Thông báo

Collapse
No announcement yet.

tại sao TB Viễn Thông chúng ta lại dùng nguồn âm

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • tại sao TB Viễn Thông chúng ta lại dùng nguồn âm

    Đi làm 03 năm rùi, hỏi tụi chuyên gia nhiều nước tụi nó cũng ấm ớ và giải thích ko thuyết phục điều này. mấy thầy lúc trước có giảng như mình ko để ý và cho qua luôn. Nay đi làm thì nó lại là một câu hỏi lớn mà mình chưa tìm ra lời giải.
    Các cao thủ, các bậc thầy trong ngành viễn thông xin cho em một lời giải thích hoặc một tài liệu tham khảo về vấn đề này.
    Thành thật cảm ơn
    AXNB

  • #2
    Cái này sao phải hỏi chuyên gia?
    Nó là cách thức chống ăn mòn điện hóa thôi. K chỉ viễn thông và các ngành công nghiệp, cầu đường , xăng dầu vẫn phải dùng kiểu này.
    Chắc k cần giải thích cụ thể axn_boy?
    Nhà sản xuất chuyên nghiệp các sản phẩm OEM cho gia dụng và công nghiệp.

    Biến tần
    Máy giặt
    Lò vi sóng
    Bếp từ.
    Tủ lạnh.
    Điều hòa

    Comment


    • #3
      thanks mod... em chỉ cần ít thông tin thế thôi ... vẫn đang lùng sục trên mạng sách nói về vấn đề này. Nếu mod có sách nào nói cụ thể thêm 1 tí nữa gửi em đc ko ạ...

      Comment


      • #4
        Thực ra thì các thiết bị viễn thông không hẳn chỉ dùng nguồn âm. Tất cả các thiết bị của Sfone đều dùng nguồn +24V. Theo mình biết thì dùng nguồn âm là để tránh sự kích xung của dòng làm ảnh hưởng đến thiết bị.

        Comment


        • #5
          Thực ra thì các thiết bị viễn thông không hẳn chỉ dùng nguồn âm. Tất cả các thiết bị của Sfone đều dùng nguồn +24V. Theo mình biết thì dùng nguồn âm là để tránh sự kích xung của dòng làm ảnh hưởng đến thiết bị.
          Thế này nhé. Vì đây là kế thừa từ công nghệ cũ. Chỉ có ý nghĩa với mạng có dây còn mạng không dây thì không cần thiết, nhưng bạn để ý dây nối acqui của thiết bị nguồn sphone thì biết. ( Có điểm đặc biệt, dùng 2 kim loại khác nhau để chống ăn mòn điện hóa và thường để ở thanh cái nguồn). Còn có dây thì bắt buộc phải nguồn âm
          Bạn có thể giải thích cái theo bạn biết?
          Không biết còn ai cần nói cụ thể lý thuyết hóa vô cơ lớp 11 ngày xưa nữa k nhỉ?
          Nó chỉ thực sự có ý nghĩa khi phải dẫn nguồn đi xa ( tiếp xúc môi trường nhiều) chứ < 10m thì có ý nghĩa gì. Tất cá các mạng di động nói chung k riêng gì Sphone thì cấp nguồn cũng chỉ < 10m. Nhưng một số vẫn dùng nguồn âm do tính kế thừa và tương thích. Và một số thì k cần. Sphone k có vì nó k cần tính tương thích.
          Last edited by MinhHa; 15-06-2008, 18:42.
          Nhà sản xuất chuyên nghiệp các sản phẩm OEM cho gia dụng và công nghiệp.

          Biến tần
          Máy giặt
          Lò vi sóng
          Bếp từ.
          Tủ lạnh.
          Điều hòa

          Comment


          • #6
            Tất cả đài trạm của bưu điện VN đều dùng nguồn điện cực dương (+) đấu đất, mạch trong thiết bị có thể dùng nguồn âm or dương nhưng khi thiết bị đấu vào nguồn chung của đài, trạm thì phải tuân thủ nguồn âm.
            Lý do như giải thích của MinhHa.

            Comment


            • #7
              vì ăn mòn điện hóa và quan trọng là ko gây nguy hiểm cho con người đảm bảo an toàn
              và âm ở đây là so với đât trong TD sử dụng -48v để cáp cho Tbao

              Comment


              • #8
                Hôm bữa thực tập mấy anh trong viettel nói để tránh ăn mòn link kiện trong thiết bị

                Comment


                • #9
                  Nguyên văn bởi hobibi Xem bài viết
                  Hôm bữa thực tập mấy anh trong viettel nói để tránh ăn mòn link kiện trong thiết bị
                  Heheee,
                  Đúng là lúc học hành thì lo ngồi nhắn tin, rồi đi làm mới thấy hối hận vì không biết.
                  Nói chơi thôi. Chỉ có cách giải thích của bác MH là đúng nhất. Các thiết bị ko dây (bộ đàm) đi biển cũng đều dùng nguồn -13.8V.
                  Nhằm lợi dụng đặc tính của Mass có diện tích lớn để giảm ăn mòn cực dương.
                  Còn linh kiện làm sao bị ăn mòn thì tui potay.
                  mạn phép nói thêm 1 ý nhỏ từ ý lớn của mod MH, hy vọng giúp các bác nhớ ra bài học ngày xưa.
                  EDA Engineer - Design on Demand
                  Email:
                  Web:

                  Comment


                  • #10
                    Một thiết bị mang điện tích dương thường có đặc tính luôn hút các hạt bụi trong không gian mang điện tích âm . Người ta chế tạo máy hút bụi bằng cách cấp một điện áp dương thật cao vào các bản cực để cho không khí thổi qua . Các hạt bụi trong không khí sẽ bị các tấm điện cực có điện tích dương hút vào . Không khí được làm sạch .
                    Các máy thu hình CRT thiết kế với điện áp dương nên mức độ bám bụi rất khủng khiếp . Các ông thợ sửa TV đều biết .
                    Một tổng đài điện thoại có số lượng thiết bị rất lớn . Nếu bị bụi bám thì việc vệ sinh lại sẽ rất tốn kém . Người ta cấp điện áp âm cho toàn bộ hệ thống . Khi đó các hạt bụi có xu hướng bị đẩy ra khỏi các mạch điện và thiết bị .
                    Nhưng sử dụng điện áp âm cho thiết bị cũng có một nhược điểm là chúng rất dễ bị hút ẩm ( cái này chỉ là cảm nhận , chưa có cơ sở khoa học ) .

                    Chuyện ăn mòn các tiếp điểm thì hơi hài hước . Một cái rơ le hay công tắc nếu không bị ăn mòn má này thì bị ăn mòn ở má kia . Một trong hai má tiếp điểm đã hỏng thì phải thay thế cả cái rơ le hay công tắc đó thôi
                    Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
                    nguyendinhvan1968@gmail.com

                    Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

                    Comment


                    • #11
                      Nguyên văn bởi nguyendinhvan Xem bài viết
                      Một thiết bị mang điện tích dương thường có đặc tính luôn hút các hạt bụi trong không gian mang điện tích âm . Người ta chế tạo máy hút bụi bằng cách cấp một điện áp dương thật cao vào các bản cực để cho không khí thổi qua . Các hạt bụi trong không khí sẽ bị các tấm điện cực có điện tích dương hút vào . Không khí được làm sạch .
                      Các máy thu hình CRT thiết kế với điện áp dương nên mức độ bám bụi rất khủng khiếp . Các ông thợ sửa TV đều biết .
                      Một tổng đài điện thoại có số lượng thiết bị rất lớn . Nếu bị bụi bám thì việc vệ sinh lại sẽ rất tốn kém . Người ta cấp điện áp âm cho toàn bộ hệ thống . Khi đó các hạt bụi có xu hướng bị đẩy ra khỏi các mạch điện và thiết bị .
                      Nhưng sử dụng điện áp âm cho thiết bị cũng có một nhược điểm là chúng rất dễ bị hút ẩm ( cái này chỉ là cảm nhận , chưa có cơ sở khoa học ) .

                      Chuyện ăn mòn các tiếp điểm thì hơi hài hước . Một cái rơ le hay công tắc nếu không bị ăn mòn má này thì bị ăn mòn ở má kia . Một trong hai má tiếp điểm đã hỏng thì phải thay thế cả cái rơ le hay công tắc đó thôi
                      em cũng nghĩ như bác vậy
                      NGỌC CHUNG

                      đt:0985204358

                      Comment


                      • #12
                        Bụi có điện tích là do chúng ma sát với không khí. Hạt bụi mang điện tích gì, âm hay dương thì chỉ có nó biết. Về nguyên tắc, số lượng bụi điện tích dương = số lượng bụi điện tích âm.
                        TV để trong phòng khách sạn suốt ngày đóng cửa buông rèm thì hầu như không có bụi, kể cả quanh khu vực cao áp. TV tích đầy bụi vì ... nó để ở chỗ có nhiều bụi. Khu vực cao áp có điện tích dương cực lớn thì tập trung bụi có điện tích âm vì nó hút bui (-) theo lực Cu-lông.
                        Ở chỗ điện áp thấp mà đầy bụi, thì tĩnh điện nào hút nó vào đó? định luật ở đó là định luật "Cu-không-lông" chăng?
                        Như vậy thiết bị viễn thông dùng nguồn 48V trở xuống mà hút được bụi thì bụi bị hút vào đó như thế nào nhỉ . Nó mà được hút vào bởi lực Cu-lông thì chắc rằng các cọc của tụ nguồn TV cũng sẽ đầy bụi, vì điện áp ở đó là +/- 150V so với dây nguội (lớn gấp 3 lần so với 48V)...

                        Trong 2 dây của cáp điện thoại, ta thấy dây đỏ (dương) bao giờ cũng bị ăn mòn mạnh hơn dây trắng (âm). Một sợi cáp điện thoại dùng khá lâu rồi, khi ta tuốt vỏ ra sẽ thấy ruột dây dương bị đen sâu vào trong, có thể cả vài chục cm hoặc tệ thì toàn bộ đoạn cáp bị rỉ mục, trong khi ruột dây âm thì ít tệ hơn; mặc dù dây cáp này chỉ nối từ ổ vào máy điện thoại, mà chẳng có accu ở đó.
                        Còn kẹp sấu nối dây nguồn từ accu lên thì kẹp dây dương mau bị "rụng răng" hơn
                        Vì vậy tôi cho rằng lý do ăn mòn điện hóa là xác đáng.
                        Last edited by HTTTTH; 24-08-2012, 23:26. Lý do: Sửa lại cho rõ ý.
                        Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                        Comment


                        • #13
                          Lý luận lung tung . Muốn lý luận tốt phải lấy một gốc chuẩn . Gốc chuẩn không có , lý luận lung tung đường ngọn biết đâu mà lần .
                          Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
                          nguyendinhvan1968@gmail.com

                          Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

                          Comment


                          • #14
                            Vậy đây là "gốc chuẩn" sao:
                            Nếu bị bụi bám thì việc vệ sinh lại sẽ rất tốn kém . Người ta cấp điện áp âm cho toàn bộ hệ thống . Khi đó các hạt bụi có xu hướng bị đẩy ra khỏi các mạch điện và thiết bị
                            - Không phải hạt bụi nào cũng có điện tích. Chỉ có một số lượng bụi nào đó mang điện do ma sát.
                            - Trong một thể tích đủ lớn, số lượng hạt bụi mang điện dương và số hạt bụi mang điện âm là bằng nhau. (Định luật bảo toàn)
                            - Người ta cấp điện áp âm cho toàn bộ hệ thống, thế thì bụi điện tích dương thoải mái ...
                            Hay là thế giới này không có bụi mang điện tích dương ???
                            Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                            Comment


                            • #15
                              Có hai loại bụi . Bụi từ trên vũ trụ rơi xuống và bụi từ dưới đất bay lên .
                              Bụi từ vũ trụ rơi xuống mang điện tích âm hay dương thì hỏi mấy nhà bác học . Số lượng bui vũ trụ không nhiều lắm đâu . Còn bụi từ mắt đất bay lên thì dĩ nhiên nó sẽ mang điện tích của " quả đất " . Và dĩ nhiên để đuổi được bụi của quả đất thì phải có một điện tích cùng dấu với quả đất .
                              Cũng giống như muốn đuổi một thằng con trai nào đó thì cần có một thằng con trai lớn hơn cái thằng cần đuổi . Ngược lại nếu mang một đứa con gái ra thì có thể chúng nó lại hút nhau vì khác dấu điện tích âm dương .
                              Lý luận về điện áp 115 hay 150V trong ti vi thì khác nào hỏi điện áp trên máy bay bằng bao nhiêu vôn ? Khi cái máy bay đó lơ lửng trên trời không tiếp mát thì đo bằng cách nào ?
                              Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
                              nguyendinhvan1968@gmail.com

                              Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              axn_boy Tìm hiểu thêm về axn_boy

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X