Thông báo

Collapse
No announcement yet.

OSC thảo luận và xây dựng

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • OSC thảo luận và xây dựng

    Nhân dịp năm mới em có móm quà nhỏ dành cho các bạn yêu thích điện tử: OSC đơn giản.
    Mục đích giúp các bạn có phương tiện kiểm tra khi thử mạch.
    Thông số như sau :
    1.Điện áp : 0-5V DC và AC(chỉ đo được xung dương)
    2.Tần số : 2KHz max
    3.Tần số lấy mẫu : ~ 20K/s
    4.Sai số điện áp : 10%
    5.Sai số độ rộng :10-20%(tùy thuộc vào CPU)
    6.Hệ điều hành :Win XP(đã test) và Win98(chưa test)
    Phần cứng được thiết kế mở để các bạn có thể bổ xung,cải tiến và trao đổi .Cụ thể như sau :
    -Mở rộng thang đo : Khuyếch đại,mạch chia áp(để đo điện áp từ 10mV-500V)
    -Mạch dời áp : đo được điện áp âm
    -Đồng bộ : để tín hiệu dể quan sát,kiểm tra.
    Phần sơ đồ mạch và file Hex để nạp cho PIC 16F876a được gởi kèm.
    Chương trình em đang kiểm tra và thử.Mong các bậc tiền bối ,cao nhân giúp đở và hướng dẫn.

  • #2
    Mình post sơ đồ của bạn ThanhPhuc lên đây để mọi người cùng học hỏi, trao đổi.
    Nên chăng bạn mở rộng thành 2 kênh đo?

    Comment


    • #3
      Thật kỳ diệu .
      Tôi chưa thấy kiểu giao diện như thế này bao giờ
      Còn cửa sổ phần mềm như thế nào ?
      Mau mau pos lên đi !!!!!!!!!
      Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
      nguyendinhvan1968@gmail.com

      Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

      Comment


      • #4
        Với mục đích thiết kế mở để các bạn dể thực hiện và bổ xung nên giao diện đơn giản.Em gởi chương trình và cod của 16F876a để các bạn trao đổi và đề xuất phương án mở rộng.Khi mở rộng thành 2 kênh tần số đo sẽ giảm 1/2.Mong các bạn đóng góp để xây dựng một OSC của diển đàn
        Cám ơn bạn 3T 'Điện Tử ' nhiều.

        Comment


        • #5
          Chương trình của OSC .

          Comment


          • #6
            Nguyên văn bởi ThanhPhuc
            Chương trình của OSC .
            Chương trình trên PC bạn viết bằng ngôn ngữ gì vậy bạn? có vẻ như là VC?

            Comment


            • #7
              Hay quá ! Thật tuỵet !!!!!
              Sao bạn không làm cho nó ZOOM FULL-SCREEN luôn cho nó khoái con mắt nhỉ ?
              Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
              nguyendinhvan1968@gmail.com

              Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

              Comment


              • #8
                Chương trình nầy mình viết bằng Delphi 7.
                Nhờ anh Vân giúp đở và hướng dẫn thêm.
                Em bổ xung cách sử dụng OSC :
                1/Vào CMOS:khai báo cổng song song ở chế độ :PS/2 hoặc standard tùy thuộc CMOS
                2/Nối đầu vào với thiết bị cần đo(chú ý nối mass),nối cáp vào cổng song song.
                3/Chọn Time thích hợp.
                4/Bấm Doc để lấy mẫu và quan sát tín hiệu,có thể phải bấm vài lần để dể quan sát(phần nầy có thể xử lý bằng cách đồng bộ,nhờ các bạn trao đổi)
                5/Bấm Xoa để xóa tín hiệu(khi đọc tín hiệu củ bị xóa tự động)
                6/Bấm Luu để save dạng *.bmp
                7/Phím Print chưa lập trình(Muốn in bạn Save trước sau đó mở File.bmp để in)
                8/Sau khi sử dụng xong nhớ tắt nguồn OSC và tắt chương trình(nên rút cáp ra khỏi cổng máy in )
                Một số hạn chế của chương trình :
                -Do hạn chế về thời gian thực trong Window nên sai số độ rộng có thể lớn hơn 30% tùy thuộc vào CPU,em sẻ bổ xung phần hiệu chỉnh độ rộng
                -Trong quá trình lấy mẫu tín hiệu đôi khi bị lở nhịp,không dùng được khi nhiều chương trình cùng chạy(sai số độ rộng lớn)
                -Dạng tín hiệu chưa đẹp nhất là các sườn lên xuống của xung-phần nầy em không xử lý được.
                Em sẻ cố gắng bổ xung dần.Mong các bạn trao đổi và giúp đở.

                Comment


                • #9
                  Thực ra làm cái OSC như vậy không hợp lý. Nó không hợp lý do nhiều nguyên nhân!
                  Chủ yếu là do tốc độ thấp nên không dùng để đo tần số cao được.Chủ yếu cho Audio thôi, mà ngay cả Audio cũng không đủ vì số bit ít quá. Tui đề nghị dùng PIC18F4550 để thực hiện vì nó có giao diện USB(phổ dụng) hơn nữa lại có tốc độ cao hơn hẳn(12Mips) và không cần dùng nguồn ngoài(dùng nguồn USB).
                  Cũ người mới ta!

                  Comment


                  • #10
                    Tôi có ý kiến thế này. Chúng ta cùng nhau xây dựng một Oscilloscope có tốc độ cao(1Gsps và F=200Mhz chẳng hạn). Như vậy nó sẽ trở nên hữu dụng hơn nhiều.Có một Oscilloscope số đồng nghĩa với việc ta có trong tay một máy phân tích phổ, Máy đo đa năng(U,I,W,Pha..),Máy phân tích logic v.v.Dùng ADC và FPGA tốc độ cao để lấy mẫu và xử lý tín hiệu. Tui nghĩ là làm nó rất khó nhưng nó thực sự cần thiết cho tất cả những người làm về điện tử chúng ta.
                    Cũ người mới ta!

                    Comment


                    • #11
                      Mạch trên chỉ phục vụ cho việc thử nghiệm,mình đang thử làm OSC có tần số đo cở 30-50Khz cho hai tia dùng dspic.Việc chế tạo OSC có tần số cao rất khó vì hiện nay chưa có con vi điều khiển nào có tốc độ clock cở 10G để thực hiện việc lấy mẫu,Hơn nửa ở tần số cao khó khống chế nhiểu(nếu bạn làm về cao tần sẽ hiểu).

                      Comment


                      • #12
                        Để thiết kế một Oscilloscope số là không đơn giản nhưng không phải là không làm được!Làm một Oscilloscope kết nối với máy tính là rất hữu dụng và theo tôi có thể được coi là mạch hữu dụng nhất cần làm!
                        Cũ người mới ta!

                        Comment


                        • #13
                          Theo mình với các ứng dụng thông thường phục vụ cho việc kiểm tra các mạch thử khi lập trình hoặc các ứng dụng điện tử đơn giản chỉ cần OSC có tần số cở 1Mhz là đủ.
                          Nhưng để thực hiện được tốt đề tài nầy,cần phải làm từ thấp đến cao.Mình đã có hướng để làm được OSC cở vài MHz(do phụ thuộc vào linh kiện,giá thành phù hợp) và cần phải thử nghiệm tốt ở tần số thấp rồi mới tiếp tục phát triển cao hơn.Mong bạn thông cảm.

                          Comment

                          Về tác giả

                          Collapse

                          ThanhPhuc Tìm hiểu thêm về ThanhPhuc

                          Bài viết mới nhất

                          Collapse

                          Đang tải...
                          X