Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Adc/dac

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Adc/dac

    mình muốn tìm hiểu về chuyển đổi tương tự sang số và ngược lại. các bạn có tài liệu về vấn đề này không, chia sẽ cho mình với nhé. cám ơn các bạn rất nhiều.

  • #2
    Theo thiển ý của tại hạ thì trước hết các hạ hãy tìm đọc các sách về kỹ thuật điện tử cơ bản (cả digital và analog) để có khái niệm, hiểu biết về cấu trúc, nguyên lý hoạt động của các phương pháp chuyển đổi. Sau đó hãy tìm hiểu các ADC/DAC cụ thể để nắm được các đặc thù riêng và cách giao tiếp.
    Bảo trọng.

    Comment


    • #3
      Nguyên văn bởi phuceltn
      mình muốn tìm hiểu về chuyển đổi tương tự sang số và ngược lại. các bạn có tài liệu về vấn đề này không, chia sẽ cho mình với nhé. cám ơn các bạn rất nhiều.
      Về nguyên lý thì chuyển A/D tức là quá trình lấy mẫu và lượng tử
      Từ tương tự mà bị lấy mẫu với tần số fs thì khi biến đổi Fourier phổ ban đầu của tín hiệu sẽ tuần hoàn với tần số fs, từ đó cũng nảy sinh ra cái trò D/A tức là quá trình lọc bỏ những thành phần phổ (tần số cao) không cần thiết để khôi phục lại phổ tín hiệu ban đầu, dĩ nhiên không có gì là lý tưởng , nên tín hiệu tương tự khôi phục sẽ chẳng bao giờ được như ban đầu.
      Nói chung về cơ bản chỉ có vậy thôi bạn ơi.
      Vào mấy trường đại học kĩ thuật nào đó kiếm mấy sách xử lý tín hiệu thì mọi chuyện sẽ rõ thôi.
      Last edited by anh_hao_hoa; 14-09-2005, 21:20.

      Comment


      • #4
        Đúng như bác anh_hao_hoa nói, khi khôi phục nó chẳng được như ban đầu đâu. Bởi thế người ta chấp nhận một sai số chấp nhận được. Ví dụ chấp nhận 1 sai số lượng tử hóa(số bit), ví dụ ADC 10 bit thi chấp nhận sai số 1/1024...
        Ngoài ra nó còn phụ thuộc dải tần của tín hiệu cần lấy mẫu và tốc độ lấy mẫu. mấy cái lý thuyết này thì phức tạp hơn. Ví dụ: tín hiệu cần lấy mẫu có dải tần cực đại là 1Khz, thì tốc độ lấy mẫu min nhất chấp nhận được là 2Khz. Nhưng như thế là chấp nhậm 1 sai số. Theo nguyê tắc, tốc độ lấy mẫu càng cao thì càng mịn hơn
        Lý thuyết này cúng phức tạp. Ví dụ nếu lấy mẫu tần số lấy mẫu cao hơn là 3Khz,4Khz...100Khz.. thì chât lượng như thế nào? rồi để phân tích thành furier thì bao nhiêu mẫu mới châp nhận được với sai số 1/1000 chẳng hạn.
        Bác nào hiểu sâu sắc vấn đề này cho ý kiến, là 1 totorial thì hay quá. Làm sao tập trung vấn đề:
        1-Giả sử dải tần cực đại của tín hiêu cần lấy mẫu là Fmax. Vậy nếu lấy mẫu với tần số F_lm thì chất lượng ra sao? biểu thức phụ thuộc giữa Fmax và F lấy mẫu để đạt một sai số s. Tức là S=biểu thức(Fmax,F_lm)??? khó khó khó.
        2-Nếu để phân tích phổ tín hiệu với Fmax, F_lm và n(n là số mẫu dùng để phân tích furier). Vậy S=biểu thức(Fmax,F_lm,n)??? khó khó khó..
        Mong các cao thủ cho ý kiến.Nhất là các cao thủ về viễn thông, tryền tin..
        -------------------

        Comment


        • #5
          Hồi này mấy con ADC đắt quá, con 0809 tui mới mua ở Đội Cấn tới 35 ngàn, không biết mình mua có bị đắt không nữa?
          =================
          Chưa nghĩ ra!

          Comment


          • #6
            Nguyên văn bởi CHIBANG
            Đúng như bác anh_hao_hoa nói, khi khôi phục nó chẳng được như ban đầu đâu. Bởi thế người ta chấp nhận một sai số chấp nhận được. Ví dụ chấp nhận 1 sai số lượng tử hóa(số bit), ví dụ ADC 10 bit thi chấp nhận sai số 1/1024...
            Ngoài ra nó còn phụ thuộc dải tần của tín hiệu cần lấy mẫu và tốc độ lấy mẫu. mấy cái lý thuyết này thì phức tạp hơn. Ví dụ: tín hiệu cần lấy mẫu có dải tần cực đại là 1Khz, thì tốc độ lấy mẫu min nhất chấp nhận được là 2Khz. Nhưng như thế là chấp nhậm 1 sai số. Theo nguyê tắc, tốc độ lấy mẫu càng cao thì càng mịn hơn
            Lý thuyết này cúng phức tạp. Ví dụ nếu lấy mẫu tần số lấy mẫu cao hơn là 3Khz,4Khz...100Khz.. thì chât lượng như thế nào? rồi để phân tích thành furier thì bao nhiêu mẫu mới châp nhận được với sai số 1/1000 chẳng hạn.
            Bác nào hiểu sâu sắc vấn đề này cho ý kiến, là 1 totorial thì hay quá. Làm sao tập trung vấn đề:
            1-Giả sử dải tần cực đại của tín hiêu cần lấy mẫu là Fmax. Vậy nếu lấy mẫu với tần số F_lm thì chất lượng ra sao? biểu thức phụ thuộc giữa Fmax và F lấy mẫu để đạt một sai số s. Tức là S=biểu thức(Fmax,F_lm)??? khó khó khó.
            2-Nếu để phân tích phổ tín hiệu với Fmax, F_lm và n(n là số mẫu dùng để phân tích furier). Vậy S=biểu thức(Fmax,F_lm,n)??? khó khó khó..
            Mong các cao thủ cho ý kiến.Nhất là các cao thủ về viễn thông, tryền tin..
            Theo tôi thì sai số dạng 1/1024 là khi mình lấy mẫu và lượng tử ( tức là quá trình A/D), tức là nếu có bộ ADC 10bit thì có 2^10 = 1024 level, và khi lấy mẫu được giá trị mình sẽ làm tròn xuống giá trị level gần nhất, vì vậy sai số chẳng hạn 1/1024 cũng xuất phát từ việc này -> nếu có lấy mẫu với tần số cao đi nữa thì sai số khi lượng tử cũng vẫn là 1/1024 chẳng thể khác được?

            Cái khái niệm tín hiệu cần lấy mẫu 1khz thì tần số lấy mẫu cần thiết tối thiểu là 2khz, đây chính là nội dung của định lý Nyquist trong môn DSP cũng như trong hệ thống viễn thông, mục đích để tránh chồng phổ tần số thôi.

            Như tôi đã nói, khi mình lấy mẫu với tần số F_lm thì phổ tần số ban đầu sẽ tuần hoàn với tần số F_lm, dĩ nhiên với F_lm càng lớn thì các phổ càng cách xa nhau, càng tránh được gánh nặng thiết kế bộ lọc phải có cạnh "cutoff" thật dốc, từ đó có thể thấy, nếu cùng một bộ lọc mà tần số F_lm càng cao thì dĩ nhiên việc lọc lấy tần số ban đầu càng chính xác , càng tránh được những tần số không mong muốn, tín hiệu khôi phục càng giống với tín hiệu ban đầu.

            Trong việc khôi phục lại tín hiệu ban đầu từ tín hiệu số, thì F_lm sẽ quyết định tín hiệu khôi phục sẽ tương quan với tín hiệu ban đầu như thế nào, vì F_lm càng nhỏ thì các phổ tuần hoàn càng chồng lấp với nhau, tín hiệu càng bị biến dạng.

            Mấy cái này đều là những cơ sở lý thuyết trong các sách viễn thông và xử lý tín hiệu số, bác nào quan tâm thì tìm đọc.

            Comment


            • #7
              Nguyên văn bởi NANOROBO
              Hồi này mấy con ADC đắt quá, con 0809 tui mới mua ở Đội Cấn tới 35 ngàn, không biết mình mua có bị đắt không nữa?
              He he ..bị chém rùi. Hinh như chỉ 28K trở xuống hay sao ý.Mấy con ADC này, chất lượng vừa kém(ít bit),tốc độ thấp, cồng kềnh mà đắt quá. Nên chuyển sang PIC hay AVR mà dùng. Tốc đô cao gấp nhiều lân, 10 bit trở lên. Tính ra rẻ hơn, hay hơn, tiết kiệm chân hơn
              -------------------

              Comment


              • #8
                Nguyên văn bởi CHIBANG
                He he ..bị chém rùi. Hinh như chỉ 28K trở xuống hay sao ý.Mấy con ADC này, chất lượng vừa kém(ít bit),tốc độ thấp, cồng kềnh mà đắt quá. Nên chuyển sang PIC hay AVR mà dùng. Tốc đô cao gấp nhiều lân, 10 bit trở lên. Tính ra rẻ hơn, hay hơn, tiết kiệm chân hơn
                bác cho xin số hiệu một vài con PIC được không? tui cần một con có thể hoạt động với tần số lấy mẫu khoảng 30Mhz trở lên. tiện thể bác cho biết giá cả thế nào để anh em khỏi bị chém. xin cảm ơn bác

                Comment


                • #9
                  Tần số 30Mhz thì không có PIC hay AVR nào đạt được đâu bạn ạ. PIC thì tốc độ max của adc chỉ 1M thôi. Những con tốc độ cao bạn phải mua của các hãng như TI,MAXIM,analog device... thôi. Bạn vào đó sẽ tra được con bạn cần

                  Comment


                  • #10
                    ?



                    Cac ha co nham ko vay ? Tai ha duoc biet la den nhu dsPIC30F thi ADC cung chi co 100 Kbps con 1 Mbps la cua maycon dsPIC33Fxxxx ma mai chang thay co tren thi truong co ma . . . . .
                    Troi ko so dat ko so chi so minh ko biet so

                    Comment


                    • #11
                      Nguyên văn bởi Kesitinh


                      Cac ha co nham ko vay ? Tai ha duoc biet la den nhu dsPIC30F thi ADC cung chi co 100 Kbps con 1 Mbps la cua maycon dsPIC33Fxxxx ma mai chang thay co tren thi truong co ma . . . . .
                      Anh cười lắm thế!!! sắp sửa lại được khóc đây

                      Comment


                      • #12
                        Chú ý chú ý...

                        F đã chuẩn bị bông băng thuốc đỏ sẵn rồi, KST yên tâm... bác phải cẩn thận hơn mới được...

                        Kiểu này không chúc vui được rồi
                        Falleaf
                        Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận R&P
                        58/57 Nguyễn Minh Hoàng - Phường 12 - Quận Tân Bình - TP.HCM
                        mail@falleaf.net - VP: (04) 36408561 - (08) 38119870

                        Comment


                        • #13
                          Nguyên văn bởi Kesitinh


                          Cac ha co nham ko vay ? Tai ha duoc biet la den nhu dsPIC30F thi ADC cung chi co 100 Kbps con 1 Mbps la cua maycon dsPIC33Fxxxx ma mai chang thay co tren thi truong co ma . . . . .
                          Trích datasheet dsPIC30F4011 thông dụng của Microchip
                          • 12-bit Analog-to-Digital Converter (A/D) with:
                          - 100 Ksps conversion rate
                          - Up to 13 input channels
                          - Conversion available during Sleep and Idle


                          Vậy anh đã sai khái niệm cơ bản, nhẫm lẫn giữa 2 thuật ngữ Kbps và Ksps. Giữa "kilo mẫu trên giây" và "kilo bit trên giây".
                          Như trên thì PIC chỉ với dsPIC4011 thông dụng thì nó đã đạt tới 1200 Ksps rồi đó anh(ADC 12 bit: 12*100 kbps). Đề nghị anh đọc lại sách cơ bản trước khi tiếp tục tranh luận.

                          Comment


                          • #14
                            Cũng may mà em phát hiện, nếu không sau này mua con ADC 10 bit tốc 1 Mbps cứ tưởng mình có ADC tốc độ 1 Mhz, ai ngờ chỉ được 100Khz thôi.

                            Sai thứ 2:
                            Trích từ tài liệu: dsPIC30F Family Reference của Microchip
                            Hình sau chứng minh ADC của Microchip có thể đạt 1Mhz(1Msps).
                            Đề nghị anh đọc nhiều và đọc kỹ tài liệu hơn nữa.

                            Comment


                            • #15
                              Đúng là ds có khác! Ăn đứt AVR về khoản ADC tốc độ!
                              PNLab
                              Mạch nạp/debug ULink2, Jlink ARM USB
                              Mạch nạp AVR, PIC, 8051, MSP430 USB
                              Mạch phát triển STM32, ARM9, ARM11
                              more...www.pnlabvn.com

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              phuceltn Tìm hiểu thêm về phuceltn

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              • Ng.Phuong.5
                                Khi in lỗ khoan ra pdf ở Orcad 9.2
                                bởi Ng.Phuong.5
                                Khi in mạch ra pdf và bấm chọn Keep Drill Holes Open, in ra thì pdf trắng đen các lỗ chân linh kiện như nhau.
                                Không biết có ai sửa được vấn đề này không ạ? Hay đây là mặc định của orcad 9.2 rồi ạ ?
                                Các cách em xem trên diễn đàn thử rồi nhưng không được ạ...
                                hôm nay, 19:47
                              • Ng.Phuong.5
                                Khi in lỗ khoan ra pdf ở Orcad 9.2
                                bởi Ng.Phuong.5
                                Vấn đề cũ: khi in mạch ra pdf và bấm chọn Keep Drill Holes Open, in ra thì pdf trắng đen các lỗ chân linh kiện như nhau. Mặc dù có linh kiện phần Drill là 1mm, có linh kiện thì là 3mm. Cho em hỏi cách sửa phần này ở Orcad 9.2 với ạ.
                                Không biết...
                                hôm nay, 19:45
                              • Ng.Phuong.5
                                Vấn đề in lỗ khoan ra pdf ở Orcad 9.2
                                bởi Ng.Phuong.5
                                Vấn đề cũ: khi in mạch ra pdf và bấm chọn Keep Drill Holes Open, in ra thì pdf trắng đen các lỗ chân linh kiện như nhau. Mặc dù có linh kiện phần Drill là 1mm, có linh kiện thì là 3mm. Cho em hỏi cách sửa phần này ở Orcad 9.2 với ạ.
                                Không biết...
                                hôm nay, 19:45
                              • Ng.Phuong.5
                                Vấn đề in lỗ khoan ra pdf ở Orcad 9.2
                                bởi Ng.Phuong.5
                                Vấn đề cũ: khi in mạch ra pdf và bấm chọn Keep Drill Holes Open, in ra thì pdf trắng đen các lỗ chân linh kiện như nhau. Mặc dù có linh kiện phần Drill là 1mm, có linh kiện thì là 3mm. Cho em hỏi cách sửa phần này ở Orcad 9.2 với ạ.
                                Mấy con...
                                hôm nay, 19:44
                              • viettinh
                                Trả lời cho Cần tư vấn cải thiện chất âm thanh loa SoNy.
                                bởi viettinh
                                Bác nói đúng quá. Cơ mà muốn mua hàng chính hãng, hàng thương hiệu mà tai lại hợp hàng tầu mới khổ chứ.
                                Đang tính mua cái loa tầu nữa cột đằng sau loa này, Loa sony chỉ để hát nhép thôi, có dc k các bác ...
                                hôm nay, 18:12
                              • nguyendinhvan
                                Trả lời cho Cần tư vấn cải thiện chất âm thanh loa SoNy.
                                bởi nguyendinhvan
                                Theo tôi thì khi hpj sản xuất ra cái loa đó, đã có nhiều chuyên gia kỹ thuật hiệu chỉnh, tính toán các phần tử kỹ lưỡng rồi.
                                Bây giờ tính toán hiệu chỉnh lại cần có đội ngũ tương đương với nhà sản xuất.
                                Cách đơn giản...
                                hôm nay, 00:04
                              • Ng.Phuong.5
                                Vấn đề in lỗ khoan ra pdf ở Orcad 9.2
                                bởi Ng.Phuong.5
                                Vấn đề cũ: khi in mạch ra pdf và bấm chọn Keep Drill Holes Open, in ra thì pdf trắng đen các lỗ chân linh kiện như nhau. Mặc dù có linh kiện phần Drill là 1mm, có linh kiện thì là 3mm. Cho em hỏi cách sửa phần này ở Orcad 9.2 với ạ.
                                Mấy con...
                                Hôm qua, 22:44
                              • mèomướp
                                Trả lời cho Sửa bộ nguồn DC 60V 45A
                                bởi mèomướp
                                Dạ cháu có ý tốt muốn động viên chú ấy ngâm cứu khoa học thôi ạ. Về phần kiểm tra dao động thì chú ấy chưa biết thì sẽ tìm hiểu được là cần những gì ạ, chắc chắn là khi hướng dẫn phần ấy các cô chú nào đó sẽ lưu ý cần loại sò công suất ra tránh cháy nổ rồi ạ....
                                Hôm qua, 19:02
                              • tuyennhan
                                Trả lời cho Sửa bộ nguồn DC 60V 45A
                                bởi tuyennhan
                                Chủ thớt hỏi có kiểm tra được dao động mà không cấp nguồn thì rõ trình ở mức nào mà mèo còn xúi ngâm cứu nữa ác vậy ....
                                Hôm qua, 15:43
                              • tuyennhan
                                Trả lời cho Cần tư vấn cải thiện chất âm thanh loa SoNy.
                                bởi tuyennhan
                                Loa bass đấu trực tiếp không qua phân tần để thành loa toàn dải xem có thoát tiếng khộng , nếu không thoát cần phải sửa lại mạch cs hay âm sắc nếu đủ trình còn nếu thoát ca hay nhưng chưa vừa ý vì bass kém chăc thì đấu lại như cũ và đấu thêm loa mid treble bên ngoài .
                                Hôm qua, 15:28
                              Đang tải...
                              X