Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Một số vấn đề trong thông tin di dộng số CDMA

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Một số vấn đề trong thông tin di dộng số CDMA

    Lý thuyết về CDMA được xây dựng từ những năm 1950 và đã được áp dụng trong thông tin quân sự từ những năm 1960.

    Một kỹ thuật quan trọng trong hệ thống CDMA mà khi mới bắt đầu học về CDMA ta cần phải biết đầu tiên là kĩ thuật trải phổ.
    Cũng chính vì CDMA sử dụng kĩ thuật trải phổ nên nhiều người dùng có thể chiếm cùng một kênh tần số. Những người sử dụng được phân biệt lẫn nhau bằng một mã đặc trưng không trùng với bất kì ai, và như thế đương nhiên rằng tính bảo mật trong CDMA là rất cao.

    Trải phổ là kĩ thuật được thực hiện bằng cách điều chế lần thứ 2 một tín hiệu đã được điều chế nhằm tạo ra một dạng sóng sẽ là nhiễu đối với bất kì một tín hiệu nào khác hoạt động trong cùng băng tần, tức là tín hiệu này sẽ là "trong suốt" với các tín hiệu khác trong băng tần này.
    Để tạo ra sự "trong suốt " này, kỹ thuật trải phổ điều chế một tín hiệu đã điều chế điều biên hay điều tần băng rộng tạo ra một tín hiệu có băng thông rộng hơn nhiều tín hiệu thông tin ban đầu cần truyền đi.
    Cũng chính vì thế ở các máy thu CDMA ta phải song song thực hiện kỹ thuật nén phổ ngược lại với kĩ thuật trải phổ ở nơi phát.

    Trong CDMA thực hiện các kĩ thuật trải phổ sau:
    + Trải phổ chuỗi trực tiếp(DSSS)
    + Trải phổ nhảy tần số(FHSS)
    + Trải phổ nhảy thời gian(THSS)
    + Trải phổ lai hybrid

  • #2
    Như đã nói ở trên về kĩ thuật trải phổ, bản chất của kĩ thuật trải phổ ở máy phát và nén phổ ở máy thu là làm cho ảnh hưởng của nhiễu, tạp âm bị tối thiểu hóa trong quá trình phát và thu tín hiệu.

    Một vấn đề cũng đáng quan tâm, đó là điều khiển công suất thích ứng trong CDMA. Như ta đã biết trong mạng điện thoại di động tổ ong hiện nay, trong mỗi một cell có một trạm BTS, như vậy tất nhiên tại cùng một thời điểm bất kì luôn có một số lượng nhất định mobile trong cell muốn thực hiện cuộc gọi của mình, và phát tín hiệu tới trạm BTS.

    Nếu như vậy, mobile nào mà càng gần BTS thì tín hiệu của nó tới BTS sẽ mạnh hơn các MS ở xa BTS. Và sẽ gây ra nhiễu đối với các MS ở xa này(nhiễu này được gọi là nhiễu gần xa). Để giải quyết vấn đề nhiễu gần xa, người ta phải điều khiển công suất thích ứng trong CDMA. Để sao cho công suất của các MS này tới BTS là tương ứng bằng nhau.

    Có hai cấu hình điều khiển công suất thích ứng:
    + Điều khiển công suất vòng hở: Trạm gốc BTS phát tín hiệu pilot trong kênh pilot thuộc kênh hướng xuống, MS sẽ đo cường độ pilot thu được để đánh giá được suy hao đường truyền và do đó MS sẽ điều khiển công suất phát của mình ở mức cần thiết.
    + Điều khiển công suất vòng kín: Trạm gốc giám sát công suất tín hiệu vô tuyến nhận được từ MS, tính toán, phát bản tin điều khiển mức công suất phát của MS. Căn cứ vào cường độ pilot thu được và sự điều khiển công suất của trạm gốc, MS sẽ điều khiển công suất thích ứng tạo ra mức công suất phát của nó một cách chính xác.

    Comment


    • #3
      Re: Một số vấn đề trong thông tin di dộng số CDMA

      Nguyên văn bởi telecom_dn
      Cũng chính vì CDMA sử dụng kĩ thuật trải phổ nên nhiều người dùng có thể chiếm cùng một kênh tần số. Những người sử dụng được phân biệt lẫn nhau bằng một mã đặc trưng không trùng với bất kì ai
      1-Vậy nên trong việc thông tin liên lạc, xác suất xảy ra việc 2 người cùng 1 tần số rất hay xảy ra. Nếu có một lúc nào đó, 2 thuê bao đó cùng gọi tại 1 thời điểm, vậy gây ra hiện tượng xung đột, bởi lẽ khi cùng phát, 2 mã phát nhận dạng sẽ phát đồng thời, nên gây ra hiện tượng sai mã và tổng đài nhận sai, vậy CDMA giải quyết vấn đề này ntn?
      2-Cũng như câu trên, nhưng trường hợp đơn giản hơn là 1 thuê bao đang nói chuyện, thuê bao kia lại bắt đầu quay số, do chúng cùng tần số nên sẽ có thể xảy ra hiện tượng chồng sóng mang làm sai lệch tín hiệu, CDMA chăc cũng có giải pháp?
      Mong bạn phổ biến kiến thức, xua đi màn đêm đen tối của tại hạ! Vạn hạnh, vạn hạnh!
      -------------------

      Comment


      • #4
        Như tui đã nói ở trên, khác với hệ thống điện thoại GSM sử dụng kĩ thuật TDMA, FDMA ( TDMA là chủ yếu) còn trong CDMA thì tất cả các người dùng đều sử dụng chung một kênh tần số chứ không còn là"xác suất xảy ra việc 2 người cùng 1 tần số rất hay xảy ra."

        Tuy rằng mọi người dùng đều sử dụng chung một kênh tần số như vậy nhưng không gây ra can nhiễu giữa các thuê bao là do các thuê bao này có những dãy PN( dãy giả nngẫu nhiên ) là hoàn toàn khác nhau.

        Bạn cần phân biệt rõ trong CDMA: tần số là sử dụng chung còn các mã PN là riêng. Và các mã này giúp phân biệt được giữa các thuê bao với nhau.
        Do vậy trong CDMA sẽ không có những vấn đề như Chi Bang đã hỏi.

        Các mã PN của các máy di động là hoàn toàn không giống nhau. Ví dụ như trong trải phổ trực tiếp dãy PN dùng để trải phổ có thể là dãy: dãy m, dãy Wash, dãy Gold... Khi có cuộc gọi tới số thuê bao nào đó, thì chỉ máy di động nào có cùng mã PN giống như ở nơi phát mới thu được cuộc gọi đó, còn những máy khác đương nhiên là cũng nhận được tín hiệu này, nhưng một cái hay đó là sự tương quan chéo giữa hai dãy PN khác nhau là rất nhỏ ( gần bằng 0) nên nhiễu gây ra là không đáng kể. [/quote][img][/img][img]

        Comment


        • #5
          Nước mình có những mạng nào dùng CDMA rồi ? Viettel, S-fone, Mobile phone, Vinaphone ?

          Comment


          • #6
            Nguyên văn bởi 877A
            Nước mình có những mạng nào dùng CDMA rồi ? Viettel, S-fone, Mobile phone, Vinaphone ?
            Hiện nay, ở VN chỉ có mạng S - fone là dùng CDMA còn các mạng còn lại đều sử dụng công nghệ GSM 3G cả
            |

            Comment


            • #7
              Theo anh thì CDMA và GSM cái nào ưu việt hơn ?

              Comment


              • #8
                Hơi khó để có thể trả lời câu hỏi của bạn. Nhưng cá nhân mình thì CDMA hay hơn GSM. Và khi tìm hiều bạn cũng nên học cả 2 loại này để so sánh với nhau như thế sẽ tiện hơn rất nhiều.
                Bạn telecom_dn có thể đưa ra một bài so sánh về 2 loại công nghệ này cho mọi người rõ hơn một chút được không ?

                Comment


                • #9
                  Mong các bác có kinh nghiệm vào chia sẻ cho mọi người về tình hình phát triển ở Việt Nam, Theo tôi thì xu hướng phát triển của ngành Viễn Thông
                  trong nước là đi theo hướng dịch vụ là chủ yếu. Tuy nhiên tôi cũng không
                  hình dung được công việc cụ thể ra sao ? Tôi có nghe được thông tin là Hanoi Telecom cũng sắp có dịch vụ CDMA không biết có đúng không ?
                  GSM: Là hệ thống thông tin di động toàn cầu, còn CDMA là đa truy cập theo phân mã. WCDMA và GPRS, liên kết giữa các mạng này ra sao ? Rất mong được sự chỉ bảo của các bác.
                  Tại sao chúng ta không dùng một loại mạng CDMA như Hàn Quốc nhỉ ?

                  Comment


                  • #10
                    Một trong những điểm khác biệt giữa CDMA và GSM là vấn đề chuyển giao.
                    Như ta đã biết trong thực tế, một điện thoại di động trong khi đang thực hiện cuộc gọi của mình vẫn có thể di chuyển từ nơi này đến nơi kia. Nên cũng có thể nó sẽ di chuyển ra khỏi cell nó đang tiến hành cuộc gọi,và cùng với sự thay đổi cell sẽ dẫn đến sự thay đổi của trạm BTS (do mỗi cell là do một BTS đảm nhận) như vậy sẽ dẫn đến hiện tượng chuyển giao của di động giữa các cell với nhau.
                    + Trong CDMA,có "chuyển giao mềm" tức là " nối trước khi cắt" di động sẽ bắt tín hiệu với BTS của cell mới trước sau đó mới cắt tín hiệu khỏi BTS ở cell cũ. Ngoài ra CDMA,còn có cung cấp chuyển giao "rất mềm" là giữa các anten trong cùng một BTS.
                    + Trong GSM, có "chuyển giao cứng " tức là MS cắt tín hiệu khỏi BTS cũ trước xong mới nối tín hiệu với BTS trong cell mới.
                    Và như vậy chất lượng cuộc gọi của CDMA trong trường hợp này là tốt hơn.

                    Comment


                    • #11
                      Hơn nữa, trong vấn đề điều khiển công suất trong hệ thống di động CDMA và GSM cũng có nhiều điểm khác nhau về thuật toán và cách xử lí.
                      Thậm chí trong các thế hệ CDMA khác nhau: IS-95, CDMA 2000, WCDMA cũng có nhiều cách điều khiển công suất.
                      Có ai rõ hơn về vấn đề điều khiển công suất thì hãy post bài cho mọi người cùng tham khảo.

                      Comment


                      • #12
                        Một tin tức đáng mừng cho công nghệ CDMA tại Việt Nam:

                        "Chúng tôi không hài lòng về những gì đang diễn ra với dự án của S-Fone tại Việt Nam. Những quyết định được thực hiện chậm đã làm người tiêu dùng chưa nhận thức được sự ưu việt của công nghệ CDMA mang lại. Chúng tôi cam kết mang tới cho người tiêu dùng Việt Nam không chỉ là công nghệ mới mà còn là một phong cách sống mới của thời đại "cả thế giới trong lòng bàn tay". Trong tháng 11.2005, chúng tôi sẽ chính thức công bố các quyết định chiến lược về tăng vốn đầu tư tại Việt Nam và quyết tâm đưa S-Fone trở thành nhà cung cấp dịch vụ viễn thông hàng đầu tại Việt Nam trong năm 2006” - ông Roy Joon, Giám đốc chiến lược S-Fone tại Việt Nam"
                        <theo Vietnamnet>

                        Comment


                        • #13
                          trui oi ngui ta bay gio con trich hop ca hai mang cdma va gms vao chung mot sim rui may pa oi..dien hinh la telecom day...nhung bna nay chua su dung rong rai lam dau

                          Comment


                          • #14
                            Bác vui lòng sang địa chỉ:
                            http://www.ttvnol.com/dtvt/157991.ttvn
                            có rất nhiều cho bác làm

                            Comment


                            • #15
                              Nguyên văn bởi Haile: "Hiện nay, ở VN chỉ có mạng S - fone là dùng CDMA còn các mạng còn lại đều sử dụng công nghệ GSM 3G cả"
                              EVNTelecom là một trong 3 nhà cung cấp dịch vụ mạng di động và cố định sử dụng công nghệ CDMA (Code Division Multiple Access). Hiện EVNTelecom đang triển khai các dịch vụ E-COM (Cố định không dây) và E-PHONE (Di động nội tỉnh - Thực ra là di động nội đài) và Đang thử nghiệm gói dịch vụ E-MOBILE (Di động toàn quốc - 096). Và CDMA đã được nâng cấp lên EV-DO và đang dùng thử nghiệm tại Tp Hồ Chí Minh.
                              EV-DO sử dụng thêm 01 sóng mang độc lập cho truyền dữ liệu, tốc độ dữ liệu có thể lên tới 2Mbps. Một đặc điểm nổi bật của nhà cung cấp này là cho phép E-PHONE gọi VoIP qua mạng 179 của EVNTel.
                              Trên đây là những đóng góp nhỏ bé về Công nghệ này, rất mong các hạ chỉ giáo thêm.

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              telecom_dn Tìm hiểu thêm về telecom_dn

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X