Thông báo

Collapse
No announcement yet.

CNTT như một phương tiện trong cuộc sống

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • CNTT như một phương tiện trong cuộc sống

    Là con gái đất võ Bình Định trong gia đình làm nghề biển, mê văn chương và lịch sử nhưng Nguyễn Thị Hồng Vân lại chọn CNTT như cứu cánh của cuộc đời. Hơn 7 năm rèn giũa trong mảng lập trình, testing (kiểm tra chất lượng phần mềm), nay Vân đang giữ vị trí quản lý dự án tại công ty TMA...

    Sao Vân lại chọn CNTT - một ngành khác biệt với hoàn cảnh xuất thân của Vân?
    Năm 1994, khi chọn học tin học, tôi cũng như các bạn nữ khác học cùng khoa không có nhiều khái niệm về môn học này, chỉ biết sẽ rất có "tương lai"(?!). Nhưng học xong rồi thì cũng không biết mình có thể làm được gì với lượng kiến thức cơ bản có được từ nhà trường. Vì ở Qui Nhơn không có công ty nào làm phần mềm nên tôi và một vài bạn gái vào TP. HCM mong tìm được việc làm đúng chuyên ngành đã học.

    Chắc Vân gặp khó khăn khi xin việc và phải nỗ lực để thích ứng với nghề?

    Kiến thức học được ở nhà trường là kiến thức nền tảng, vì thế nó không cho tôi ưu thế cạnh tranh khi đi phỏng vấn. Nhà trường chỉ truyền đạt cho chúng tôi cách suy nghĩ, cách tư duy và cung cấp các kiến thức cơ bản về tin học. Tôi học toán-tin nên được học rất nhiều kiến thức về toán. Trong khi đó các công ty phần mềm hầu hết thiên về tin học ứng dụng và đòi hỏi ứng viên phải có những kiến thức ứng dụng cụ thể, có khả năng sử dụng các ngôn ngữ lập trình phổ biến lúc bấy giờ là Java, C++, XML... Một khó khăn khác nữa là lúc đó, chúng tôi hoàn toàn không đánh giá đúng mức tầm quan trọng của tiếng Anh trong ngành CNTT. Nhưng may mắn tôi được TMA nhận vào làm việc, và những ngày đầu tiên tôi cũng đã gặp khó khăn về giao tiếp trong môi trường sử dụng tiếng Anh như TMA. Do đó, để tiếp tục công việc, tôi phải nỗ lực học thêm tiếng Anh và bổ sung kiến thức chuyên môn.

    Những lúc chưa nghĩ ra thuật toán tối ưu hoặc chương trình không hoạt động như mong muốn, tôi không thể nào bỏ ý nghĩ về nó ra khỏi tâm trí mình. Hoặc những lúc thời hạn giao sản phẩm đến gần thì sức ép và sự căng thẳng càng lớn. Ở khía cạnh nào đó, đây chính là mặt thú vị của công việc lập trình, nó đòi hỏi bạn luôn phải tư duy, phải học hỏi để đáp ứng nhu cầu của công việc.

    Đã từng đi công tác dài ngày ở nhiều nước, theo chị, thế mạnh - yếu của NLT Việt Nam so với đồng nghiệp nam và NLT các nước mà chị đến?

    Làm phần mềm đòi hỏi phải nhìn vấn đề từ nhiều hướng để đưa ra những giải pháp tối ưu. Vì thế sự tỉ mỉ, quan điểm, cách nhìn vấn đề của người phụ nữ sẽ bổ sung thêm cho các đồng nghiệp nam để tìm hướng giải quyết vấn đề tốt nhất. Tuy số lượng NLT chỉ khoảng ¼ so với nam nhưng tại TMA, số NLT đi làm việc ở nước ngoài không thua kém. So với NLT các nước, NLT Việt Nam vượt trội hơn về mặt giao tiếp: chiếm cảm tình của đối tác bởi cách ứng xử, nét duyên dáng, về khả năng sáng tạo, tính cần cù, chịu khó... Điều bất lợi của chúng tôi so với đồng nghiệp nam là thời gian và sức khỏe. Ở TMA, phần lớn các dự án là làm cho khách hàng Bắc Mỹ, để kịp thời cập nhật các nhu cầu của khách hàng ở cách mình 12 múi giờ, chúng tôi thường xuyên phải làm việc đến nửa đêm. Những chị có gia đình thì áp lực càng lớn do sức ép công việc và nhu cầu liên tục nắm bắt kiến thức mới. Tuy nhiên, công ty chúng tôi cũng có một vài giải pháp như hỗ trợ cho một số nhân viên chủ chốt đường Internet, chế độ làm việc từ nhà...

    Trải qua 7 năm trong ngành CNTT nhưng Vân chỉ làm lập trình 2 năm sau đó chuyển sang công việc testing. Phải chăng mảng lập trình không cuốn hút Vân?

    Không phải. Mỗi công việc đều có sự hứng thú. Tôi chuyển sang làm testing là muốn làm phong phú thêm kiến thức và kinh nghiệm của mình về ngành công nghiệp phần mềm.

    Chị có can đảm theo đuổi nghề này mãi?

    Ở vị trí hiện tại của một người quản lý dự án tại TMA, tôi chỉ thấy mình được chứ không mất gì cả. Tôi được học thêm rất nhiều kiến thức mới từ chuyên môn, quản lý, đến các kỹ năng mềm (soft skills), về ngôn ngữ, và về văn hóa của những nước mà tôi có cơ hội làm việc cùng.

    Áp lực công việc có làm giảm bớt nhu cầu và sở thích của người phụ nữ: làm đẹp, mua sắm...?

    Sức ép công việc là rất cao nhưng điều đó không hề làm giảm đi nhu cầu muốn được đẹp và làm đẹp ở các cô gái TMA. Tính chất công việc của chúng tôi đòi hỏi sự sáng tạo nên chúng tôi tương đối thoải mái trong giờ giấc làm việc cũng như trong cách ăn mặc. Anh thấy đó, chúng tôi vẫn rất "điệu" với nhiều phong cách ăn mặc. Chúng tôi thường trao đổi nhau qua mail về những kiểu tóc mới hay vài bộ cánh "mốt" nhất.

    Mong ước, hoài bão với công việc, gia đình?

    Ở TMA, chúng tôi có một khát vọng là thắng thầu và hoàn thành tốt các hợp đồng dự án quốc tế để khẳng định khả năng của người Việt Nam, để đặt Việt Nam lên bản đồ CNTT thế giới. Chúng tôi có may mắn được đi làm việc ở nước ngoài và chúng tôi luôn muốn tận dụng những cơ hội này để quảng bá văn hóa Việt Nam: trong các ngày lễ, ngày Tết, tất cả các cô gái chúng tôi đều mặc áo dài; nấu các món ăn Việt Nam để đãi bạn bè các nước; kể cho họ nghe về văn hóa, tập tục Việt Nam...

    Còn về gia đình? Khó nói quá!

    Đại Nguyên
    Việt Báo
    http://vietbao.vn/Vi-tinh-Vien-thong.../20548091/222/

Về tác giả

Collapse

vietbaovn Tìm hiểu thêm về vietbaovn

Bài viết mới nhất

Collapse

Đang tải...
X