Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Basic Analog and digital data transmission

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Basic Analog and digital data transmission

    Thuật ngữ ANALOG và DIGITAL nói đại khái là liên tục và rời rạc tương ứng. Chúng là những thuật ngữ được sử dụng rất thường xuyên trong truyền dữ liệu với ít nhất là ba nội dung:
    *Dữ liệu (Data)
    *Tín hiệu (Signaling)
    *Truyền dẫn (Transmission)

    Nói một cách ngắn gọn, chúng ta định nghĩa dữ liệu (Data) là một thực thể mà từ đó ý nghĩa , thông tin được truyền đi.Lượng thông tin được chứa đựng hoặc thông dịch từ những dữ liệu đó . Tín hiệu (Signal) có dạng điện hoặc điện từ đễ mã hóa dữ liệu, cũng như để tối ưu hóa kênh truyền, và nó sẽ được truyền thông qua những môi trường thích hợp. Cuối cùng là truyền dẫn ( Transmission) là truyền dữ liệu thông qua truyền tín hiệu và xử lý tín hiệu. Tiếp theo sau, chúng ta sẽ làm rõ những khái niệm trừu tượng đó thông qua các thuật ngữ ANALOG và DIGITAL thông qua một số bối cảnh.

    Khái niệm Analog và Digital Data cũng khá đơn giản. Analog Data có giá trị liên tục về mặt thời gian, trong một khoảng thời gian nhất định, giống như tiếng nói của chúng ta hằng ngày là một hàm liên tục, đó là một dạng Analog Data, cũng giống như dữ liệu được thu thập từ các bộ cảm biến nhiệt độ, áp suất... Digital Data thì có giá trị rời rạc, ví dụ như text hoặc số interger.

    Trong một hệ thống viễn thông, dữ liệu được truyền từ một điểm này tới một điểm khác bằng tín hiệu điện. Một Analog Signal là một dạng sóng điện liên tục , nó có thể được truyền qua rất nhiều môi trường,tùy thuộc vào tần số, ví dụ môi trường có dây dẫn thì có cặp dây xoắn ốc, cáp đồng trục, cáp quang, hoặc có thể truyền qua môi trường không khí, truyền qua không gian. Một Digital Signal là những xung điện, được truyền trên môi trường dây dẫn, ví dụ một hằng số điện thế dương thể hiện số binary 1, một hằng số mức điện thế âm thể hiện số binary 0, chẳng hạn như vậy.

    Ưu điểm chủ yếu của Digital Signal là nó thường rẻ hơn, kinh tế hơn so với Analog Signal và ít bị ảnh hưởng bởi nhiễu giao thoa. Điểm bất lợi chủ yếu của Digital Signal so với Analog Signal là nó suy hao nhiều hơn, nên biết rằng một xung vuông là tập hợp vô số những hài bậc lẻ, tần số càng cao thì càng dễ bị suy hao trên đường truyền bởi " hiệu ứng da" làm tăng trở kháng so với tần số cao,chưa kể nhiễu do delay khác nhau giữa các tần số khác nhau, nhiễu bộc phát bởi ảnh hưởng của môi trường ngoài...đối với Analog Signal thì một chút nhiễu xảy thì ta vẫn hiểu được ý nghĩa của nó, mặc dù hơi khó chịu một chút, trong khi đối với Digital Signal thì một nhiễu xảy ra có thể làm mất ý nghĩa của cả một frame truyền. Như vậy có thể nói Digital Signal rất dễ bị ảnh hưởng bởi nhiễu.

    Cả Analog và Digital Data đã được giới thiệu, chúng có thể được truyền đi bằng các Analog hoặc Digital Signal . Nhìn chung, Analog Data là một hàm thời gian và chiếm giữ một khoảng phổ tần số giới hạn, một ví dụ rất tốt đó là "Voice Data", Voice Data có các thành phần tần số "gói" bên trong khoảng tần số giới hạn từ 20 Hz đến 20KHz, nhưng hầu hết năng lượng của nó hay nói cách khác là độ lớn về mặt cường độ tập trung trong một khoảng hẹp hơn . Phổ tín hiệu tiêu chuẩn cho Voice Signal là 300 đến 3400Hz, nó thích hợp cho việc truyền một cách dễ hiểu và rõ ràng . Những thiệt bị điện thoại làm như thế này, tất cả các âm thanh nhập vào trong khoảng tần số 300 đến 3400Hz, thì một tín hiệu điện từ với kiểu tần số-biên độ giống như vậy được tạo ra. Tiến trình được tiến hành ngược lại để chuyẻn năng lượng điện từ về dạng âm thanh. Nói thêm về kiểu (Analog Data, Analog Signal), Analog Data về bản chất đã là một hàm liên tục về mặt thời gian, nó có thể được truyền như tín hiệu dải nền ( BaseBand , tín hiệu chưa qua điều chế) một cách dễ dàng, điều này được thực hiện với truyền tiếng nói (Voice). Một cách điều chế thường được sử dụng trong kiểu này là dịch băng thông (bandwith) của tín hiệu dải nền đến một vị trí khác trong phổ tần, làm theo cách này thì nếu có nhiều tín hiệu thì mỗi tín hiệu sẽ chiếm giữ một vị trí khác nhau trong phổ tần, cùng nhau chia sẻ một đường truyền chung, điều này được biết đến như là hợp kênh phân chia tần số (frequency division multiplexing - FDM).

    (Còn tiếp)

  • #2
    sao im lặng quá vậy? cho ý kiến đi chứ, vắng như chùa bà đanh mất hứng thiệt.

    Comment


    • #3
      Nguyên văn bởi anh_hao_hoa
      sao im lặng quá vậy? cho ý kiến đi chứ, vắng như chùa bà đanh mất hứng thiệt.
      Trồng cây, tưới nước thì cũng vài năm mới bói được quả đầu chứ ! Mà lỡ trồng phải cây không cho quả thì biết làm sao :?
      Phần lớn các thành viên tham gia diễn đàn này đều muốn có được kiến thức thực dụng. Đó chính là lý do mà đa số đều thích về vi điều khiển, cái mà bạn không thích, đúng không ?
      Bạn mới bắt đầu nên cần phải có chút mẹo, ví dụ như đích hướng đến là gì, từ kiến thức cơ bản để dẫn đến một ý tưởng hoặc đề tài về phương thức truyền dữ liệu mới chăng ? Phải dẫn dụ người người đọc đến cái đích của mình. Với lại cái gì cơ bản quá thì nên cắt bớt, xoáy sâu vào vấn đề mà đôi khi người học bình thường không hoặc khó nhận thấy.
      Post một đề tài trên diễn đàn khác với việc viết một cuốn sách lý luận, nó giống với việc viết một bài báo kiểu DIY, host news hoặc point of view hơn !
      Kiên nhẫn tý để được việc !
      sandflowers

      Comment


      • #4
        Nguyên văn bởi sandflowers
        Nguyên văn bởi anh_hao_hoa
        sao im lặng quá vậy? cho ý kiến đi chứ, vắng như chùa bà đanh mất hứng thiệt.
        Trồng cây, tưới nước thì cũng vài năm mới bói được quả đầu chứ ! Mà lỡ trồng phải cây không cho quả thì biết làm sao :?
        Phần lớn các thành viên tham gia diễn đàn này đều muốn có được kiến thức thực dụng. Đó chính là lý do mà đa số đều thích về vi điều khiển, cái mà bạn không thích, đúng không ?
        Bạn mới bắt đầu nên cần phải có chút mẹo, ví dụ như đích hướng đến là gì, từ kiến thức cơ bản để dẫn đến một ý tưởng hoặc đề tài về phương thức truyền dữ liệu mới chăng ? Phải dẫn dụ người người đọc đến cái đích của mình. Với lại cái gì cơ bản quá thì nên cắt bớt, xoáy sâu vào vấn đề mà đôi khi người học bình thường không hoặc khó nhận thấy.
        Post một đề tài trên diễn đàn khác với việc viết một cuốn sách lý luận, nó giống với việc viết một bài báo kiểu DIY, host news hoặc point of view hơn !
        Kiên nhẫn tý để được việc !
        Đúng đó ! Mỗi người có một sở thích, mà sao ông biết tôi không thích mấy con vi điều khiển?, tâm lý thằng sinh viên nào mà chả thích thực hành, cái này nói hoài nói mãi, mà đúng thiệt là trong những năm đại học chỉ có những con vi điều khiển là thực hành được, lòng nhiệt tình với VĐK thường tập trung vào những người mới tiếp xúc thực tế, được tự tay nạp rồi nạp, rồi chạy,hehe.. thấy khoái chí, thử hỏi những người đã biết về VĐK rồi coi,
        họ đều muốn tiến tới học cái cao hơn, không chỉ dừng mãi một chỗ, có đúng không vậy?Mà ở đây không bàn luận về việc này, mỗi người có một sở thích riêng, tôi tôn trọng điều đó.

        Ông không đọc nội quy của diễn đàn à, không đọc bài của Admin viết à, diễn đàn khuyến khích những bài viết dưới dạng tutorial, có thể dưới dạng cơ bản để những người khác có thể hiểu được. Trong ngành viễn thông thì có biết bao nhiêu cái khó nhận thấy, post bao giờ cho hết, có thể ông học ngành viễn thông thì thấy những điều đó là cơ bản, nhưng đối với những người khác thì nó là cả một vấn đề.

        Cái thực tế hay thực dụng như ông nói trong cái topic công nghệ mạng này là cái gì? Tự tay ông thiết kế nên cái tổng đài hả? Hay ông thiết kế lên cái hệ thống viễn thông ở VN này? Ông sáng tạo ra cách truyền dữ liệu mới , công nghệ mạng mới hả?Nếu ông làm được điều đó thì tôi lạy ông luôn đó, hay là ông cũng giống như tôi , như bao thằng sinh viên khác là ngồi đọc những cuốn sách,ta có , tây có để hiểu cách hoạt động của nó?

        Nếu tôi không post thì ông có post bài không vậy, ông post những cái gì lên đây?, ông post những cái mà nói ra chẳng có ai hiểu hả?, rồi một mình
        độc diễn, rồi cái topic này vốn đã kén người càng trở lên hẩm hiu à?Tôi post cái cơ bản,ai cũng hiểu, tôi muốn người ta chỉ ra tôi sai chỗ nào, không đúng chỗ nào,rồi từ đó có cơ sở để thảo luận tiếp,tiến tới những vấn đề cao hơn, ông không nhận thấy hay không nghĩ điều đó là đúng sao?

        Tôi tôn trọng góp ý của ông là post bài có trình tự, thể hiện cho người đọc ý tưởng mình muốn tiến tới, nhưng tôi ghét cái kiểu nói dạy đời láo toét kiểu trên cơ của ông, tôi muốn những lời nhận xét,bình luận không cần cái cách nói của ông.

        Comment


        • #5
          Xin lỗi vì đã viết những điều thật ngốc nghếch, xin lỗi bạn !
          sandflowers

          Comment


          • #6
            Không có gì đâu, tôi thấy tôi cũng quá lời,u thông cảm, tính tôi hơi nóng, tính ra đính chính lại thì thấy u post trước rồi.

            Comment


            • #7
              nay nguoi anh em
              noi nang gi ma gay gat
              hom nay tao moi vao nen khong biet nguoi anh em dang chan vao luc do
              neu biet tao vao phu nguoi anh em mot tay roi
              HOC BAY GIO LA DIEU CAN THIET /:)

              Comment


              • #8
                - Theo tôi nghĩ về khả năng trống nhiễu thì tín hiệu digital ưu việt hơn tín hiệu analog (nếu trái với suy nghĩ của các bạn thì đừng mắng tôi nhé - diễn đàn để thảo luận mà !).
                0912666017

                Comment


                • #9
                  Anh_hao_hoa tiếp tục đi chứ nhỉ. Không phải là không có ai theo dõi chủ đề của bạn cả. Có rất nhiều người như tôi chẳng hạn, bởi vì "không biết nên mới dựa cột mà nghe". Tôi là người mới chỉ biết đến forum này chỉ vài giờ trước đây và cũng là người quan tâm đến chủ đề về truyền số liệu. Khổ một nỗi là mặc dù bây giờ tôi đang làm cho một công ty viễn thông nhưng hồi còn đi học thì cứ ù ù cạc cạc, ngồi nghe các thầy giảng bài thì toàn thấy nó ở đâu đâu, tìm đọc các loại sách về truyền số liệu thì hình như các tác giả chỉ thường chỉ là dịch mơ hồ từ các sách Tây rồi in tên mình vào thôi rất ít có những người có được những tài liệu theo kiểu tutorial. Chắc là tại mình không được thông minh cho lắm nên đọc xong rồi lại chẳng hiểu gì cả. Theo tôi nghĩ thì không riêng gì tôi mà có rất nhiều người nhất là các bạn sinh viên cần những người có tâm huyết và hiểu biết thật sự để truyền đạt những kiến thức về truyền số liệu một cách dễ hiểu nhất. Mong rằng các bạn hãy tiếp tục có những bài viết hay cho diễn đàn.

                  Comment


                  • #10
                    Nguyên văn bởi anh_hao_hoa Xem bài viết
                    sao im lặng quá vậy? cho ý kiến đi chứ, vắng như chùa bà đanh mất hứng thiệt.
                    Góp thêm 1 ý:

                    Ưu điểm lớn nhất của digital signal chính là việc có thể áp dụng các kỹ thuật mã hóa sữa sai error control coding và rất nhiều các kỹ thuật xử lý tín hiệu số khác.

                    Bạn có thể trình bày thêm các kiểu điều chế tín hiệu anolog (AM,FM...) va digital (PCM, ASK, FSK, PSK, QAM ...) thì bài viết sẽ phong phú hơn

                    Comment


                    • #11
                      vấn đề chính thức về digi và anlo

                      so sánh giữa hai sig này thì cái nào củng có ưu và khuyết
                      tùy vào môi trường, địa hình cộng với khả năng thu nhập của người dân nữa.
                      nên người ta mới sản xuất ra nhiều thiết bị dân dụng củng như chuyên ngành
                      công ty TNHH Điện Tử Viễn Thông ANH EM
                      285 Nguyễn tiểu La-P8-Q10-tpHCM
                      08.39573363-22391774
                      yahoo:vtc1905
                      cung cấp, sữa chữa bảo hành thiết bị và hệ thống truyền hình. mở thuê bao truyền hình

                      Comment


                      • #12
                        Tui thấy đơn giản là như thế này:
                        Tín hiệu analog có thể "bị" ở 3 trạng thái: tốt-kém(bị nhiễu, méo..),xấu(mất tín hiệu)
                        Tín hiệu digital chỉ có 2 trạng thái : Tốt(có)-Xấu(không có)
                        Như thế cũng thấy rõ cái ưu cái khuyết của từng loại rồi, tất nhiên trong lĩnh vực này analog là ưu và trong lĩnh vực khác cái khuyết của nó là đáng kể và tương tự với digital cũng vậy.
                        Ví dụ: tín hiệu âm thanh dạng analog có thể ở 3 trạng thái: rõ, méo, không có
                        Với tín hiệu âm thanh dạng digital thì chỉ có: rõ hoặc mất (không có)
                        Tùy yêu cầu sử dụng mà ta chọn loại nào: ví dụ để nghe thông tin ta cần nghe được đầy đủ ( tuy nhiên đôi chỗ hơi méo tiếng cũng được ) còn hơn là nghe câu được câu mất ( trong tình huống tín hiệu thu được kém)
                        Nhưng để nghe âm nhạc chất lượng cao thì digital lại ưu việt hơn.

                        Comment


                        • #13
                          Chuyển từ tín hiệu tương tự RGB sang tín hiệu số RGB

                          Có ai biết về cách chuyển từ tín hiệu tương tự RGB sang tín hiệu số RGB thì giúp
                          mình với. Mình đang rất cần các tài liệu liên quan đến vấn đề này.

                          Comment


                          • #14
                            Chào

                            Chà, đề tài này hay đây. Tuy nhiên chúng ta cần nói về các mang truyền dẫn mang tính thời sự một chút như : PON hoặc GPON chẳng hạn có hơn không. Minh rất quan tâm đến vấn đề này mà chưa tìm được tài liệu. Ai biết gì về nó thì post lên cho mọi người cùng thảo luận nhé

                            Comment


                            • #15
                              Bạn anh_hao_hoa viết tiếp về chủ đề data transmission đi. Bạn cứ viết được khoảng một khối lượng thông tin nhất định nào đó, mình tin rằng lúc đó thread này sẽ sôi nổi hơn.
                              Đường đi khó!
                              Không khó vì ngăn sông cách núi mà chỉ sợ lòng người ngại núi e sông

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              anh_hao_hoa Tìm hiểu thêm về anh_hao_hoa

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X