Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Dùng máy tính trong đo lường có được không?

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Dùng máy tính trong đo lường có được không?

    Tôi muốn kết nối máy tính để đọc các thông số vận hành thay cho phải đi đến tủ đồng hồ được không các bác. Bác nào biết xin chỉ giáo.

  • #2
    Về cơ bản bạn có thể thực hiện được.Bạn phải thu thập dử liệu từ bên ngoài - tủ đồng hồ -dùng Vi xử lý truyền về máy tính,từ máy tính có chương trình thu nhận thông tin và hiển thị theo yêu cầu bạn đặt ra.Bạn phải nêu cụ thể vấn đê để các bạn trên diễn đàn có ý kiến giúp đở.

    Comment


    • #3
      Tôi xin đi vào vấn đề chính như sau:
      Công việc của tôi là theo dõi thông số về các ,Áp lực,nhiệt độ,lưu lượng.... của hệ thống đo lường trong sản xuất của phân xưởng. Tác nghiệp khi các thông số không ổn định và ghi nhật ký theo 1h một lần. Tôi quản lý 20 đồng hồ như vậy.Tủ đồng hồ được trang bị bằng các loại đồng hồ điện tử . Tín hiệu vào đồng hồ đã qua bộ cảm biến thành tín hiệu A..
      Tôi xem thông tin thì biết có thể dùng thiết bị nối ghép ADA hay AD gì đó thì có thể đưa tín hiệu này vào sử lý hiện thị trên máy tính được.
      Học hỏi công nghệ chắc khó và cũng không phải tham vọng của tôi. Chỉ mong các sư huynh chỉ giáo sơ sơ. Sư huynh nào rỗi rãi đủ trình thì quan tâm giúp. Thông báo giá cả khi mua trọn gói sản phẩm và thiết bị ghép nối cũng như phần mềm hiển thị các điểm đo tương ứng trên màn hình PC.
      Máy tính P3 do văn phòng thải loại chúng tôi dùng để chơi games cho đỡ buồn ngủ. Sử dụng nó chắc được chứ?
      Mong sớm nhận được hồi âm. Xin cảm ơn trước.

      Comment


      • #4
        Điều này hoàn toàn làm được. Thực ra cái điều bạn lo ngại đó là các thiết bị bạn sử dụng không biết có thể quản lý và đưa chính xác thông số hay không. Đơn giản bạn chỉ cần gắn một con PIC ở ngay trước cái máy tính.

        Nếu máy P3 thì cho giao tiếp RS232, còn đầu các đồng hồ, tủ,... gì đó, bạn nối vào ADC của PIC để đọc dữ liệu Analog nếu cần. Nếu tín hiệu đã hoàn toàn là số, bạn có thể chọn một chuẩn giao tiếp đó để truyền về PIC, rồi từ PIC đẩy vào máy tính. Máy tính lúc này chủ yếu làm công tác truyền nhận, hiển thị, chứ không thực hiện chức năng điều khiển trực tiếp, hoặc đo đạc (ADC).

        Bài toán của bạn hoàn toàn khả thi.

        Nếu máu nữa, bạn có thể xài Ubuntu như F đang phát động trên diễn đàn, lại còn khai thác được P3 quá tốt ấy chứ. Dẹp Windows ra khỏi vụ này nếu có thể.

        Chúc vui
        Falleaf
        Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận R&P
        58/57 Nguyễn Minh Hoàng - Phường 12 - Quận Tân Bình - TP.HCM
        mail@falleaf.net - VP: (04) 36408561 - (08) 38119870

        Comment


        • #5
          Thật sự tôi rất phấn khởi khi ý tưởng của mình là có thể thực hiện được.
          Rất mong được mọi người bớt chút thời gian trao đổi và chỉ bảo giúp.
          Mục đích của tôi chỉ cần dùng màn hình máy tính để hiển thị kết quả thông số sao cho đúng bằng trị số đồng hồ thật trên tủ đo lường. Máy tính không tham gia điều khiển bất cứ một cái gì ngoài sự lập trình hiển thị trị số Analog cho phù hợp với với giá trị thực kể cả khi đồng hồ bị hỏng mà cảm biến vẫn hoạt động tốt.
          Xin các bạn chỉ bảo giúp nếu như lấy tín hiệu Analog từ 20 bộ cảm biến đến thì ghép nối vào đâu. Thông qua thiết bị như thế nào? Dùng cổng COM hay PCI hay LPT thì giá thành tiết kiệm nhất.
          Thú thật ham muốn thì nhiều nhưng tôi thật sự mù tịt về Vi xử lý,vi mạch...vv.Mọi người đừng cười nhé!
          Thank.

          Comment


          • #6
            Khoảng cách từ tủ ĐH của bạn đến máy tính bao xa ? Nếu khoảng cách nhỏ hơn 20m thì dùng Com cho đơn giản.Cách thực hiện như sau :
            -Đo tín hiệu từ các cảm biến dùng mạch ADC hoặc VĐK.
            -Lưu vào bộ đệm.
            -Gởi về PC.
            -Phần còn lại do chương trình thu nhận và xử lý tín hiệu theo yêu cầu bạn đặt ra.
            Chúc bạn sớm thực hiện được.

            Comment


            • #7
              Cảm ơn bạn Thanhphuc. Bạn viết tuy ngắn gọn nhưng đầy đủ để cho tôi hiểu được vấn đề và hướng giải quyết.
              Từ tủ đồng hồ đến nơi bàn làm việc của tôi chỉ 3-4m. Từ tủ đồng hồ đến nơi đặt các cảm biến của điểm cần đo giá trị cũng không quá 15m. Vậy theo như chỉ dẫn của bạn thì chúng tôi hoàn toàn có thể cho cái tủ nặng cả tấn kia vào kho thay vào đó dùng mạch ADC hoặc VDK để kết nối với máy tính rồi.
              Tôi muốn dùng máy tính để hiển thị kết quả đo lường thay vì đồng hồ vì hai lý do.
              Thứ nhất môi trường làm việc của chúng tôi nhiều bụi bẩn,khí công nghiệp.Vào thời tiết ẩm ướt đồng hồ hỏng hoặc báo nhăng báo cuội.
              Thứ hai do kết nối sử lý tín hiệu trên máy tính thì về mặt nguyên tắc chúng tôi có thể lập trình cho các tín hiệu cảnh báo khi giá trị điểm đo bất thường. Đồng thời có thể để máy tính tự ghi lại thông số mỗi giờ một lần. Nếu đi làm đêm thoải mái tự do ngủ gật hơn . Sáng ra ghi một loạt thông số cả thể.
              Đây là một vấn đề áp dụng giữa lý thuyết và thực tế hoàn toàn có thể thực hiện được. Nhà máy tôi đang cải tạo đã áp dụng hệ thống điều khiển tự động hóa khá nhiều.Tất cả đều dùng PLC . Hệ điều hành winNT và wincc. Do chõ tôi làm việc độc lập mang tính chất quản lý hơn là sản xuất nên người ta mới lắp đặt đồng hồ kiểu vậy.Việc xem các bạn thảo luận về Giao tiếp với máy tính xem ra cũng có nhiều bổ ích đối với tôi trong công việc.Cảm ơn mọi người.
              Last edited by Thuocchuot; 01-03-2008, 00:23.

              Comment


              • #8
                Nếu đã hài lòng với phương án trên, và muốn tìm hiểu rõ hơn về việc giao tiếp giữa VDK với PC, mời bạn ghé qua Box "Đo lường và điều khiển bằng máy tính" (tức tại box này), có rất nhiều Tut hướng dẫn mô tả rất chi tiết và tận tình, từ cách lắp ráp phần cứng thu thập dữ liệu, đến lập trình giao diện trên máy để nhận và xử lý dữ liệu từ board giao tiếp đưa lên, còn nếu muốn đặt hàng bạn có thể đặt yêu cầu với những thành viên trong đó (những cái này hoàn toàn nằm trong khả năng của họ), hoặc ghé qua box "Đặt hàng" mô tả sợ lược về yêu cầu của bạn, bảo đảm sẽ có người trao đổi và nếu đuợc sẽ nhận làm ngay

                Thân.
                Chính thức phát hành mạch điều khiển LED FireStar1
                Yêu mến tất cả anh em dientuvietnam.net

                Comment


                • #9
                  Thaithienanh quả là kỳ thủ. Chữ ký của bạn nếu ai đọc kỹ thì sẽ biết lắp phanh vào bàn phím để gõ bài viết cho thận trọng.
                  Đọc các bài viết của Thaithienanh tớ ngờ ngợ bạn còn có Nickname khác trong diễn đàn này. Bạn là người kín đáo và không đơn giản. Không nhầm bạn còn là MOD hoặc ADMIN của diễn đàn này. Tớ cứ cho là thế đấy
                  Last edited by Thuocchuot; 01-03-2008, 23:35.

                  Comment


                  • #10
                    Hix hix bạn nhầm to rùi, mình chỉ có mỗi một nick này thôi, trên tất cả các diễn đàn khác cũng vậy mà , chữ ký thì mình tinh nghịch viết ra vậy đó, ý nghĩa của nó chỉ pha trò thôi àh, với lỡ có post bài hơi quá lời cũng còn có "tình tiết giảm nhẹ" hi hi, chứ không phải dùng để khuyên mấy mem viết bài thận trọng đâu
                    Chính thức phát hành mạch điều khiển LED FireStar1
                    Yêu mến tất cả anh em dientuvietnam.net

                    Comment


                    • #11
                      Chết chửa. Nhà quê mình thà cứ nói tốt cho người bình thường chả dại nói xấu người chưa tốt. Sorry. I am sorry.
                      Last edited by Thuocchuot; 02-03-2008, 00:04.

                      Comment


                      • #12
                        Hi Thuocchuot,
                        Vấn đề mà thuốc chuột đề cập đến hoàn toàn khả thi, có hai các để làm:
                        1/Dùng MCU như các bài viết trước đề cập
                        2/Nếu bạn muốn hệ thống của bạn làm việc một cách ổn định, chuẩn kết nối công nghiệp, các module đạt tiêu chuẩn công nghiệp thì bạn có thể sử dụng các Distributed I/O, hầu như có đủ các loại Distributed I/O giao tiếp thông qua chuẩn RS485/422, Ethernet với các thiết bị như Digital I/O, Analog I/O...
                        Việc lập trình giao tiếp cũng khá dễ dàng, bởi vì đây là các giao thức công nghiệp tiêu chuẩn, nếu bạn cảm thấy việc viết chương trình là khá rắc rối, bạn có thể dễ dàng sử dụng các phần mềm Scada của các hãng khác, hoặc hãng thứ 3, còn nếu như bạn muốn tự viết chương trình, thì các hãng sản xuất luôn kèm theo các thư viện hổ trợ lập trình cho bạn, bạn có thể dễ dàng lập trình sử dụng các ngôn ngữ như VB, VC, Delphi, .Net....Mình giới thiệu bạn một hãng cung cấp các thiết bị trên đó là: Advantech
                        Best Regards,
                        Tuấn Anh
                        Tìm thì thấy thôi :D

                        Comment


                        • #13
                          Cảm ơn Tuấn Anh.
                          Bạn có thể cho mình biết mình có thể mua ở đâu không?Bao nhiêu tiền thôi.
                          Việc của bọn mình là áp dụng công nghệ đó chứ không cần làm ra công nghệ đó.
                          Mình cần thiết bị có thể nhận 10-:-20 đường vào Analog qua một mô đun . Có thể hiển thị lên màn hình vi tính giá trị lớn nhỏ của nó.

                          Comment


                          • #14
                            Hi Thuốc Chuột,
                            Bạn có thể vào trang Advantech, gõ ADAM-40 vào ô Search, họ ADAM-40XX là các thiết bị I/O phân tán giao tiếp qua RS-485. Hoặc bạn có thể gõ ADAM-60 (I/O phân tán qua Ethernet). Bạn có thể liên lạc công ty Xuân Phi hoặc TechPro (trước kia mình làm cho Xuân Phi) mình từng nghiên cứu Advantech một năm nên nắm khá rõ về nó, chúc bạn thành công.
                            http://www.advantech.com/products/se...=40&image.y=10
                            Tìm thì thấy thôi :D

                            Comment


                            • #15
                              Nguyên văn bởi Thuocchuot Xem bài viết
                              Thật sự tôi rất phấn khởi khi ý tưởng của mình là có thể thực hiện được.
                              Rất mong được mọi người bớt chút thời gian trao đổi và chỉ bảo giúp.
                              Mục đích của tôi chỉ cần dùng màn hình máy tính để hiển thị kết quả thông số sao cho đúng bằng trị số đồng hồ thật trên tủ đo lường. Máy tính không tham gia điều khiển bất cứ một cái gì ngoài sự lập trình hiển thị trị số Analog cho phù hợp với với giá trị thực kể cả khi đồng hồ bị hỏng mà cảm biến vẫn hoạt động tốt.
                              Xin các bạn chỉ bảo giúp nếu như lấy tín hiệu Analog từ 20 bộ cảm biến đến thì ghép nối vào đâu. Thông qua thiết bị như thế nào? Dùng cổng COM hay PCI hay LPT thì giá thành tiết kiệm nhất.
                              Thú thật ham muốn thì nhiều nhưng tôi thật sự mù tịt về Vi xử lý,vi mạch...vv.Mọi người đừng cười nhé!
                              Thank.
                              Chưa đọc kỹ bài.Bỏ. MOD xóa hộ.
                              Luồng này MOD nên move vào box đặt hàng.
                              Last edited by VNarmy; 11-04-2008, 08:57.
                              AVR đã quay trở lại: ATMEGA32: 66k, ATMEGA8A: 30k, ATMEGA48: 30k.
                              Xem thêm tại Online Store ---> Click here
                              Mob: 0982.083.106

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              Thuocchuot Tìm hiểu thêm về Thuocchuot

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X