Hiện nay trong giới thiết kế các bộ điều khiển về GSM/GPRS chỉ tập trung chủ yếu vào các dòng sản phẩm của SIMCOM, bởi các lý do sau:
1) Phổ biến trên thị trường, dễ mua
2) Giá rẻ, vì có nhiều người dùng, nên nhiều người nhập khẩu, giá cả cạnh tranh, mua ở đâu cũng thuân tiện, giá cũng không chênh lệch nhau bao nhiêu. Thậm chí so với thế giới, module này là loại rẻ tiền.
3) Do nhiều người làm, nên việc chia sẻ thông tin, mã nguồn, cũng như giải pháp thiết kế trở nên dễ dàng.
Tuy vậy, SIMCOM không phải là giải pháp duy nhất tại Việt Nam.
Hiện nay, trên thế giới, đứng đầu là WAVECOM, sau đó là CINTERION (SIEMENS cũ) và TELIT. Đây là 3 hãng cạnh tranh mạnh với nhau. Trong đó WAVECOM nắm vững thị trường APAC và đang chịu áp lực mạnh.
WAVECOM, TELIT, CINTERION hầu hết nằm trong dòng sản phẩm giá cao, chất lượng cao, được sản xuất tại Mỹ và Châu Âu là chủ yếu. Thường thì giải pháp của 3 hãng này sẽ cao hơn giải pháp của các dòng sản phẩm TQ khoảng 10$ - 20$ tùy vào sản lượng và chủng loại.
Bên cạnh các đại gia này, thì các hãng mạnh ở TQ có Huawei, SIMCOM, và Longcheer, kèm theo đó là hàng loạt hãng sản xuất Taiwan khác nhưng không mạnh bằng.
Huawei chuyên đi copy module của Cinterion. Đặc biệt module MC5x(i) và Module MC3x(i) được bán rất chạy ở thị trường Indonesia và Malaysia.
Đứng trước nhu cầu thiết kế này, F phân tích thị trường, và nhận thấy như sau. Nếu tiếp tục phát triển với SIMCOM, về mặt chất lượng theo một số thông tin từ các khách hàng thế giới, thì độ bền khi sản xuất hàng loạt đạt ở mức khoảng 24 tháng. Nghĩa là sau thời gian 24 tháng vận hành, sẽ có khả năng phát sinh sự cố. Tất nhiên đây là thông tin các khách hàng trao đổi với nhà sản xuất, F không nắm rõ. Nhưng với sản phẩm MADE IN CHINA, thì con số 24 tháng là con số có thể tin được.
Chính từ vấn đề về chất lượng, cũng như việc không muốn phụ thuộc vào Trung Quốc, mà con đường sẽ phải dự phòng cho dải sản phẩm cao cấp hơn, sẽ phải là WAVECOM, TELIT, CINTERION.
Giữa 3 hãng này, WAVECOM đang mạnh nhất, nhưng đang bị cạnh tranh khốc liệt. WAVECOM chưa có đại diện ở VN, giá thành quá cao.
TELIT tập trung chủ yếu ở Châu Âu, giá thành cực cao, nhưng hệ thống châu Âu sử dụng, và TELIT mạnh nhất ở đây. Do vậy, TELIT cũng chưa có sự phát triển nào ở khu vực APAC một cách đáng kể.
Cuối cùng CINTERION, đang ngăm nghe thị trường APAC, và sẽ là một trong những ứng viên chiếm chỗ WAVECOM trong năm 2012.
CINTERION được sản xuất tại Đức.
Một vấn đề tiếp theo, đó là các sản phẩm của SIMCOM được sản xuất và quản lý theo chính sách 4+1, nghĩa là sản xuất trong vòng 4 năm, hỗ trợ phát triển trong vòng 4 năm, sau đó 1 năm cuối để load các order cuối trước khi chuyển sang sản phẩm khác.
Đối với sản phẩm của CINTERION, hệ thống sản xuất và hỗ trợ là 6+1. Điều đó có nghĩa là, nếu chúng ta phát triển sản phẩm nào đó, thì 7 năm sau sẽ không cần phải bận tâm thay đổi thiết kế.
Chính từ những lý do này, R&P và F đã dành thời gian nghiên cứu và phát triển các giải pháp sử dụng Module mới của CINTERION là module BG2.
Dưới đây là tài liệu phần cứng và tập lệnh AT cho module BG2.
Hy vọng sẽ có thêm thông tin để hỗ trợ thiết kế ở Việt Nam.
File nặng quá >> Sẽ tìm cách gửi lên sau
Chúc vui
1) Phổ biến trên thị trường, dễ mua
2) Giá rẻ, vì có nhiều người dùng, nên nhiều người nhập khẩu, giá cả cạnh tranh, mua ở đâu cũng thuân tiện, giá cũng không chênh lệch nhau bao nhiêu. Thậm chí so với thế giới, module này là loại rẻ tiền.
3) Do nhiều người làm, nên việc chia sẻ thông tin, mã nguồn, cũng như giải pháp thiết kế trở nên dễ dàng.
Tuy vậy, SIMCOM không phải là giải pháp duy nhất tại Việt Nam.
Hiện nay, trên thế giới, đứng đầu là WAVECOM, sau đó là CINTERION (SIEMENS cũ) và TELIT. Đây là 3 hãng cạnh tranh mạnh với nhau. Trong đó WAVECOM nắm vững thị trường APAC và đang chịu áp lực mạnh.
WAVECOM, TELIT, CINTERION hầu hết nằm trong dòng sản phẩm giá cao, chất lượng cao, được sản xuất tại Mỹ và Châu Âu là chủ yếu. Thường thì giải pháp của 3 hãng này sẽ cao hơn giải pháp của các dòng sản phẩm TQ khoảng 10$ - 20$ tùy vào sản lượng và chủng loại.
Bên cạnh các đại gia này, thì các hãng mạnh ở TQ có Huawei, SIMCOM, và Longcheer, kèm theo đó là hàng loạt hãng sản xuất Taiwan khác nhưng không mạnh bằng.
Huawei chuyên đi copy module của Cinterion. Đặc biệt module MC5x(i) và Module MC3x(i) được bán rất chạy ở thị trường Indonesia và Malaysia.
Đứng trước nhu cầu thiết kế này, F phân tích thị trường, và nhận thấy như sau. Nếu tiếp tục phát triển với SIMCOM, về mặt chất lượng theo một số thông tin từ các khách hàng thế giới, thì độ bền khi sản xuất hàng loạt đạt ở mức khoảng 24 tháng. Nghĩa là sau thời gian 24 tháng vận hành, sẽ có khả năng phát sinh sự cố. Tất nhiên đây là thông tin các khách hàng trao đổi với nhà sản xuất, F không nắm rõ. Nhưng với sản phẩm MADE IN CHINA, thì con số 24 tháng là con số có thể tin được.
Chính từ vấn đề về chất lượng, cũng như việc không muốn phụ thuộc vào Trung Quốc, mà con đường sẽ phải dự phòng cho dải sản phẩm cao cấp hơn, sẽ phải là WAVECOM, TELIT, CINTERION.
Giữa 3 hãng này, WAVECOM đang mạnh nhất, nhưng đang bị cạnh tranh khốc liệt. WAVECOM chưa có đại diện ở VN, giá thành quá cao.
TELIT tập trung chủ yếu ở Châu Âu, giá thành cực cao, nhưng hệ thống châu Âu sử dụng, và TELIT mạnh nhất ở đây. Do vậy, TELIT cũng chưa có sự phát triển nào ở khu vực APAC một cách đáng kể.
Cuối cùng CINTERION, đang ngăm nghe thị trường APAC, và sẽ là một trong những ứng viên chiếm chỗ WAVECOM trong năm 2012.
CINTERION được sản xuất tại Đức.
Một vấn đề tiếp theo, đó là các sản phẩm của SIMCOM được sản xuất và quản lý theo chính sách 4+1, nghĩa là sản xuất trong vòng 4 năm, hỗ trợ phát triển trong vòng 4 năm, sau đó 1 năm cuối để load các order cuối trước khi chuyển sang sản phẩm khác.
Đối với sản phẩm của CINTERION, hệ thống sản xuất và hỗ trợ là 6+1. Điều đó có nghĩa là, nếu chúng ta phát triển sản phẩm nào đó, thì 7 năm sau sẽ không cần phải bận tâm thay đổi thiết kế.
Chính từ những lý do này, R&P và F đã dành thời gian nghiên cứu và phát triển các giải pháp sử dụng Module mới của CINTERION là module BG2.
Dưới đây là tài liệu phần cứng và tập lệnh AT cho module BG2.
Hy vọng sẽ có thêm thông tin để hỗ trợ thiết kế ở Việt Nam.
File nặng quá >> Sẽ tìm cách gửi lên sau
Chúc vui
Comment