Thông báo

Collapse
No announcement yet.

High Speed Oscilloscope!

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #46
    Nguyên văn bởi queduong
    Các bạn nên tham khảo : http://www.fpga4fun.com/digitalscope.html
    có Project tương đối hoàn thiện về OSC với FPGA , tuy nhiên ưu tiên dùng Chip giá rẻ thay thế chứ mấy con này đắt quá .
    O-PAMP JFET ( chỉ được có 100MHz BW ) giá 350 ngàn ( CLC430 ) ở Hà nội có.
    Cảm ơn bác Quế Dương nhé! Bác có thể tìm giải pháp thay thế OAMP tốc độ cao bằng Transistor hay linh kiện khác có giá rẻ hơn ko? Tui thấy ở nước ngoài họ bán OAMP tốc độ cao không đắt lắm đâu(<2$). Chắc về VN do khâu vận chuyển hàng mà đắt lên chăng?
    Cũ người mới ta!

    Comment


    • #47
      Nguyên văn bởi lhq
      Vậy kô bàn về vấn đề này nữa nhé ."Nói thì dể làm mới khó"
      Không thể không bàn đến được! Các cao nhân trên diễn đàn đâu rồi? Mỗi người đóng góp một chút kiến thức của mình cho cộng đồng chung đi chứ? Các anh không nhìn thấy SV VN nghèo quá à?phải tìm cách để lại gì cho thế hệ sau chứ?.Ai lại đi nói câu bi quan thế?
      Cũ người mới ta!

      Comment


      • #48
        Nguyên văn bởi phanbobo
        Giao tiếp SDRAM và DDRAM không hề khó như mọi người nghĩ ! Nó còn đơn giản hơn là học ARM hay PIC nhiều . Và giờ đây nó còn đơn giản hơn ở chỗ là đã có rất nhiều IP core hỗ trợ của các hãng sản suất FPGA (hoàn toàn Free!)
        Tôi đọc cũng thấy nó "đơn giản". Nhưng tôi nghĩ làm sẽ khó vì nó ở tốc độ cao, điện áp thấp.
        Nhưng quả thật chưa có cơ hội làm (chi phí để thử hơi bị to), hi vọng bác bobo đã làm thật rồi
        Hay cũng chỉ đọc appnote của xilinx.
        Bác đã thử nhúng IPcore thật nào chưa nhỉ? không phải cái nào cũng đơn giản như mình đọc đâu.
        Dù sao cũng bái phục bác về khẩu khí.

        Còn về chuyện để lại cho hậu thế gì đó thì bạn hãy post sơ đồ cho rõ ràng cái đã OK.
        Last edited by qmk; 13-03-2006, 22:45.
        Vẫn biết mỗi lần xa là một lần về lại...

        Comment


        • #49
          Bác qmk lại khích anh em rùi! Thực ra nếu làm rồi thì còn nói làm gì nữa?Tui mở chủ đề này để mọi người đóng góp ý kiến về kĩ thuật chứ không "thuê" người phá đám!Tui nghiên cứu cái này lâu rồi nhưng chỉ là nghĩ trong đầu thôi. Tui chưa có dịp nhúng IP core vào FPGA nhưng tương lai gần sẽ có thiết bị để làm việc.
          Cũ người mới ta!

          Comment


          • #50
            Đây là sơ đồ một Oscilloscope của nước ngoài.Mọi người nhận xét đi!
            Cũ người mới ta!

            Comment


            • #51
              Nếu thiết kế Oscilloscope bằng FPGA thì có thể sử dụng RAM nội (nằm ngay trong FPGA) nên không cần phải thêm RAM ngoài vì vậy việc thêm RAM ngoài chỉ là option thôi!Hơn nữa nếu sử dụng FPGA thì hệ thống có thể tự update khi có phiên bản mới mà chẳng cần phải đầu tư thêm phần cứng.
              Cũ người mới ta!

              Comment


              • #52
                Nhưng RAM nội thì được bao nhiêu vậy bạn. Giá tiền mà 300K chắc chỉ MAX là 6KB thôi. Máy của TECTRONIC có khoảng 5MB RAM đó. Dùng FPGA có thể phát triển cả USB trên đó. Có rất nhiều chip tích hợp sãn CPU hoặc có thể lập trình CPU trên đó nhưng giá thành cao.
                Nhà sản xuất chuyên nghiệp các sản phẩm OEM cho gia dụng và công nghiệp.

                Biến tần
                Máy giặt
                Lò vi sóng
                Bếp từ.
                Tủ lạnh.
                Điều hòa

                Comment


                • #53
                  Nguyên văn bởi phanbobo
                  Bác qmk lại khích anh em rùi! Thực ra nếu làm rồi thì còn nói làm gì nữa?Tui mở chủ đề này để mọi người đóng góp ý kiến về kĩ thuật chứ không "thuê" người phá đám!Tui nghiên cứu cái này lâu rồi nhưng chỉ là nghĩ trong đầu thôi. Tui chưa có dịp nhúng IP core vào FPGA nhưng tương lai gần sẽ có thiết bị để làm việc.
                  Tại bác phân tích bài toán có vẻ rất cảm tính, không giống một người thực sự muốn làm lắm, không hiểu bác có mục đích gì.

                  Tôi đã tham gia một số dự án sử dụng FPGA bác thấy dùng KIT có sẵn, sử dụng chương trình của nó viết demo thì giống "ăn cháo" rồi. Nhưng mà khi nhúng một số IPCore vào các dự án thực, thấy việc "nấu cháo" không như bác đang hình dung đâu. Cuối cùng phải làm lại gần hết cái học đc chỉ là ý tưởng.

                  Sơ đồ OSC số thì có nhiều, nhưng linh kiện và thời gian thử thì kô phải ai cũng có. Thực sự đây là một dự án nghiêm túc đòi hỏi đầu tư và công sức. Thành thật tôi không kỳ vọng kiểu bàn luận trên diễn đàn này có thể mang đến một sản phẩm "cho thế hệ sau".
                  Vẫn biết mỗi lần xa là một lần về lại...

                  Comment


                  • #54
                    Nói thực là tôi đã nghiên cứu cái này từ lâu rồi. Chỉ chưa làm thôi còn việc nghiên cứu tài liệu, tham khảo các bản thiết kế khác (đều trên 80mhz) thì thấy mỗi cái có ưu điểm,nhược điểm riêng nhưng có nhược điểm chung là không thực tế.Tôi thực sự có ý định nghiêm túc khi đề cập đến vấn đề này và đưa ra thảo luận không phải chỉ là để tìm giải pháp kỹ thuật mà còn là giải pháp thực tế.Tất nhiên không hề dễ khi thực hiện nhưng "không cái nào dễ ngay từ đầu cả". Không hiểu sao bác Nguyễn Đình Vân không tham gia chủ đề này nhỉ. Tôi thấy trước đây bác ý máu cái này lắm(chắc giờ oải rồi!).Rất mong mọi người ủng hộ!
                    Cũ người mới ta!

                    Comment


                    • #55
                      Nguyên văn bởi MinhHa
                      Nhưng RAM nội thì được bao nhiêu vậy bạn. Giá tiền mà 300K chắc chỉ MAX là 6KB thôi. Máy của TECTRONIC có khoảng 5MB RAM đó. Dùng FPGA có thể phát triển cả USB trên đó. Có rất nhiều chip tích hợp sãn CPU hoặc có thể lập trình CPU trên đó nhưng giá thành cao.
                      Sử dụng XC3S400 có RAM nội là tầm 300kbit.Nếu sử dụng RAM ngoài thì rẻ thôi nhưng khó giao tiếp lắm.Bác MH giúp em phần này nhé?
                      Cũ người mới ta!

                      Comment


                      • #56
                        Dùng RAM ngoài và lập trình cho FPGA chạy mode share RAM để thành DUAL PORT. Chạy bao nhiêu RAM cũng được. FPGA đọc Data từ ADC và ghi vào RAM, MCU chỉ việc đọc từ RAM và gửi về PC
                        Nhà sản xuất chuyên nghiệp các sản phẩm OEM cho gia dụng và công nghiệp.

                        Biến tần
                        Máy giặt
                        Lò vi sóng
                        Bếp từ.
                        Tủ lạnh.
                        Điều hòa

                        Comment


                        • #57
                          Nguyên văn bởi MinhHa
                          Dùng RAM ngoài và lập trình cho FPGA chạy mode share RAM để thành DUAL PORT. Chạy bao nhiêu RAM cũng được. FPGA đọc Data từ ADC và ghi vào RAM, MCU chỉ việc đọc từ RAM và gửi về PC
                          Bác MH có thể nói rõ hơn được không? dùng RAM tốc độ cao thì mua ở Vn khó lắm!nếu dùng DDRAM hoặc SDRAM thì khó khăn hơn trong giao tiếp? Còn việc sử dụng Dual port RAM có thể dùng FITO (First In Throw Out) ưu điểm hơn ở chỗ không cần các chân OE,CS...
                          Cũ người mới ta!

                          Comment


                          • #58
                            Nói chung việc thiết kế ở phần cứng để chúng hoạt động với các xung clock, data ... ở tần số hàng chục Mhz xem ra là một vấn đề ..... quá sức của chúng ta
                            Không thể lôi kinh nghiệm của các mạch phát hay thu sóng RF để áp dụng vào đây được .
                            Đơn giản như board VCD chỉ chạy với tốc độ 27-40Mhz mà VN còn chịu thua

                            Tôi có cả bộ schematic/PCB cộng với Software của một Ociloscope 100Mhz . Của một ông bạn Mỹ bên Elechtro-tech-online.com ( diễn đàn điện tử ) tặng cho .
                            Nhưng xem ra việc quyết định đi làm mạch in để lắp giống như việc bảo tôi bắn tàu vũ trụ vậy .

                            Hơn nữa việc này phải dành cho một viện hay một đơn vị nào đó có tầm cỡ quốc gia . Việc nghĩ ra một sản phẩm phải xem từ nhiều phía mang tính khách quan . Nếu không nó sẽ không phù hợp với người sử dụng , vận hành . Nếu lâm vào trường hợp đó nó sẽ bị mọi người tẩy chay ngay

                            Bàn tý cho vui ! Có gì bỏ qua nhé !!!
                            Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
                            nguyendinhvan1968@gmail.com

                            Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

                            Comment


                            • #59
                              Ơn giời là đã được bác Vân trả lời bài .Chắc vấn đề này được bác Vân nghiên cứu từ lâu? Thực ra vấn đề thiết kế mạch cho nó chạy ở tốc độ cao một phần nằm ở mạch in (PCB) nhưng cũng một phần không nhỏ nằm ở các linh kiện trong mạch. Tôi cũng đã tham gia thiết kế ở một vài dự án thiết kế mạch (làm lại mạch của nước ngoài thì đúng hơn!) về thiết kế mạch số tốc độ cao. Kinh nghiệm cho thấy không phải chỉ có mạch in thiết kế tốt là OK mà còn nhiều vấn đề:
                              - Về phía mạch in:
                              + Phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản về chống nhiễu, chống suy hao, chiều dài dây, độ trễ v.v
                              + Phải phân vùng các khu vực có đặc tính hoạt động giống nhau: điện áp cao , thấp, tần số cao thấp, độ nhạy cảm cao , thấp.v.v
                              + Thiết kế các lưới chắn cho các khu vực nhạy cảm.....
                              - Về phía linh kiện:
                              + Phải sử dụng (đặc biệt cần) linh kiện có chất lượng cao nhất là các linh kiện phía nguồn , linh kiện lọc nhiễu (VD tụ tantanium,cuộn cản Fetite loại tốt... )
                              + Tránh dùng linh kiện gây nhiễu hay các tín hiệu xung có cường độ cao (điều chế PWM chẳng hạn)
                              + Sử dụng các lưới hay lồng chắn nhiễu điện trường(vô cùng quan trọng trong phần analog)
                              Và còn nhiều chú ý nữa nhưng quên rồi:P. Với lại viết ra thì cũng có ai đọc đâu, hic!Hy vọng là một ai đó làm ở viện nghiên cứu sẽ làm cái này cho các bậc đàn em!
                              P/S : Nhưng dù thế nào cũng phải may mắn. hic! Tui làm nhiều mạch rùi nhưng hầu như mọi mạch đều không chạy ngay từ đầu mà toàn do may mắn thôi .Có lẽ phải thêm yếu tố may mắn!
                              Last edited by phanbobo; 16-03-2006, 23:16.
                              Cũ người mới ta!

                              Comment


                              • #60
                                Đến 10MHz thì chưa có vấn đề gì cả. Cái PCB tôi POST ở phần làm mạch in chạy ở tần số của E2 là 8,448 MHz. Sản xuất hàng loạt rồi chạy tốt chứ có sao đâu.Nó là bộ đầu cuối quang công nghệ PDH. Bác Vân có vấn đề gì về thiết kế mạch đến 10MHz thì POST lên anh em sẽ giúp. Nhưng nếu đến hàng trăm MHZ thì không đơn giản. Tất nhiên VN thừa sức để thiết kế.Nhưng dùng vào đâu và bán cho ai mới quan trong.
                                Nhà sản xuất chuyên nghiệp các sản phẩm OEM cho gia dụng và công nghiệp.

                                Biến tần
                                Máy giặt
                                Lò vi sóng
                                Bếp từ.
                                Tủ lạnh.
                                Điều hòa

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                phanbobo Tìm hiểu thêm về phanbobo

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X