Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Khái niệm phổ của tín hiệu ???

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Tôi nghĩ nói chi tiết ra đây sẽ rất dài. Để hiểu chính xác khái niêm phổ của tín hiệu thì các bạn có thể tìm đọc cuốn "Kỹ thuật trải phổ và ứng dụng. Trong đó có thể nói khá chi tiết phổ của tín hiệu, hàm tự tương quan, v.v.....
    Đường đi khó!
    Không khó vì ngăn sông cách núi mà chỉ sợ lòng người ngại núi e sông

    Comment


    • #17
      Nguyên văn bởi lnnh12284 Xem bài viết
      Câu hỏi này thật ra chỉ cần một vế: đó là ý nghĩa vật lý (hay một cách diễn đạt bằng ngôn ngữ, hình ảnh) của tích chập là gì.Vì ta thấy, nếu phổ của một tính hiệu là xung vuông biên độ bằng 1 nhân với phổ của một tính hiệu khác, khi đó thì ta thấy một thao tác lọc, chỉ lấy vùng tần số của tính hiệu thứ 2 mà nằm trong xung vuông giới hạn của tính hiệu thứ 1.Mình nghĩ nếu chúng ta có một cách hiểu "hình ảnh" đối với các công thức thì sẽ nhớ lâu hơn, và không thấy khó khăn trong việc nói để người khác hiểu.Nhưng vấn đề ở chỗ cách diễn đạt bằng ngôn ngữ hình ảnh không phải bao giờ cũng có.
      Ta nhận thấy rằng tích phân hai hàm cos có cùng tần số thì khác không và bằng không nếu tần số của chúng khác nhau trong khoảng thời gian bội số nguyên lần chu kì 2 hàm.Như thế,khi thực hiện phép chập,tức là ta đã lấy tích phân tích 2 hàm đó.Việc dịch chuyển về thời gian có ý nghĩa so pha của 2 tín hiệu.Nôm na rằng nếu hai tín hiệu có các thành phần cùng tần số thì được giữ lại và các thành phần tần số khác nhau thì loại bỏ đi.

      Comment


      • #18
        Tin tức truyền đi trong các hệ thống viễn thông được biểu thị dưới dạng các sóng tín hiệu.Sóng thu được tại điểm thu bao giờ cũng gồm 2 thành phần : Mong muốn và ko mong muốn.

        Comment


        • #19
          Vậy có nghĩa là phổ thực ra chỉ là một khái niệm toán học chứ ko phải là một tính chất vật lý của tín hiệu đúng ko nhỉ.

          Comment


          • #20
            Nguyên văn bởi i386 Xem bài viết
            Vậy có nghĩa là phổ thực ra chỉ là một khái niệm toán học chứ ko phải là một tính chất vật lý của tín hiệu đúng ko nhỉ.
            Nó thể hiện các dao động sin, cosin của một tín hiệu điện. Nếu tần số các dao động lớn thì tín hiệu điện biến thiên nhanh.

            Comment


            • #21
              Hic, cám ơn các bác đã nhiệt tình đóng góp ý kiến. Nhưng em cũng chưa hiểu rõ lắm. Các bác có thể giải phổ tín hiệu thích liên hệ với thực tế chứ kô chỉ đưa ra khái niệm được kô ạ

              Comment


              • #22
                Nguyên văn bởi i386 Xem bài viết
                Vậy có nghĩa là phổ thực ra chỉ là một khái niệm toán học chứ ko phải là một tính chất vật lý của tín hiệu đúng ko nhỉ.
                Đây nhé: Đèn đường có màu vàng là đèn do hơi Natri phát xạ ra. Trong quang học người ta đã xác định được ánh sáng này có 2 bước sóng là 589,0nm và 589,6nm; trong đó bước sóng 589,0nm có biên độ lớn hơn. Biểu diễn theo trục thời gian là 2 đường sinus. Biểu diễn theo trục tần số ta có 2 vạch ở 2 tần số ứng với các bước sóng trên, trong đó vạch ở tần số cao hơn (ứng với bước sóng 589,0nm có biên độ lớn hơn) thì cao hơn. Nhìn vào đó ta cũng "phán" được về tính chất vật lý của ánh sáng này chứ ?
                Vậy phổ đâu phải chỉ thuần túy là toán học ???
                Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                Comment


                • #23
                  Nguyên văn bởi qmk Xem bài viết
                  Hiểu nôm na là một ông gọi là Fu ri ê gì đó chứng minh được rằng một tín hiệu bất kỳ có thể tổng hợp từ các sóng sin có biên độ và tần số khác nhau.

                  Rồi mấy ông to đầu khác lại phát hiện ra rằng nếu biến đổi ra sóng sin thì có thể giải quyết một số vấn đề phức tạp một cách đơn giản hơn. Đặc biệt là giải phương trình vi phân.

                  Các sóng sin được đặc trưng bởi tần số và biên độ và pha.

                  Vì vậy muốn thể hiện trên trục đồ thị tập hợp các sóng sin tương đương với tín hiệu thì phải vẽ lên một trục tọa độ mà một cái là tần số còn cái kia là biên độ hoặc pha, cái tín hiệu tương đương này người ta gọi là phổ biên độ (phổ) hoặc phổ pha. Trục f ở đây thể hiện các tần số của sóng sin cần có để có thể tổng hợp ra một tín hiệu tương đương với tín hiệu gốc theo phép biến đổi Fourier...

                  Xét cho cùng phổ là một công cụ toán học như tích phân, đạo hàm... nó là công cụ dùng để giải quyết một số bài toán mà các công cụ truyền thống khó khăn trong việc sử dụng.
                  Thế nếu một tín hiệu dài vô hạn, cũng có thể phân tích dưới tổng tất cả các tín hiệu hình sin đơn giản đc à.

                  Comment


                  • #24
                    Tín hiệu và phổ của nó!

                    Để hiểu rõ hơn về Phổ tín hiệu, bạn nên tìm đọc quyển Lý thuyết mạch-tín hiệu tập 2 của thầy Đỗ Huy Giác ( xem kỹ chương 11). Trong sách viết rất chi tiết bạn ạ! Bạn cũng có thể tìm trên mạng quyển này, nếu mình nhớ không nhầm thì cũng có bạn đã scan cả quyển sách này ra và pót lên mạng rùi. Bạn chiu khó search tren google sẽ thấy ngay thôi. Mình cũng đang ngâm cứu nó đây! Nếu cho mình email minh sẽ gửi cho! Hix hix khó hiểu quá !

                    Comment


                    • #25
                      Phổ tín hiệu là biểu diễn của tín hiệu trên miền tần số. Biến đổi qua lại tín hiệu giữa miền thời gian và miền tần số được thực hiện bởi cặp biến đổi Fourier (trích lời thầy Bình).
                      Đường đi khó!
                      Không khó vì ngăn sông cách núi mà chỉ sợ lòng người ngại núi e sông

                      Comment


                      • #26
                        Em đang phải học mấy cái này, môn toán kĩ thuật (em vẫn đang học đại cương), sách chi dạy mấy cái phép biến đổi Laplace, Furrier, hay Z thôi mà chẳng biết nó dùng để làm gì. Thank nhiều.
                        Nhân tiện cho em hỏi, muốn tính tích chập của hai dãy số bằng đồ thị (thay vì dùng biến đổi Z) thì làm ntn? Em thấy thầy làm mà chẳng hiểu gì!!!!

                        Comment


                        • #27
                          Nguyên văn bởi coral910 Xem bài viết
                          Để hiểu rõ hơn về Phổ tín hiệu, bạn nên tìm đọc quyển Lý thuyết mạch-tín hiệu tập 2 của thầy Đỗ Huy Giác ( xem kỹ chương 11). Trong sách viết rất chi tiết bạn ạ! Bạn cũng có thể tìm trên mạng quyển này, nếu mình nhớ không nhầm thì cũng có bạn đã scan cả quyển sách này ra và pót lên mạng rùi. Bạn chiu khó search tren google sẽ thấy ngay thôi. Mình cũng đang ngâm cứu nó đây! Nếu cho mình email minh sẽ gửi cho! Hix hix khó hiểu quá !
                          anh ơi, anh gưi cho em quyển nay được ko? em đang cần nghiên cứu cái này mà bí wa, đọc hết 3 trang cua topic này rồi mà vẫn chưa hiểu lăm, ah tiện thể cho em hỏi 1 câu nhé, biến đổi fourier la laplace có ý nghĩa như thế nào trong phân tích tin hiệu vậy? như mấy anh nói ơ trên thì nó chỉ có ý nhĩa về mặt toán học thôi phải ko?
                          email của em nè : tinhanhladaiduongltl@yahoo.com

                          Comment


                          • #28
                            Đơn giản thôi mà. Phổ chính là sự biểu diễn năng lượng theo tần số thôi mà. Giống như ngày trước vẽ đồ thì biểu diễn biên độ theo thời gian thế thôi.
                            Đừng nghĩ cao sang quá. Cứ từ đó mà phát triển tiếp lên.

                            Comment


                            • #29
                              Nguyên văn bởi tkbang Xem bài viết
                              anh ơi, anh gưi cho em quyển nay được ko? em đang cần nghiên cứu cái này mà bí wa, đọc hết 3 trang cua topic này rồi mà vẫn chưa hiểu lăm, ah tiện thể cho em hỏi 1 câu nhé, biến đổi fourier la laplace có ý nghĩa như thế nào trong phân tích tin hiệu vậy? như mấy anh nói ơ trên thì nó chỉ có ý nhĩa về mặt toán học thôi phải ko?
                              email của em nè : tinhanhladaiduongltl@yahoo.com
                              Bạn có thể download cả 3 tập Lý thuyết mạch của tác giả Đỗ Huy Giác tại đây. Ngoài ra, mình nghĩ bạn cũng có thể tìm đọc cuốn Lý thuyết mạch của tác giả Phương Xuân Nhàn.
                              Hy vọng sẽ có ích cho bạn.
                              Đường đi khó!
                              Không khó vì ngăn sông cách núi mà chỉ sợ lòng người ngại núi e sông

                              Comment


                              • #30
                                Nguyên văn bởi mta1513 Xem bài viết
                                Đơn giản thôi mà. Phổ chính là sự biểu diễn năng lượng theo tần số thôi mà. Giống như ngày trước vẽ đồ thì biểu diễn biên độ theo thời gian thế thôi.
                                Đừng nghĩ cao sang quá. Cứ từ đó mà phát triển tiếp lên.
                                Đúng rồi, cứ nghĩ đơn giản phổ chính là đặc tính tần số của tín hiệu, có được từ biến đổi Fourier. Cái này lúc đầu mới tiếp xúc (em nghe đến khái niệm phổ lần đầu tiên là ở trong môn Nguyên lý kỹ thuật điện tử, và sau đó kỹ hơn là ở trong Xử lý tín hiệu số) thì thấy khó hiểu, nhưng sau đó học một vài môn như Thông tin số, Truyền hình số thì coi như biết phổ là gì luôn, cứ thế mà tương vào , ko cần hiểu sâu xa nó quá.

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                buratino01 Tìm hiểu thêm về buratino01

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X