Thông báo

Collapse
No announcement yet.

[Tutorial] Module SIM508 dùng cho ứng dụng GPRS

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Nguyên văn bởi trongkien86 Xem bài viết
    Bạn định làm hệ hệ thống điều khiển SCADA từ xa qua điện thoại có kết nối GPRS ? Mình cũng từng có ấp ủ đó, nhưng giờ chưa muốn vì phải có đội ngũ nhân lực mạnh về phần mềm, tức là xây dựng được CSDL kết nối với CSDL của WINCC. CSDL trên Sever sẽ connect với CSDL của WINCC sau đó điều khiển PLC theo giao diện lập trình của WINCC. Mong bạn cho ý kiến!
    Thân
    Mình đã làm một mạng điều khiển rồi, nay mình muốn kết nối 2 server cách nhau khoảng 150km. Mình không kết nối với CSDL của WinCC. Mình lấy dữ liệu trực tiếp từ PLC qua TCP/IP rồi đến server, không qua trung gian WinCC vì đi đường vòng sẽ làm trễ tín hiệu và giảm độ tin cậy, vả lại WinCC cũng chẳng phải là nhanh nhẹn gì so với Wonderware hay ABB.
    Nếu bạn muốn lấy dữ liệu từ WinCC cũng không khó, bạn sử dụng DDE hay OPC là xong thôi, OPC mình chưa thử nhưng DDE mình đã thử rồi, cũng tàm tạm

    Comment


    • #17
      Vậy vấn đề của bạn là đường truyền! Mình thì ko ý kiến vì ko rành về hệ thống mạng lắm. Cũng đang chờ cao thủ ra tay...
      01226789221 (Kiên)

      (đang cập nhật)
      Yahoo: trongkien86

      Comment


      • #18
        Về lý thuyết, đường truyền GPRS đáp ứng được yêu cầu của Bác.

        Về thực tế, nếu sử dụng module của SIMCOM để truyền 240 bytes/giây thì bất khả thi, nguyên nhân là do tốc độ xử lý của module không đáp ứng kịp. Trước đây mình đã thử truyền liên tục một gói dữ liệu trong mỗi giây, module xử lý không kịp và bị lỗi ngay. Nếu truyền một gói to và ngồi chờ thì được, nhưng hơi lâu một tí.

        Nếu tiếp tục với phương án GPRS, có thể đổi loại module, và có thể thử nghiệm vơi loại module của WAVECOM. Loại module này hỗ trợ OpenAT cho phép can thiệp trực tiếp trên chip điều khiển, nên có thể đáp ứng được khả năng xử lý dữ liệu. Mình chỉ đoán vậy, vì chưa thử nghiệm chi tiết xem như thế nào.

        Tuy nhiên, phương án GPRS chắc không đáp ứng được độ tin cậy của hệ thống. Nếu dùng data-call thì Bác sẽ gặp vấn đề về nguồn tiêu thụ, độ bền của của thiết bị (Bác cứ tưởng tượng một cái điện thoại gọi liên tục ngày đêm năm tháng thì không sớm thì muộn cũng phát nổ)

        Theo mình, hiện giờ ở Việt Nam, phương án khả thi nhất có thể đáp ứng được yêu cầu của Bác là dịch vụ Mobile Internet của EVN (nếu server chỗ Bác đặt có sóng EVN).

        Trân trọng.


        Comment


        • #19
          Cảm ơn bạn icviet.com rất nhiều, để mình thử nghiên cứu dịch vụ Mobile Internet của EVN xem sao
          Thanks anyway.

          Comment


          • #20
            À mà mobile Internet là dịch vụ Internet mà, không lẽ phải thuê một địa chỉ IP tĩnh. Chắc phải quay về thuê đường truyền cáp quang thôi. hic

            Comment


            • #21
              Dịch vụ của EVN cho phép truy cập Internet qua hệ thống mạng CDMA của họ với tốc độ khá cao.

              Vấn đề về IP tĩnh, có rất nhiều cách để giải quyết, mà không nhất thiết phải thuê một địa chỉ IP tĩnh.

              Mình cũng có trao đổi một hai phương pháp xử lý liên quan đến địa chỉ IP trong Tutorial của luồng này. Bác đọc sơ rồi trao đổi tiếp nhé.

              Trân trọng.


              Comment


              • #22
                anh có thể cho em biết điều này ko ạ:
                Em có con VT310, set GPRS xong rồi với IP và Port tĩnh là nơi nó sẽ truyền dữ liệu đến. Nhưng em chưa hiểu nó truyền đến như thế nào ạ? và em thấy rằng ở Cty em khi nó truyền đến thì sẽ được lưu trên TCP server với các hàng như sau : $GPRMC **,A,**,N,**,E em đại khái vậy. Và em ko hiểu là khi GPRS trỏ đến Port đó thì nó luôn truyền đến Server mỗi khi GPS cập nhật dữ liệu ạ? vậy mô hình tổng quát để nó truyền như vậy là thế nào ạ? XIn anh cho ý kiến. Cảm ơn anh nhiều
                Thân
                01226789221 (Kiên)

                (đang cập nhật)
                Yahoo: trongkien86

                Comment


                • #23
                  Không rõ các bạn căn cứ vào số liệu thực tế nào mà lại nói rằng GPRS không thể đáp ứng được yêu cầu truyền nhận 240bytes/s. Các module GSM/GPRS hiện tại mà phổ biến và giá rẻ hơn cả là loại của SIMCOM (như loại tôi đang dùng là SIM300DZ mua của icviet.com) đều hỗ trợ cổng giao tiếp UART với tốc độ baudrate = 115200 bits/giây hoặc lớn hơn nữa. Đây chính là cổng giao tiếp chính để người dùng thực hiện các thao tác qua tập lệnh AT cũng như truyền số liệu. Tôi đã thực tế thử nghiệm kết nối GPRS từ module SIM300D và kết nối module với một phần mềm GPRS Server chạy trên PC thực hiện truyền số liệu giữa PC và Module cho kết quả truyền nhận rất tốt, do đó với bài toàn truyền 240Bytes/s không phải là không thực hiện được. Rất nhiều công cty đã sử dụng GPRS cho giải pháp giám sát xe ô tô và xa tải. GPRS sẽ thực hiện nhiệm vụ truyền gói tin từ GPS về trung tâm. Với những hệ thống phức tạp còn phải truyền nhiều thông số hơn nữa như mức xăng, dầu, trạng thái cửa, động cơ, ...

                  Về vấn đề nghẽn mạng GSM, tôi hỏi bạn câu này: bạn lắp đặt hệ thống ở đâu, ngay tại Lâm Đồng hay tại HN, HCM?
                  Nếu không phải là ở HN hay HCM thì mạng GSM sẽ rất ít có khả năng xảy ra nghẽn mạng. Với lượng phủ BTS hiện nay của các nhà mạng, thiết nghĩ vấn đề này chỉ là chuyện nhỏ, xác xuất lỗi thấp.

                  Đôi điều bàn luận như vậy. Việc chọn cái gì là do bạn quyết định.

                  Hỏi thêm câu này cho vui: Chỗ đặt thiết bị có kết nối Internet ADSL không vậy?
                  Ethernet-RS232, PIC Webserver, RFID Reader
                  CallerID, Cảnh báo BTS, ...
                  0988006696
                  linhnc308@gmail.com
                  http://linhnc308.blogspot.com

                  Comment


                  • #24
                    Hiện công ty em đang triển khai việc truyền dữ liệu xăng, đóng mở cửa, Xe tải bơm quay thuận nghịch, tốc độ .... chỉ có điều em chuyên về phần cứng kết nối và chịu trách nhiệm lấy thông số thôi, còn vấn đề phần mềm cả một đội ngũ làm rồi nên vấn đề phần mềm em cần nắm thêm để nâng cao kiến thức. Mong anh nào đã làm qua về TCP server lấy dữ liệu qua GPRS thì chỉ giáo dùm em. Xin cảm ơn rất nhiều ạ. Con GPS/GSM mà công ty đang triển khai là VT310, rất hay ạ, chuyên nghiệp, thiết nghĩ công ty Bình Anh dư sức làm được con này, nhưng mua thì nhanh hơn ạ.hihihi,Người ta sẵn sàng bỏ ra hàng trăm triệu để lắp cho 200 xe bơm quay thuận nghịch mà lị( VD, dự án bên Lê Phan)
                    Thân
                    01226789221 (Kiên)

                    (đang cập nhật)
                    Yahoo: trongkien86

                    Comment


                    • #25
                      Nguyên văn bởi icviet.com Xem bài viết
                      Dịch vụ của EVN cho phép truy cập Internet qua hệ thống mạng CDMA của họ với tốc độ khá cao.

                      Vấn đề về IP tĩnh, có rất nhiều cách để giải quyết, mà không nhất thiết phải thuê một địa chỉ IP tĩnh.

                      Mình cũng có trao đổi một hai phương pháp xử lý liên quan đến địa chỉ IP trong Tutorial của luồng này. Bác đọc sơ rồi trao đổi tiếp nhé.

                      Trân trọng.
                      Có phải giải pháp của bạn là cập nhật liên tục IP động? Liệu phương pháp này có tin cậy không?. Trong ứng dụng của mình cần phải có 2 IP cho 2 server, việc cập nhật và trao đổi IP liên tục giữa 2 server cộng với tính không runtime của internet liệu có làm giảm tốc độ dữ liệu?
                      Xin bạn tư vấn thêm.
                      Thanks

                      Comment


                      • #26
                        Nguyên văn bởi linhnc308 Xem bài viết
                        Không rõ các bạn căn cứ vào số liệu thực tế nào mà lại nói rằng GPRS không thể đáp ứng được yêu cầu truyền nhận 240bytes/s. Các module GSM/GPRS hiện tại mà phổ biến và giá rẻ hơn cả là loại của SIMCOM (như loại tôi đang dùng là SIM300DZ mua của icviet.com) đều hỗ trợ cổng giao tiếp UART với tốc độ baudrate = 115200 bits/giây hoặc lớn hơn nữa. Đây chính là cổng giao tiếp chính để người dùng thực hiện các thao tác qua tập lệnh AT cũng như truyền số liệu. Tôi đã thực tế thử nghiệm kết nối GPRS từ module SIM300D và kết nối module với một phần mềm GPRS Server chạy trên PC thực hiện truyền số liệu giữa PC và Module cho kết quả truyền nhận rất tốt, do đó với bài toàn truyền 240Bytes/s không phải là không thực hiện được. Rất nhiều công cty đã sử dụng GPRS cho giải pháp giám sát xe ô tô và xa tải. GPRS sẽ thực hiện nhiệm vụ truyền gói tin từ GPS về trung tâm. Với những hệ thống phức tạp còn phải truyền nhiều thông số hơn nữa như mức xăng, dầu, trạng thái cửa, động cơ, ...

                        Về vấn đề nghẽn mạng GSM, tôi hỏi bạn câu này: bạn lắp đặt hệ thống ở đâu, ngay tại Lâm Đồng hay tại HN, HCM?
                        Nếu không phải là ở HN hay HCM thì mạng GSM sẽ rất ít có khả năng xảy ra nghẽn mạng. Với lượng phủ BTS hiện nay của các nhà mạng, thiết nghĩ vấn đề này chỉ là chuyện nhỏ, xác xuất lỗi thấp.

                        Đôi điều bàn luận như vậy. Việc chọn cái gì là do bạn quyết định.

                        Hỏi thêm câu này cho vui: Chỗ đặt thiết bị có kết nối Internet ADSL không vậy?
                        Mình chỉ dựa vào các thông tin đa chiều nên không chắc chắn về việc này (Nhờ các bạn tư vấn thêm).
                        Loại của SIMCOM (như loại tôi đang dùng là SIM300DZ mua của icviet.com) đều hỗ trợ cổng giao tiếp UART với tốc độ baudrate = 115200 bits/giây
                        đây là tốc độ khá tốt, tuy nhiên nó còn phụ thuộc vào đường truyền, cũng như Modbus và Profibus, tốc độ thì cao nhưng đều do đường truyền quyết định.

                        Mình đang có dự án lắp đặt ở Lâm Đồng (thế mới phiền phức) nơi đây sóng di động tương đối yếu, chỉ có Viettel tồn tại.

                        Chỗ mình làm dự án, không có ADSL, nơi vùng sâu vùng xa mờ. Nhưng hy vọng sắp tới sẽ có.

                        Comment


                        • #27
                          Nguyên văn bởi trongkien86 Xem bài viết
                          Hiện công ty em đang triển khai việc truyền dữ liệu xăng, đóng mở cửa, Xe tải bơm quay thuận nghịch, tốc độ .... chỉ có điều em chuyên về phần cứng kết nối và chịu trách nhiệm lấy thông số thôi, còn vấn đề phần mềm cả một đội ngũ làm rồi nên vấn đề phần mềm em cần nắm thêm để nâng cao kiến thức. Mong anh nào đã làm qua về TCP server lấy dữ liệu qua GPRS thì chỉ giáo dùm em. Xin cảm ơn rất nhiều ạ. Con GPS/GSM mà công ty đang triển khai là VT310, rất hay ạ, chuyên nghiệp, thiết nghĩ công ty Bình Anh dư sức làm được con này, nhưng mua thì nhanh hơn ạ.hihihi,Người ta sẵn sàng bỏ ra hàng trăm triệu để lắp cho 200 xe bơm quay thuận nghịch mà lị( VD, dự án bên Lê Phan)
                          Thân
                          Nếu bạn biết Visual C++ MFC hay Win32 API thì vấn đề là như thế này:
                          1,Bạn viết module giao tiếp RS232 để nhận dữ liệu từ GPRS.
                          2, Bạn lập trình Winsock để gửi/nhận gói TCP/IP cho các ứng dụng loopback hoặc ứng dụng NET.
                          Tuy nhiên bạn phải nhuần nhuyễn C++ và Windows API, đây là 2 mảng khó nuốt nhất nếu bạn chưa từng có kinh nghiệm viết phần mềm ứng dụng.

                          Comment


                          • #28
                            Không rõ các bạn căn cứ vào số liệu thực tế nào mà lại nói rằng GPRS không thể đáp ứng được yêu cầu truyền nhận 240bytes/s. Các module GSM/GPRS hiện tại mà phổ biến và giá rẻ hơn cả là loại của SIMCOM (như loại tôi đang dùng là SIM300DZ mua của icviet.com) đều hỗ trợ cổng giao tiếp UART với tốc độ baudrate = 115200 bits/giây hoặc lớn hơn nữa. Đây chính là cổng giao tiếp chính để người dùng thực hiện các thao tác qua tập lệnh AT cũng như truyền số liệu. Tôi đã thực tế thử nghiệm kết nối GPRS từ module SIM300D và kết nối module với một phần mềm GPRS Server chạy trên PC thực hiện truyền số liệu giữa PC và Module cho kết quả truyền nhận rất tốt, do đó với bài toàn truyền 240Bytes/s không phải là không thực hiện được. Rất nhiều công cty đã sử dụng GPRS cho giải pháp giám sát xe ô tô và xa tải. GPRS sẽ thực hiện nhiệm vụ truyền gói tin từ GPS về trung tâm. Với những hệ thống phức tạp còn phải truyền nhiều thông số hơn nữa như mức xăng, dầu, trạng thái cửa, động cơ, ...
                            Tốc độ truyền nhận UART là 115kbps, đúng! Nhưng tốc độ đẩy dữ liệu từ module SIMCOM lên đường truyền GPRS bạn đã khảo sát chưa? Đâu phải đẩy dữ liệu vào module là nó đẩy đi liền cho bạn đâu. Theo kết quả khảo sát của mình trên mạng Viettel (theo đánh giá của mình mạng của Viettel cung cấp dịch vụ GPRS có độ ổn định cao nhất), để truyền khoảng 100 bytes là nó mất ít nhất 2~3 giây để dữ liệu đến được TCP Server (có trường hợp lên đến trên dưới 10 giây, tùy thuộc vào kích thước gói dữ liệu). Do đó tốc độ truyền nhận GPRS thực tế là khá thấp, và khả năng đáp ứng 240bytes/giây với module của SIMCOM là không thể.

                            Với các hệ thống tracking. Thứ nhất, yêu cầu về thời gian thực không khắt khe như bài toán mà Bác Vinh đặt ra. Thứ hai, thời gian cập nhật một gói dữ liệu không nhất thiết là mỗi giây, mà thậm chí có thể lên đến mỗi phút, mỗi vài phút. Hơn nữa, tuy cần đẩy đi nhiều tham số như bạn mô tả, nhưng thực tế dung lượng gói dữ liệu không lớn. Do đó, việc áp dụng GPRS là khả thi.
                            Last edited by icviet.com; 29-09-2009, 12:22.


                            Comment


                            • #29
                              Có phải giải pháp của bạn là cập nhật liên tục IP động? Liệu phương pháp này có tin cậy không?. Trong ứng dụng của mình cần phải có 2 IP cho 2 server, việc cập nhật và trao đổi IP liên tục giữa 2 server cộng với tính không runtime của internet liệu có làm giảm tốc độ dữ liệu?
                              Xin bạn tư vấn thêm.
                              Thanks
                              Thứ nhất, việc cập nhật địa chỉ IP là không thường xuyên.

                              Bác cứ tưởng tượng như thế này (thực tế phức tạp hơn, mục đích của việc đơn giản hóa là để cho Bác dễ hình dung). Kết nối các module GSM/CDMA vào Internet phải thông qua một Gateway, giống như kết nối các máy tính trong mạng LAN vào Internet thông qua một modem. Khi bắt đầu thực hiện kết nối, trước tiên mỗi máy tính/module sẽ được cấp phát một địa chỉ IP (địa chỉ IP này là địa chỉ IP riêng, điạ chỉ IP "nội bộ"), và địa chỉ IP này được giữ nguyên trong suốt quá trình kết nối. Chỉ khi nào kết thúc kết nối và bắt đầu lại một kết nối khác, thì quá trình đó được lặp lại, và một địa chỉ IP mới được cấp phát.

                              Do đó, việc cập nhật địa chỉ IP chỉ cần thiết trong quá trình thiết lập kết nối, và cố gắng duy trì kết nối đó càng lâu càng tốt, thì Bác càng phải đỡ mất công cập nhật và thiết lập lại kết nối.

                              Có một lợi thế khi sử dụng các module GSM/CDMA. là Bác có thể tận dụng các phương án như SMS, data-call để cập nhật địa chỉ IP (vì Bác có một thông số cố định là số điện thoại của nó).

                              Về mô hình chung, hai module GSM/CDMA cùng nằm trong một mạng riêng, giống như hai máy tính cùng nằm trong một mạng LAN, nên về nguyên tắc có thể thực hiện được kết nối. Tuy nhiên, trên một phạm vi rộng khoảng 150 km, mình không dám chắc là hai module có cùng nằm trong một lớp mạng hay không (cần khảo sát lại trong thực tế, vì mình chưa thử nghiệm trường hợp này, và vì nó còn tùy thuộc vào cấu trúc mạng của nhà đài, giống như trong cùng một mạng LAN cũng có thể tổ chức nhiều lớp mạng). Trường hợp kẹt lắm thì có thể dùng một server trung gian, và hai module có thể truyền nhận dữ liệu với nhau thông qua server trung gian đó.

                              Một vấn đề cần chú ý nữa là phải chọn loại module có hỗ trợ chức năng TCP/IP Server.

                              Thứ hai, Internet không phải là một hệ thống thời gian thực, cho nên với mọi mô hình, chắc chắn là phải chấp nhận một tỉ lệ lỗi nào đó. Vấn đề là cố gắng làm sao giảm tối đa tỉ lệ lỗi, và nâng cao tính thời gian thực của nó.

                              Mình đưa ra một giải pháp khắc phục làm ví dụ, đó là việc lựa chọn giữa TCP và UDP. Khi sử dụng TCP, thì cơ chế bắt tay truyền nhận dữ liệu giữa hai đầu cuối khá chặt chẽ. Một gói truyền đi thì có số thứ tự của gói. Khi nhận được thì có ACK phản hồi. Khi thiếu gói nào thì truyền lại gói đó. Giao thức TCP giúp làm tăng độ tin cậy của dữ liệu truyền nhận, nhưng hạn chế của nó là việc bắt tay rườm rà làm tăng thời gian xử lý, và làm giảm tính real-time của nó.

                              Nếu tính real-time là yêu cầu bức thiết hơn so với độ tin cậy của dữ liệu (ví dụ như mất vài gói thì cũng không ảnh hưởng lớn lắm), thì lựa chọn UaDP là phù hợp hơn. Sau khi kết nối được thiết lập, thì dữ liệu cứ như vậy mà đẩy đi,
                              mất thì cũng không truyền lại, nhận được cũng không cần phải trả lời, giống như đào một cái rãnh (thiết lập kết nối) và cứ đổ nước (dữ liệu) cho nó chảy theo cái rãnh đó.

                              Trong thực tế, các ứng dụng liên quan đến media trên Internet thường sử dụng UDP (mất vài gói thì cùng lắm nó giựt giựt một tí rồi qua). Các ứng dụng khác thường sử dụng TCP (ví dụ truyền file mà mất một gói thì phục hồi lại cũng khó). Các ứng dụng điều khiển real-time qua Internet thường được trang bị một số thuật toán nội suy, tức là mất một vài gói thông số thì cũng có thể tự tính toán để vận hành tiếp, và khi có dữ liệu mới thì cập nhật lại.

                              Trong trường hợp Bác vừa yêu cầu real-time, vừa phải có độ tin cậy cao, cách duy nhất là thuê một kênh truyền riêng.

                              Bác cân nhắc những đề xuất trên để có lựa chọn phù hợp cho yêu cầu của mình.


                              Comment


                              • #30
                                Hiện công ty em đang triển khai việc truyền dữ liệu xăng, đóng mở cửa, Xe tải bơm quay thuận nghịch, tốc độ .... chỉ có điều em chuyên về phần cứng kết nối và chịu trách nhiệm lấy thông số thôi, còn vấn đề phần mềm cả một đội ngũ làm rồi nên vấn đề phần mềm em cần nắm thêm để nâng cao kiến thức. Mong anh nào đã làm qua về TCP server lấy dữ liệu qua GPRS thì chỉ giáo dùm em. Xin cảm ơn rất nhiều ạ. Con GPS/GSM mà công ty đang triển khai là VT310, rất hay ạ, chuyên nghiệp, thiết nghĩ công ty Bình Anh dư sức làm được con này, nhưng mua thì nhanh hơn ạ.hihihi,Người ta sẵn sàng bỏ ra hàng trăm triệu để lắp cho 200 xe bơm quay thuận nghịch mà lị( VD, dự án bên Lê Phan)
                                Mình chưa hình dung cái VT310 nó như thế nào. Bạn có thể cho mình xem cái bản specs của nó hay không?

                                Mua thì khỏe và rẻ, nhưng theo mình không nên làm theo cách này. Theo ý kiến cá nhân, cái này giống như "cõng rắn cắn gà nhà". Vì suy nghĩ đó mà mình đã không làm cái việc nhập về để đánh vào thị trường tracking trong nước. Đây là vấn đề nhạy cảm, nhưng thiết nghĩ các doanh nghiệp trong nước nên nhìn xa xa hơn một tí, và cũng cần có ý thức bảo vệ cho nhau. Ví dụ, theo như nhận định của bạn, công ty Bình Anh có khả năng làm được thiết bị VT310 gì đó, thì sao không liên hệ với công ty Bình Anh đã làm. Công ty bạn đặt vấn đề với công ty Bình Anh như sau:
                                • Thiết bị có tính năng thế này, thế này
                                • Số lượng nhiêu đây
                                • Giá yêu cầu là thế này
                                • Công ty Anh làm được không?


                                Tức là công ty Bình Anh làm OEM cho bạn, rồi bạn mua thiết bị đó cùng với phần mềm của mình để bán cho khách hàng.

                                Công ty bạn được lợi gì?
                                • Giá thành: nếu công ty Bình Anh chấp nhận làm OEM, chưa chắc giá cao hơn giá bạn nhập cáo VT310 từ nước ngoài về (mình đã khảo sát giá của các loại này chứ không phải chưa, làm ở Việt Nam có khả năng rẻ hơn, mà thậm chí có đắt hơn một tí cũng nên làm tại Việt Nam, vì còn nhiều cái lợi khác, tránh được nhiều rủi ro khác)
                                • Thời gian giao hàng nhanh: bạn khẳng định công ty Bình Anh làm được, thì chắc chắn họ đã có sẵn công nghệ, việc modify lại một chút để đáp ứng yêu cầu của công ty bạn thì cũng nhanh chứ đâu có lâu
                                • Tin cậy: công ty Bình Anh nằm ở trong nước, thiếu nợ công ty bạn còn biết đường mà đòi, sản phẩm không đạt chất lượng và yêu cầu bạn còn biết đường chạy tới đó mà làm cho ra lẽ, tại sao như vầy như kia (mua ở nước ngoài, lỡ có chuyện gì chắc chỉ có nước ôm cái cục tức mà gặm), nói ác mồm ác miệng chứ cùng lắm lôi nhau ra tòa cũng tiện. Bạn nhập từ công ty nước ngoài, biết họ ở đâu, làm sao kiểm soát chất lượng và dịch vụ, khi có sự khố thì chi phí khắc phục sự cố rất cao, họ "chết" (phá sản, cháy nhà xưởng, đi giữa đường hàng bị rớt xuống biển chẳng hạn) công ty bạn cũng "băng hà" (không có hàng giao cho khách, làm sao kiện, chi phí bao nhiêu, thời gian bao lâu, ...)
                                • Nâng cấp, bảo hành dễ dàng: họ cần thay đổi tính năng một tí, thay vì cty Bình Anh hay công ty bạn sửa lại một vài dòng code, bạn phải tốn chi phí nhờ cty nước ngoài modify
                                • ...
                                • Công ty bạn được thêm một đối tác, thay vì một đối thủ cạnh tranh
                                • Công ty bạn được tiếng là sản phẩm trong nước, do mình tự tổ chức thực hiện để ra sản phẩm
                                • Công ty bạn tạo thêm công ăn việc làm và thu nhập cho các doanh nghiệp khác trong nước
                                • ...


                                Công ty Bình Anh được gì?
                                • Thêm khách hàng, thêm đối tác, thêm thu nhập
                                • Làm OEM càng nhiều, sản phẩm càng rẻ, cạnh tranh được với thị trường quốc tế, xuất khẩu


                                Việt Nam được gì?
                                • Ngoại tệ chảy vào (nếu cty Bình Anh hay công ty bạn bán ra nước ngoài được) thay vì chảy ra (công ty bạn dùng tiền để mua sản phẩm của nước ngoài)
                                • Công ăn việc làm
                                • ...


                                Khách hàng được gì?
                                • Được nhiều thứ


                                Lợi ba bốn năm sáu bảy đường. Tại sao ta lại không bỏ ra thêm một chút công sức để làm?

                                Về TCP Server, có rất nhiều code mẫu, bạn thử search trên Internet.

                                Nếu chỉ để thử nghiệm, thực hành cho biết, chọn công cụ Winsock viết bằng Visual Basic cho đơn giản, dễ dùng. Nếu phát triển phần mềm ứng dụng thì chọn loại công cụ khác tốt hơn.
                                Last edited by icviet.com; 29-09-2009, 13:14.


                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                icviet.com Tìm hiểu thêm về icviet.com

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X