Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Thiết kế mạch thu phát RF 800 MHZ

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Thiết kế mạch thu phát RF 800 MHZ

    Chào các bạn . Mình rất muốn thiết kế mạch thu phát RF 800 MHZ nhưng mà mình là dân ngoại đạo nên không thể tự thiết kế được . Nếu ai biết thiết kế hoặc có mạch thì đưa nên diễn đàn cùng chia sẻ . Mình nghe nói có thể dùng mạch thu phát RF của đầu máy VIDEO nội địa thiết kế lại được có phải không . Cám ơn các bạn

  • #2
    Nguyên văn bởi hoangtu Xem bài viết
    Chào các bạn . Mình rất muốn thiết kế mạch thu phát RF 800 MHZ nhưng mà mình là dân ngoại đạo nên không thể tự thiết kế được . Nếu ai biết thiết kế hoặc có mạch thì đưa nên diễn đàn cùng chia sẻ . Mình nghe nói có thể dùng mạch thu phát RF của đầu máy VIDEO nội địa thiết kế lại được có phải không . Cám ơn các bạn
    rởn cả da gà .
    Mà cái video nội địa ấy móc ở đâu ra ???

    Dân "nội đạo "tôi thấy còn khó nữa là " dân ngoại đạo".
    Module RF chuyên dụng điều khiển, truyền dữ liệu, thiết kế đề tài, dự án điện tử - chuyển giao công nghệ... ĐT: 0904964977 - email: dientuqueduong@yahoo.com

    Comment


    • #3
      Nguyên văn bởi queduong Xem bài viết
      rởn cả da gà .
      Mà cái video nội địa ấy móc ở đâu ra ???

      Dân "nội đạo "tôi thấy còn khó nữa là " dân ngoại đạo".
      Thế bác có biết thiết kế không ? . Nếu bác không biết thì để người khác thiết kế . Nói như bác thì .. tôi mà làm được thì khỏi phải đưa lên diễn đàn chi cho mất công . Mà đã là dân "nội đạo " mà không thiết kế được mạch này thì e mang tiếng lắm

      Comment


      • #4
        bác này là ngoại đạo mà đòi làm mạch thu phát RF 800MHz thì đúng là quá khủng luôn em là sinh viên đang làm mạch thu phát FM mà còn thấy khó vật nữa là mà sao bác biết là dân nội đạo mà ko biết thiết kế mạch này thì mang tiếng nhỉ
        Đề nghị bác nói năng nhẹ nhàng hơn ko nên khích bác nhau thế
        hi

        Comment


        • #5
          Bạn cần truyền loại tín hiệu gì? (dùng 800Mhz truyền) cụ thể hơn được không. Vì mỗi loại tín hiệu sẽ có cách điều chế/giải điều chế khác nhau cho phù hợp.Thiết kế là 1 khâu, khâu nữa cung quan trọng không kém là thi công, hiệu chỉnh. Tôi nghĩ trên diễn đàn sẽ có người chia sẻ với bạn về thiết kế cũng như kinh nghiệm. 800Mhz, 1.2Ghz hay 2,4Ghz cũng làm được thôi. Tôi cũng nghĩ rằng AE trên diễn đàn không nên nói nhau như thế, nó mang tính khiêu khích, không giải quyết vấn đề gì cả

          Comment


          • #6
            toi muon tao mach dao dong dung thach anh va ic so, co ai biet chi toi voi thank

            Comment


            • #7
              Nguyên văn bởi qhung111 Xem bài viết
              toi muon tao mach dao dong dung thach anh va ic so, co ai biet chi toi voi thank
              Dùng con thạch anh và con 7404 nối với nhau ý
              Bác muốn xem chi tiết vào google search ra cả đống

              Comment


              • #8
                Nguyên văn bởi queduong Xem bài viết
                rởn cả da gà .
                Mà cái video nội địa ấy móc ở đâu ra ???

                Dân "nội đạo "tôi thấy còn khó nữa là " dân ngoại đạo".
                Xin lỗi các bác . Thú thực thì tôi cũng hơi quá lời . Nhưng mà tại bác queduong nói có vẻ hơi chế nhạo . Tôi học nghành điện công nghiệp nên cái khoản thu phát sóng mới quá . còn chuyện thu phát của mạch RF từ đầu máy nội địa thiết kế lại sẽ phát được đến tần số bao nhiêu thì tôi ko được rõ lắm nên tôi mới hỏi , chứ không phải nói là mạch RF từ đầu máy có thể thiết kế được mạch 800 MHZ . Tôi muốn tìm hiểu Mạch thu phát RF 800 MHZ dùng để thu phát sóng "điện thoại mẹ bồng con" hoặc dùng để thu phát sóng điện thoại di động . một trạm BTS mini . Ý tưởng có vẻ hơi hoang tưởng phải không ? Nhờ các bác giúp đỡ .Thanks

                Comment


                • #9
                  Không phải tôi chế nhạo gì đâu ,mà quả thực nó khó đấy .

                  - Khó ở chỗ là không kiếm đâu cái đầu nội địa đó , bởi trước đây tôi làmnghề sửa chữa điện tử và có cả nhà kho đầu video các loại ( giờ bán đồng nát hết ) nhưng những cái kênh RF 800MHz thì tôi chưa may mắn lấy được cái nào.
                  - không kiếm được thì dĩ nhiên ta phải tạo mới , mà ở tần số như vậy thì đúng là khó quá đi chứ .
                  Tôi cũng có chút ít kinh nghiệm về RF và tôi nhận thấy nó có khăn trong thiết kế . ( và tôi là dân nội đạo )
                  Bác là dân không chuyên về RF ( dân ngoại đạo ) thì rõ lầphỉ thấy khó khăn hơn tôi chứ .

                  Tôi cũng đang chờ ý kiến của mọi người đây .
                  Module RF chuyên dụng điều khiển, truyền dữ liệu, thiết kế đề tài, dự án điện tử - chuyển giao công nghệ... ĐT: 0904964977 - email: dientuqueduong@yahoo.com

                  Comment


                  • #10
                    Để làm được mạch RF800 thì dùng con oxi 1G, con spec3,6G để xăm soi tín hiệu có ổn kô bác quế dương?

                    Comment


                    • #11
                      Nguyên văn bởi hoangtu Xem bài viết
                      Xin lỗi các bác ..... Tôi muốn tìm hiểu Mạch thu phát RF 800 MHZ dùng để thu phát sóng "điện thoại mẹ bồng con" hoặc dùng để thu phát sóng điện thoại di động . một trạm BTS mini . Ý tưởng có vẻ hơi hoang tưởng phải không ? Nhờ các bác giúp đỡ .Thanks
                      1. Đồng ý với í kiến "hoang tưởng"
                      2. Chả bít gì về RF nên k giúp dc.

                      Comment


                      • #12
                        Thiết kế và chế tạo mạch thu phát RF800 về mặt lý thuyết hoàn toàn có thể làm được miễn là chúng ta có kiến thức về Microwave Engineering. Trước hết nói về kiến trúc của mạch. Vì là bộ thu phát nên ta có mạch thu và mạch phát. Phía phát gồm các subcircuits cơ bản như: Lọc, trộn, dao động, khuếch đại (IF, RF), anten. Phía thu gồm: Lọc, trộn, dao động (có thể dùng chung bộ dao động mạch phát), khuếch đại (LNA, RF, IF) vv... Như vậy có nghĩa ta phải thiết kế từng mạch con và sau đó tích hợp lại với nhau để thành mạch hoàn chỉnh. Tuy nhiên, khi tích hợp lại, vấn đề phối hợp trở kháng giữa các mạch là rất quan trọng. Việc thiết kế là khâu tốn nhiều thời gian và công sức đòi hỏi phải có kiến thức về mạch cao tần và khả năng phân tích cũng như kinh nghiệm để có định hướng tối ưu. Việc thiết kế và tối ưu được hỗ trợ bởi các simulator của nhiều hãng trên thị trường như: ADS của agilent, Microwave Office, Serenade, APlac, Microwave Studio vv.... Nếu chúng ta thật sự muốn phát triển lĩnh vực cao tần ở Việt nam thì nên đi từ những kiến thức và hiểu biết căn bản và đòi hỏi phải đúng chuyên môn và có niềm đam mê và cả có tiền nữa, không chỉ là dựa vào kinh nghiệm như mạch điện tử thông thường và những phỏng đoản không có căn cứ vững chắc. Ở đây tôi không có ý làm phật lòng các bạn mà chỉ muốn tham gia trao đổi với mọi người có tâm huyết. Các bạn biết là sau khi đã thiết kế là đến giai đoạn chế tạo và đo kiểm. Việc chế tạo mạch in cao tần tôi không biết ở VN có thể làm ở đâu và các máy đo như Spectrum analyzer, Network Analyzer, Signal Generator, Ocilloscope cao tần là những thiết bị đo thiết yếu và rất đắt tiền. Hi vọng trong tương lai, lĩnh vực cao tần sẽ phát triển ở Việt nam.

                        Một vài điều chia sẻ với các bạn, nếu cần trao đổi xin liên hệ theo địa chỉ anhnx@viettel.vn

                        Comment


                        • #13
                          Nguyên văn bởi anhnx Xem bài viết
                          Thiết kế và chế tạo mạch thu phát RF800 về mặt lý thuyết hoàn toàn có thể làm được miễn là chúng ta có kiến thức về Microwave Engineering. Trước hết nói về kiến trúc của mạch. Vì là bộ thu phát nên ta có mạch thu và mạch phát. Phía phát gồm các subcircuits cơ bản như: Lọc, trộn, dao động, khuếch đại (IF, RF), anten. Phía thu gồm: Lọc, trộn, dao động (có thể dùng chung bộ dao động mạch phát), khuếch đại (LNA, RF, IF) vv... Như vậy có nghĩa ta phải thiết kế từng mạch con và sau đó tích hợp lại với nhau để thành mạch hoàn chỉnh. Tuy nhiên, khi tích hợp lại, vấn đề phối hợp trở kháng giữa các mạch là rất quan trọng. Việc thiết kế là khâu tốn nhiều thời gian và công sức đòi hỏi phải có kiến thức về mạch cao tần và khả năng phân tích cũng như kinh nghiệm để có định hướng tối ưu. Việc thiết kế và tối ưu được hỗ trợ bởi các simulator của nhiều hãng trên thị trường như: ADS của agilent, Microwave Office, Serenade, APlac, Microwave Studio vv.... Nếu chúng ta thật sự muốn phát triển lĩnh vực cao tần ở Việt nam thì nên đi từ những kiến thức và hiểu biết căn bản và đòi hỏi phải đúng chuyên môn và có niềm đam mê và cả có tiền nữa, không chỉ là dựa vào kinh nghiệm như mạch điện tử thông thường và những phỏng đoản không có căn cứ vững chắc. Ở đây tôi không có ý làm phật lòng các bạn mà chỉ muốn tham gia trao đổi với mọi người có tâm huyết. Các bạn biết là sau khi đã thiết kế là đến giai đoạn chế tạo và đo kiểm. Việc chế tạo mạch in cao tần tôi không biết ở VN có thể làm ở đâu và các máy đo như Spectrum analyzer, Network Analyzer, Signal Generator, Ocilloscope cao tần là những thiết bị đo thiết yếu và rất đắt tiền. Hi vọng trong tương lai, lĩnh vực cao tần sẽ phát triển ở Việt nam.

                          Một vài điều chia sẻ với các bạn, nếu cần trao đổi xin liên hệ theo địa chỉ anhnx@viettel.vn
                          Bác cho em hỏi với ạ , em chưa hiểu rõ về viẹc thu và phát RF . Cụ thể là , khi bên phát nó phát ra sóng ( dao động ) , bên thu dùng anten để thu , chỉ có điều là angten là 1 sợi dây đồng , làm sao mà nó có thể thu được bác nhỉ .Em cũng mới tìm hiểu về Rf ,còn nhiều điều chưa biết mong bác chỉ giúp ...bác có nick yahoo không ạ , dùng yahoo hoặc gmail thông dụng hơn trong việc gửi thư ...

                          Comment


                          • #14
                            Nói một cách đơn giản, đoạn dây kim loại có độ dài tối thiểu 1/4 bước sóng công tác có thể thu được sóng vô tuyến khi có sóng vô tuyến đập vào nó. Tuy nhiên không phải tần số nào nó cũng thu tốt. Để hiểu bản chất của anten monople (mẩu dây kim loại) ta phải vận dụng lý thuyết ảnh (image theory). Khi mẩu dây đặt gần ground thi nó mới được gọi là anten monopole. Áp dụng lý thuyết ảnh, ta sẽ có một anten dạng dipole chiều dài tổng cộng là 1/2 bước sóng công tác. Thực chất do hở mạch tại 2 đầu của dipole nên sóng dòng điện sẽ phản xạ qua lại 2 đầu mút và tạo nên hiện tượng cộng hưởng (giống như hốc cộng hưởng). Không chỉ có sóng với bước sóng tương ứng với 1/2 lambda sẽ cổng hưởng mà sóng có bước sóng n lần lamda/2 cũng sẽ cộng hưởng. Tuy nhiên sóng nào có biên độ tín hiệu lớn và nằm trong dải thông của bộ lọc chọn lựa băng tần đầu vào máy thu sẽ được thu nhận. Ngoài vấn đề kích thước thì vấn đề trở kháng anten nhằm phối hợp với đầu vào máy thu cũng rất quan trọng.

                            Trên đây là một vài điều chia sẻ với các bạn theo những hiểu biết của tôi. Có điều gì không đúng mong mọi người góp ý.

                            Comment


                            • #15
                              Em thử làm mạch dao động bằng thạch anh rồi nhưng hình như nó không nháy luôn. có lẽ do nó nháy quá nhanh.
                              vậy thì làm thế nào hở các bác?
                              ||

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              hoangtu Tìm hiểu thêm về hoangtu

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X