Phần 1
1. Hiện trạng
Giả sử một cơ quan có 2 toà nhà cách nhau không quá 1.5 km. Tại mỗi toà nhà hiện đã có các mạng LAN nội bộ.
yêu cầu đặt ra là: kết nối mạng giữa 2 toà nhà này với chi phí thấp và tốc độ truyền đạt 10Mbps.
Trường hợp đặt ra trong tương lai là cơ quan này có thể mở rộng các chi nhánh và yêu cầu kết nối mạng của toàn cơ quan với chi phí thấp và tốc độ chấp nhận 10Mbps.
2. Giải pháp kết nối
Thông thường, theo nguyên lý thiết kế hệ thống mạng thì việc kết nối giữa hai điểm cách xa nhau (1.5 km) như trên chúng ta phải dùng cáp quang để đảm bảo đường truyền. Tuy nhiên, việc sử dụng cáp quang cũng khá tốn kém mà như yêu cầu đặt ra thì tốc độ truyền dẫn không cần cao lắm chỉ đủ để truyền dẫn các thông tin thông thường. Do đó, giải pháp sử dụng đường điện thoại để kết nối là một giải pháp khá hoàn hảo trong trường hợp này
2.1. Giải pháp kết nối VDSL giữa 2 điểm
- Sử dụng dây điện thoại thông thường (loại đi ngoài trời) để kết nối giữa 2 toà nhà
- Tại toà nhà trung tâm (văn phòng công ty chẳng hạn) ta đặt 1 thiết bị VDSL master và tại chi nhánh ta đặt một thiết bị VDSL Slaver. Dây điện thoại sẽ được kết nối vào 2 thiết bị này thông qua hộp đấu dây điện thoại và thiết bị chống sét lan truyền trên đường dây (có thể sử dụng thiết bị chống sét của APC) vào cổng có ký hiệu VDSL
- Máy tính trong mỗi toà nhà sẽ được kết nối vào thiết bị VDSL (thông thường mỗi thiết bị VDSL có 04 cổng RJ45 cho phép kết nối được 4 máy tính) hoặc có thể kết nối Hub/Switch có sẵn tại mỗi toà nhà vào thiết bị.
- Sau khi đấu nối như trên mạng LAN nội bộ của các toà nhà sẽ được kết nối với nhau với tốc độ khoảng 10 Mbps mà không phải cài thêm bất cứ phần mềm hay driver nào. Tốc độ mạng LAN hiện tại sẽ không phụ thuộc vào kết nối VDSL, nếu mạng LAN cũ của các toà nhà có tốc độ 10Mbps hay 10/100Mbps thì tốc độ này vẫn được giữ nguyên trong mạng LAN mới này.
(Còn tiếp)
[/list]
1. Hiện trạng
Giả sử một cơ quan có 2 toà nhà cách nhau không quá 1.5 km. Tại mỗi toà nhà hiện đã có các mạng LAN nội bộ.
yêu cầu đặt ra là: kết nối mạng giữa 2 toà nhà này với chi phí thấp và tốc độ truyền đạt 10Mbps.
Trường hợp đặt ra trong tương lai là cơ quan này có thể mở rộng các chi nhánh và yêu cầu kết nối mạng của toàn cơ quan với chi phí thấp và tốc độ chấp nhận 10Mbps.
2. Giải pháp kết nối
Thông thường, theo nguyên lý thiết kế hệ thống mạng thì việc kết nối giữa hai điểm cách xa nhau (1.5 km) như trên chúng ta phải dùng cáp quang để đảm bảo đường truyền. Tuy nhiên, việc sử dụng cáp quang cũng khá tốn kém mà như yêu cầu đặt ra thì tốc độ truyền dẫn không cần cao lắm chỉ đủ để truyền dẫn các thông tin thông thường. Do đó, giải pháp sử dụng đường điện thoại để kết nối là một giải pháp khá hoàn hảo trong trường hợp này
2.1. Giải pháp kết nối VDSL giữa 2 điểm
- Sử dụng dây điện thoại thông thường (loại đi ngoài trời) để kết nối giữa 2 toà nhà
- Tại toà nhà trung tâm (văn phòng công ty chẳng hạn) ta đặt 1 thiết bị VDSL master và tại chi nhánh ta đặt một thiết bị VDSL Slaver. Dây điện thoại sẽ được kết nối vào 2 thiết bị này thông qua hộp đấu dây điện thoại và thiết bị chống sét lan truyền trên đường dây (có thể sử dụng thiết bị chống sét của APC) vào cổng có ký hiệu VDSL
- Máy tính trong mỗi toà nhà sẽ được kết nối vào thiết bị VDSL (thông thường mỗi thiết bị VDSL có 04 cổng RJ45 cho phép kết nối được 4 máy tính) hoặc có thể kết nối Hub/Switch có sẵn tại mỗi toà nhà vào thiết bị.
- Sau khi đấu nối như trên mạng LAN nội bộ của các toà nhà sẽ được kết nối với nhau với tốc độ khoảng 10 Mbps mà không phải cài thêm bất cứ phần mềm hay driver nào. Tốc độ mạng LAN hiện tại sẽ không phụ thuộc vào kết nối VDSL, nếu mạng LAN cũ của các toà nhà có tốc độ 10Mbps hay 10/100Mbps thì tốc độ này vẫn được giữ nguyên trong mạng LAN mới này.
(Còn tiếp)
[/list]
Comment