhưng nó đâu chạy đc các ứng dụng Linux PC !
                                vuahungit

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                hoang_tuan Tìm hiểu thêm về hoang_tuan

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X