Nếu đây là lần đầu tiên đến với Điện Tử Việt Nam, bạn có thể đọc phần Hỏi đáp bằng cách nhấn vào liên kết. Có thể bạn cần đăng kí trước khi có thể gửi bài . Để bắt đầu xem bài viết, chọn diễn đàn bạn muốn thăm dưới đây.
Bác nói em vẫn chưa hiểu.
Em muốn hỏi thế này, cứ cho là em có 2 lẽ sắt, muốn chế anten cho tivi thì nối dây như thế nào.
Mong bác chỉ giúp (có mạch càng tốt)
Muốn chế anten TIVI thì mình hãy xem lại anten thu sóng ở kênh nào như VHFL VHFH hay UHF . từ đó chúng ta có tính toán phù hợp cho các với bước sóng mà đài phát gởi dến , độ dài ngắn của các chấn tử hướng sóng và phản sóng quyết định đến độ nhạy thu sóng , từ đó chúng ta có được anten đơn kênh hay đa kênh .
muốn chế anten cho tivi thì nối dây như thế nào.
Mong bác chỉ giúp (có mạch càng tốt)
keke
Sau đó bác làm theo bác vuthaongyuen
nối bằng dây song hành 300 ôm vào 1 cái đầu chuyển đổi trở kháng 300ôm 75 ôm
Dây song hành 300 ôm là dây anten có 2 dây đồng bọc nhựa chạy song song với nhau và cách nhau một khoảng (1cm) khác với dây đồng trục 75 ôm là dây có lõi đồng ở giữa được cách điện với dây bên ngoài được đan tết, bọc kín dây trục (lõi) có tác dụng khử nhiễu, bọc nhiễu cho dây lõi (truyền tín hiệu), Cái chuyển đổi trở kháng 300 ôm => 75 ôm có bán ở các hiệu đồ điện dân dụng; tiêm bán anten. Một đầu có 2 ốc để bắt dây song hành vào; một đầu là giắc đồng trục 75 ôm để cắm vào đằng sau TV.
Nếu tiếp tục không hiểu thì ra tiệm xem lại cái anten râu xem người ta làm thế nào để bắt chước nhé.
nếu bạn thấy phúc tạp qua thì lấy 1 bóng đèn neon (1m2 càng hay). đấu 2 đầu dây ăng ten vào 2 đầu đèn neon là xong, 2 đầu còn lại đấu vào củ cắm tivi.
cái này đã làm thử bắt tốt nhưng chỉ ở những nơi không bị che khuất. hì...
Thấy có một số bạn có kiến thức về anten nên tôi xin được hỏi một số chi tiết:
1. Tại sao anten hay dùng ống nhôm rỗng? Có phải để tăng diện tích bề mặt không?
2. Nếu ở nhà muốn cho anten bắt sóng tốt hơn thì có thể thay ống nhôm bằng ống đồng không? Vì ống nhôm xài một thời gian sẽ bị oxy hóa, chất lượgn bắt sóng giảm hẳn. Các ống đồng này có thể mua ở đâu
3. Có thể dùng ruột dây điện (đặc ruột) thay thế các ống nhôm không?
Vì anten kích thước dùng tính toán chủ yếu là phụ thuộc vào diện tích bề mặt và chiều dài của ống, thường dùng nhôm cho nhẹ, dùng đồng sẽ dẫn điện tốt hơn ( trở thuần ), còn với trở sóng thì không khác nhôm là bao nhiêu.
Dùng dây đồng đặc cũng được, nhưng như vậy thì tốn kém và anten sẽ nặng , trọng lượng anten cũng quan trọng vì anten thường phải treo cao, nếu nhẹ thì có lợi hơn !
còn với trở sóng thì không khác nhôm là bao nhiêu.
Dùng dây đồng đặc cũng được, nhưng như vậy thì tốn kém và anten sẽ nặng , trọng lượng anten cũng quan trọng vì anten thường phải treo cao, nếu nhẹ thì có lợi hơn !
Có phải ý bạn là nếu dùng dây đồng đặc (tôi định dùn ruột dây điện loại lớn) thì chất lượng thu sóng cũng không được cải thiện bao nhiêu? Vậy nó có tác dụng khi nhôm trên anten đã bị rỉ không?
Vậy có cách nào để cải thiện đáng kể chất lượng thu sóng của anten không, bằng cách thay đổi một số vật liệu trên anten chẳng hạn?
Tôi thấy có một số hướng dẫn dùng giấy bạc, nếu mình bọc các chấn tử bằng giấy bạc thì có tác dụng tốt không?
giấy bạc quấn trên 1 lõi gỗ về tính chất thu sóng ko khác 1 thanh nhôm có cùng kích thức, song nếu dùng giấy bạc làm anten thì ko tốt, vì không chịu được mưa nắng, được dăm ngày thì hỏng Anten vừa kinh tế, vừa hợp lý về trọng lượng, vừa đảm bảo về kỹ thuật thì nên dùng ống đồng hoặc nhôm rỗng ( đồng thì tốt hơn nhưng chóng bị rỉ ), do vậy nên dùng nhôm vẫn là hiệu quả hơn cả
Để cải thiện chất lượng anten có thể có mấy cách đơn giản sau: - Dùng đúng loại anten ( anten thu kênh gì VHF, UHF, FM …) - Dùng vật liệu tốt ( nhôm, đồng ) không rỉ, cứng đảm bảo ít bị cong lệch do tác động thời tiết .. - Hệ thống nối, cáp dẫn được lắp tốt đảm bảo các mối tiếp xúc, đường dẫn cáp ngắn nhất, không bị cuộn, xoắn, hoặc bị chạm mát với tường ẩm .. - An ten được treo cao nhất có thể được, ở vị trí trống ít bị cản bởi các vật thể xung quanh ( mái tôn, nhà cao tầng, dây điện cao áp ..) - Anten được chỉnh đúng hướng thu
Bạn tham khảo thông số và hình một anten UHF thiết kế cho tần số 900 MHz, nếu muốn dùng cho các dải tần khác thì bạn tự tra tần số kênh đó và tính toán lại các chấn tử :
Em muốn hỏi xem sự khác nhau như thế nào giữa anten râu và anten dàn UHF. Độ lợi về tín hiệu của 2 loại đó khác nhau như thế nào? Ứng với những địa bàn như thế nào thì nên dùng loại anten nào ?
Nhà em ở khu tập thể, dùng anten dàn không thể nào thu sóng được(mặc dù là nghe mọi người bảo anten dàn thu sóng khỏe hơn) mà phải dùng anten râu và đặt dọc theo hướng đài phát hình mới xem đợc.
Anten râu độ lợi nhỏ hơn anten dàn khá nhiều
Anten dàn thường đạt từ 3-8 db
Tuy nhiên anten dàn nếu chỉnh sai hướng thu thì dễ bì nhòe, xấu hình
Anten râu dễ lắp hơn, góc thu sóng rộng hơn nên việc chỉnh hướng có dễ hơn
Với địa bàn thuộc nội thành, tức là khoảng cách từ đài phát đến nơi thu sóng không xa ( cỡ 15 Km ) thì anten râu có thể thu sóng khá tốt rồi, chủ yếu cần quan tâm việc bị che chắn tầm nhìn, dùng anten râu đưa lên thật cao thì dễ lắp hơn anten dàn.
Với khu vực ở xa ( từ 30 Km ) thì sư che chắn ít, nên dùng anten dàn + chỉnh hướng thu chính xác sẽ cho chất lượng tốt hơn.
Thấy có một số bạn có kiến thức về anten nên tôi xin được hỏi một số chi tiết:
1. Tại sao anten hay dùng ống nhôm rỗng? Có phải để tăng diện tích bề mặt không?
2. Nếu ở nhà muốn cho anten bắt sóng tốt hơn thì có thể thay ống nhôm bằng ống đồng không? Vì ống nhôm xài một thời gian sẽ bị oxy hóa, chất lượgn bắt sóng giảm hẳn. Các ống đồng này có thể mua ở đâu
3. Có thể dùng ruột dây điện (đặc ruột) thay thế các ống nhôm không?
1.vì tín hiệu cao tần chủ yếu truyền theo bề mặt theo hiệu ứng skin thì phải nên người ta chỉ dùng ống nhôm rỗng ruột.
2.có thể dùng ống đồng nhưng ống đồng thì nặng, giá thành cao, khó chế tạo hơn ống nhôm.
3.dùng dây điện đặt ruột thì có khác gì làm tăng trọng lượng đâu, lại ko có lợi.
Mình cần đặt hàng thiết kế chế tạo mạch nghịch lưu 3 pha để cài đặt các thuật toán điều khiển động cơ FOC, DTC, ... Xin liên hệ trungaut@gmail.com để bàn chi tiết. Xin cảm ơn diễn dàn đăng tin!
Trừ trường hợp công suất (rất) thấp, hầu như tất cả các loại nguồn xung thông thường đều có tụ nhỏ 1 - 10nF nối giữa sơ cấp và thứ cấp, để thoát nhiễu và để chống hiện tượng tương tự tĩnh điện. Vụ này đã thảo luận vài...
Dạ chú sắm con át chống giật và thay nguồn tổ ong khác cho an toàn ạ. Đa phần nguồn xung đều xả nhiễu của bên thứ cấp về điện lưới qua 1 con tụ nên cảm giác tê sẽ khó xác định rõ ràng là do rò điện hay là nó vốn vậy...
Comment