Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Khái niệm phổ của tín hiệu ???

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #31
    ly thuyet là vậy.bác nào lập trình pro thử viết 1 ví dụ về thuật toan phan tích phổ cho ae học hỏi

    Comment


    • #32
      theo mình hiểu, đơn giản là thế này. Ở phổ thông trong phần dao động ta được học về sóng. Nó đơn thuần là biểu diễn 1 dao động (hay 1 tín hiệu) phụ thuộc vào thời gian (với điều kiện biên độ, tần số và góc pha ban đầu cố định). Nay học đại học, dựa vào toán học người ta lại chứng minh được rằng cái dao động tuần hoàn đó (hay tín hiệu đó) lại được phân tích thành tổng của các tín hiệu tuần hoàn có biên độ, tần số và góc pha ban đầu khác nhau. Do đó, thay vì biểu diễn độ mạnh yếu của tín hiệu theo thời gian (lúc lên lúc xuống) người ta lại đưa ra 1 loại đồ thị là đồ thị phổ tần. Bao gồm phổ biên độ và phổ pha.đồ thị phổ biên độ cho thấy ứng với mỗi giá trị tần số ta lại có 1 giá trị biên độ (hay năng lượng vì năng lượng tỉ lệ với bình phương biên độ mà). Hay hình ảnh hóa nó là 1 lớp học bao gồm nhiều học sinh.mỗi thằng có 1 cái tên (tương ứng với mỗi số hạng khai triển trong chuối Fourrie có 1 tần số riêng), ứng với mỗi thằng thì lực học của nó khác nhau (tương ứng với độ dài biên độ khác nhau). Còn phổ pha thì cũng tương tự thôi nhưng chú ý pha ở đây là pha ban đầu.
      Trên đây là những gì mình hiểu

      Comment


      • #33
        Khi bạn mô tả tín hiệu theo thời gian, bạn cần 1 đồ thị ứng với 1 tần số. Như vậy một tín hiệu sin cần 1 đồ thị,... n tín hiệu sin cần n đồ thị.
        Một tín hiệu thực tế thường gồm nhiều tín hiệu sin với nhiều tần số khác nhau. Mô tả theo kiểu trên thì tốn vô số giấy.
        Nếu mô tả theo phổ, chỉ cần 2 đồ thị: phổ biên độ và phổ pha.
        Nhìn vào 2 phổ này, ta có thể viết được đầy đủ tín hiệu ban đầu: Nó là tổng hợp của tất cả các tín hiệu có mặt trong phổ với các biên độ, tần số (omega) và pha (phi) tương ứng, viết theo hàm cos theo quy ước là tín hiệu thực.
        Với phổ liên tục: bó tay cả hai. Khi đó ta sẽ có "đáp ứng biên độ - tần số"

        (không hiểu sao không viết được công thức nữa)
        Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

        Comment


        • #34
          thế có ai giải thích vì sao khi vẽ phổ lại có tần số âm hok? hay đó chỉ là một dạng tần số mang tính tượng trưng??

          Comment


          • #35
            Ta cùng xem lại khái niệm phổ 1 bên và phổ 2 bên nhé:
            Với biểu diễn bởi sin thực, 1 tín hiệu điều hòa dạng sin (viết bằng cos) có biên độ A, tần số w. (tôi đang viết w thay cho omega): x(t) = Acos(wt+phi)
            Khi chuyển sang biểu diễn bởi sin phức, tín hiệu đó là tổng hợp của 2 tín hiệu điều hòa dạng sin phức [viết bằng exp(+/-(jwt + phi))] có biên độ A/2.
            x(t) = A/2 *{exp(jwt + phi) + exp(-(jwt + phi))}
            Vì vậy khi biểu diễn bằng phổ: tín hiệu sin thực có tần số w; đó là phổ 1 bên. Còn tín hiệu sin phức thì có các tần số +/-w; biểu diễn bằng phổ 2 bên. Vì thế nên có tần số âm (-w).
            Với tín hiệu có phổ 1 bên, ta sẽ viết lại được biểu thức tín hiệu theo thời gian dưới dạng sin thực.
            Với tín hiệu có phổ 2 bên, ta sẽ viết lại được biểu thức tín hiệu theo thời gian dưới dạng sin phức, như các biểu thức nêu trên
            ... Bạn có thể tham khảo các sách giáo khoa, chẳng hạn: sách của PGS TS Nguyễn Hữu Phương (Xử lý tín hiệu số, NXB Thống Kê 2003)
            Như vậy bạn có thể trả lời được câu hỏi "hay đó chỉ là một dạng tần số mang tính tượng trưng?":
            Trong thực tế, tần số là một đại lượng không âm . Tần số âm được dùng để biểu diễn tín hiệu bằng toán học.
            Last edited by HTTTTH; 17-12-2011, 12:22.
            Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

            Comment

            Về tác giả

            Collapse

            buratino01 Tìm hiểu thêm về buratino01

            Bài viết mới nhất

            Collapse

            Đang tải...
            X