Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Mạch nguồn dimmer và bí ẩn của triac!

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    1. Về triac:
    - đây là loại nhạy (sensitive gate), loại này rất hay bị nhiễu điều khiển. Khi không cần thiết, bạn nên thay nó bằng loại triac thông thường (non-sensitive), ví dụ BTA6-400 chẳng hạn. Vì dòng ra max của PIC16F88 lên đến 100mA, nên dùng với BTA không vấn đề gì.
    - Nếu vẫn dùng MAC97, thì R4= 1k là không cần thiết.
    - Dòng RMS tối đa của MAC97 chỉ 0,6A, nhưng ở đây R2 = 100 ôm /220VAC ??? (chưa kể còn tải nữa ???)
    - Triac được nối sau điốt???
    - Không biết khi bạn viết "thực ra khi nối tắt cực điều khiển với MT2...", là bạn viết nhầm, hay là hiểu nhầm??? Đúng như cách vẽ trong sơ đồ, phải nối R3 tới MT2, R2 tới MT1, C1 tới G, tức là muốn tắt triac, phải nối tắt G và MT1.
    - Thông thường, tải được đặt bên phía MT2, rất ít khi đặt bên MT1, trừ trường hợp thiết kế có chú ý đến điều gì đặc biệt, ví dụ: bạn định sử dụng mạch này làm bộ đổi điện AC/DC không biến áp???.
    - Đã thử bằng nhiều con triac khác nhau nhưng kết quả vẫn vậy.Kể cả loại có sensitive Gate hay không?
    - Tôi thực hiện để dimmer nên chỉ cho điện áp qua ở điểm 12V nên tải vậy là đủ lớn rồi.
    - Xin lỗi vì đây là lỗi thiết kế sai do nhầm cực triac. Nhưng cũng đã thử lại, hiện tượng vẫn không thay đổi.
    - Bạn đoán đúng! Tôi xử dụng mạch này để đổi điện AC 220V ra DC 12V.

    2. Về PIC: Bạn đưa điện áp AC vào chân INT/CCP của PIC??? Bạn định sử dụng các điốt bảo vệ nội của PIC giúp bạn việc nắn điện ???
    thực ra không phải.Các diode chỉ làm nhiệm vụ bảo vệ thôi còn con PIC chỉ cần cứ có tín hiệu từ 2.5V trở lên là nó nhận ra mức 1, dưới 1.8V là nó ra mức 0.
    Các cao thủ xem và góp ý thêm giúp với nhé.

    NamVN[/QUOTE]
    Cũ người mới ta!

    Comment


    • #17
      bạn đã thử dùng MOC3120 chưa? kết hợp con này với Triắc và các thông số tụ điện trở phù hợp sẽ giảm được 99% hiện tượng như bạn nói.
      Có phải hiện tượng của bạn xảy ra ở thời điểm đóng điện không? Nếu triắc đk động cơ thì động cơ quay một tý, đk đèn thì đèn lóe sáng một tý. (Hiện tượng này xảy ra rõ nhất là với tải điện cảm (động cơ).
      Sơ đồ bạn có thể tìm trên mạng ý. Gõ chữ "MOC3120 triac driver" thử xem sao.
      AFH

      Comment


      • #18
        Do la do ong khong lam chu duoc qua trinh qua do cua mach dien roi,phai lam mach reset o chan kich cong cho triac moi duoc.cho cai shema cu the cua ong di.

        Comment


        • #19
          Nhân tiện, hỏi bạn, hôm trước tung ra luồng thắc mắc về 3T, làm 3T lâu nay biến mất dạng đâu rồi? Mình không tin kiwi là 3T đâu.
          Ừ em cũng thấy là lạ, nhưng mà thôi kệ. Quan tâm chi, quan tâm đến em, càng thần tượng hóa thì em lại càng coi mình ra rì! Ầy dà!!!

          Mong pác Nam và anh em gắng giúp PhanBoBo thực hiện được mạch nguồn! Có vấn đề rì mong được cộng tác công việc cùng anh em!

          Xin chân thành cảm ơn pác Nam!

          Comment


          • #20
            Chào các bạn đã tham gia luồng này của bạn phanbobo, có lẽ đây là một trong những số ít luồng tôi thấy có ích về nhiều mặt, bởi đa phần các ý kiến đều thực sự cầu thị.

            Trở lại thiết kế của bạn phanbobo. Thực sự mấy hôm nay tôi chưa coi kỹ được thêm mạch điện của bạn, nhưng tôi đã hiểu thêm 2 ý sau của bạn:
            - đây chính là mạch bạn thiết kế lắp ráp (tuy nhiên, tôi cho rằng bạn cũng có tham khảo ở đâu đó, và mạch điện bạn post lên đây cũng chỉ là giản lược, tôi tôn trọng bạn nên không hỏi kỹ hơn, tuy nhiên giản lược quá làm cho người xem khó có thể hiểu rõ hơn mà có ý kiến được).
            - mục đích của bạn là để thiết kế mạch đổi điện AC-DC không biến áp.

            Về mục đích của bạn, tôi không hiểu có phải bạn chỉ thiết kế để cho biết, sau khi tham gia luồng "mạch điện nguồn không biến áp 5VDC-200mA" trên diễn đàn này hay không? Hay là bạn có ứng dụng cụ thể.

            Là người đi trước, tôi có lời nhắn với bạn: nếu bạn thiết kế cho biết, thì được. Còn nếu có ứng dụng cụ thể, thì khuyên "không nên theo đuổi". Lý do: mạch điện này rất kém an toàn, hệ số xung đập mạch lớn (nhất là khi nắn điện nửa chu kỳ), và nhiễu từ lưới điện xâm nhập dễ dàng vào mạch của bạn. Trước đây, tôi đã từng làm mạch này, với kỹ thuật cũ thôi, không PIC piếc, program gì cả, dù chỉ để chạy động cơ DC 24V, và nạp ac quy, nhưng rồi cũng bỏ. Nếu cần tạo mạch nguồn không biến áp với dòng thấp như vậy, bạn nên sử dụng tụ điện để hạ áp, có thêm mạch ổn áp sau đó, tụ điện phải có điện trở 330k...1M nối song song để phóng hết điện tích trong tụ sau khi ngắt điện, và điện trở 100 ...220 ôm để hạn chế dòng đóng mạch.

            Trở lại với thiết kế của bạn, sau khi nắm được thêm 2 ý trên của bạn, tôi biết rằng:
            - bạn nắn điện 1/2 chu kỳ để dễ dàng tạo đường đất (ground) chung cho nguồn của PIC (cũng lấy trực tiếp từ lưới điện, không qua biến áp) và mạch triac, thuận tiện cho việc tạo xung điều khiển.
            - và bạn đã sử dụng triac, trong khi chỉ cần thyristor ở đây. Về mặt linh kiện, rõ ràng là không hợp lý.
            - với cách thiết kế, lắp ráp như vậy, không thể tránh khỏi việc triac mở khi đóng mạch. Lý do: triac được cấp điện ngay sau khi đóng mạch, còn mạch nguồn của PIC cần vài chục ms để ổn định đến mức đúng, và không thể dùng biện pháp ghim mức 0 của PIC để khóa triac.

            Giải pháp chung vẫn là: đảm bảo không cho xuất hiện dòng điện kích lúc đóng mạch (với điều kiện triac không tự mở do dV/dt).
            Có 2 cách sau, dùng để ghép nối trung gian giữa PIC và triac:
            1. Dùng mạch ghép quang (optocoupler) chuyên dùng cho triac/thyristor, ví dụ MOC3010, 3011, 3020. Rất hiện đại, nhưng tôi chưa tin là nó có hiệu quả ở trường hợp này, bạn cần thí nghiệm thực tế.
            2. Dùng biến áp xung. Kỹ thuật này là cổ điển, nhưng rất hiệu quả, dễ làm, không phụ thuộc linh kiện trên thị trường.

            (Một cách nữa là sử dụng MOSFET như bạn nói ban đầu, tuy nhiên, nó sẽ không giúp bạn điều chỉnh được dòng điện kích khi cần thiết).

            Với 1 trong 2 cách trên, bạn đã cách ly được nguồn nuôi PIC với mạch triac, do vậy, bạn sẽ dễ dàng chuyển sang sử dụng mạch nắn cả chu kỳ với cùng với việc sử dụng thyristor thay cho triac, nhờ đó giảm được hệ số xung đập mạch.

            Bạn hãy thử nghiệm thực tế trên mạch của bạn, và cho biết kết quả nhé.

            NamVN
            Last edited by NamVN; 30-09-2006, 13:42.

            Comment


            • #21
              Cái này dọa phanbobo tý.
              Đố em biết nếu em dùng kiểu thiết kế nguồn này (12V)công suất lớn cỡ trăm oát thì dây điện lưới dân dụng 220V sẽ bị cháy. Tình cờ một anh bạn có đố anh về trường hợp này.

              Comment


              • #22
                [Quote.]Nếu cần tạo mạch nguồn không biến áp với dòng thấp như vậy, bạn nên sử dụng tụ điện để hạ áp, có thêm mạch ổn áp sau đó, tụ điện phải có điện trở 330k...1M nối song song để phóng hết điện tích trong tụ sau khi ngắt điện, và điện trở 100 ...220 ôm để hạn chế dòng đóng mạch[/quote]

                bác có thể cho mình biết cách làm này không? mình từng dùng tụ mắc song song với điện trở khoảng 1M để hạ áp rồi như khi mình đo điện thế ngõ ra thì nó cũng còn rất cao, có phải điều chỉnh gì ko? nhất là giá trị của tụ và điện trở là bao nhiêu để được điện áp 5V hoặc điện áp khác.
                hãy cố gắng dù vướn phải thất bại!!!!!!!!

                Comment


                • #23
                  Nguyên văn bởi chipmickey Xem bài viết
                  Nếu cần tạo mạch nguồn không biến áp với dòng thấp như vậy, bạn nên sử dụng tụ điện để hạ áp, có thêm mạch ổn áp sau đó, tụ điện phải có điện trở 330k...1M nối song song để phóng hết điện tích trong tụ sau khi ngắt điện, và điện trở 100 ...220 ôm để hạn chế dòng đóng mạch.
                  Bác có thể cho mình biết cách làm này không? mình từng dùng tụ mắc song song với điện trở khoảng 1M để hạ áp rồi qua cầu diod như khi mình đo điện thế ngõ ra thì nó cũng còn rất cao, có phải điều chỉnh gì ko? Giá trị của tụ và điện trở là bao nhiêu để được điện áp 5V hoặc điện áp khác. còn vấn đề dòng ngõ ra phụ thuộc vào gì? có thể nâng dòng này lên cao được ko?
                  hãy cố gắng dù vướn phải thất bại!!!!!!!!

                  Comment


                  • #24
                    Nguyên văn bởi BinhAnh Xem bài viết
                    Cái này dọa phanbobo tý.
                    Đố em biết nếu em dùng kiểu thiết kế nguồn này (12V)công suất lớn cỡ trăm oát thì dây điện lưới dân dụng 220V sẽ bị cháy. Tình cờ một anh bạn có đố anh về trường hợp này.
                    Hề hề! anh yên tâm! cem không dùng công suất lớn đâu! Với lại, kể cả nguồn vài trăm Wat, dòng lên cao tại thời điểm từ 0-12V nhưng thời điểm xuất hiện dòng lại nhỏ, nhiệt dung riêng dây đồng lớn nên không thể cháy ngay được!Thực ra nếu tính nhiệt đốt nóng thì phải tính dòng trung bình chứ? Em nghĩ là không vấn đề gì kể cả em dùng đến vài trăm Wat!
                    Cũ người mới ta!

                    Comment


                    • #25
                      P=U*I.
                      Nếu dùng thẳng nguồn 220V không xén phase thì công suất đến cả kw không sao vì tính cho trường hợp U trung bình =220V.
                      Nếu dùng xén phase tạo nguồn thì U trung bình rất thấp. Tính sơ sơ cứ cho U=10V. Vậy dòng trung bình cũng đến 10A rồi.

                      Comment


                      • #26
                        các bạn đã tham gia luồng này của bạn phanbobo, có lẽ đây là một trong những số ít luồng tôi thấy có ích về nhiều mặt, bởi đa phần các ý kiến đều thực sự cầu thị.
                        Cảm ơn anh NamVN

                        Trở lại thiết kế của bạn phanbobo. Thực sự mấy hôm nay tôi chưa coi kỹ được thêm mạch điện của bạn, nhưng tôi đã hiểu thêm 2 ý sau của bạn:
                        - đây chính là mạch bạn thiết kế lắp ráp (tuy nhiên, tôi cho rằng bạn cũng có tham khảo ở đâu đó, và mạch điện bạn post lên đây cũng chỉ là giản lược, tôi tôn trọng bạn nên không hỏi kỹ hơn, tuy nhiên giản lược quá làm cho người xem khó có thể hiểu rõ hơn mà có ý kiến được).
                        - mục đích của bạn là để thiết kế mạch đổi điện AC-DC không biến áp.
                        Mạch điện trên chỉ giảm bớt phần nguồn cung cấp cho PIC thôi anh NamVN ạ. Tuy nhiên theo tôi mạch đó không ảnh hưởng lắm nên không post lên. Nếu anh cảm thấy cần tôi sẽ post lên ngay!
                        Về mục đích của bạn, tôi không hiểu có phải bạn chỉ thiết kế để cho biết, sau khi tham gia luồng "mạch điện nguồn không biến áp 5VDC-200mA" trên diễn đàn này hay không? Hay là bạn có ứng dụng cụ thể.
                        Tôi thiết kế để cho một ứng dụng cụ thể chứ không phải là để chỉ cho biết.

                        Là người đi trước, tôi có lời nhắn với bạn: nếu bạn thiết kế cho biết, thì được. Còn nếu có ứng dụng cụ thể, thì khuyên "không nên theo đuổi". Lý do: mạch điện này rất kém an toàn, hệ số xung đập mạch lớn (nhất là khi nắn điện nửa chu kỳ), và nhiễu từ lưới điện xâm nhập dễ dàng vào mạch của bạn. Trước đây, tôi đã từng làm mạch này, với kỹ thuật cũ thôi, không PIC piếc, program gì cả, dù chỉ để chạy động cơ DC 24V, và nạp ac quy, nhưng rồi cũng bỏ. Nếu cần tạo mạch nguồn không biến áp với dòng thấp như vậy, bạn nên sử dụng tụ điện để hạ áp, có thêm mạch ổn áp sau đó, tụ điện phải có điện trở 330k...1M nối song song để phóng hết điện tích trong tụ sau khi ngắt điện, và điện trở 100 ...220 ôm để hạn chế dòng đóng mạch.
                        Tại sao mạch lại kém an toàn? anh có thể nói rõ hơn được không? Thực ra tôi thiết kế mạch này để thay thế cho nguồn dùng tụ truyền thống. Tôi muốn thực hiện một giải pháp đơn giản gọn nhẹ hơn cho mạch hiện tại của tôi. Thêm nữa mạch của tôi có nhu cầu nâng cao công suất tiêu thụ nên tôi mới phải dùng biện pháp này. Mạch hiện tại đang chạy là dùng tụ và trở với diode như anh đã nói.

                        - bạn nắn điện 1/2 chu kỳ để dễ dàng tạo đường đất (ground) chung cho nguồn của PIC (cũng lấy trực tiếp từ lưới điện, không qua biến áp) và mạch triac, thuận tiện cho việc tạo xung điều khiển.
                        Điều này anh nói đúng!
                        - và bạn đã sử dụng triac, trong khi chỉ cần thyristor ở đây. Về mặt linh kiện, rõ ràng là không hợp lý.
                        Vấn đề này thực ra là do tôi không tìm thấy con thyristor nào có kích thước nhỏ và dòng nhỏ như con triac(MAC97A6) đang dùng.
                        - với cách thiết kế, lắp ráp như vậy, không thể tránh khỏi việc triac mở khi đóng mạch. Lý do: triac được cấp điện ngay sau khi đóng mạch, còn mạch nguồn của PIC cần vài chục ms để ổn định đến mức đúng, và không thể dùng biện pháp ghim mức 0 của PIC để khóa triac.
                        - Vấn đề triac mở ngay khi đóng mạch ngay cả khi đầu vào tín hiệu điều khiển triac tôi cho nối đất từ đầu nên không thể đổ tại nguyên nhân tại PIC được.

                        Giải pháp chung vẫn là: đảm bảo không cho xuất hiện dòng điện kích lúc đóng mạch (với điều kiện triac không tự mở do dV/dt).
                        Có 2 cách sau, dùng để ghép nối trung gian giữa PIC và triac:
                        1. Dùng mạch ghép quang (optocoupler) chuyên dùng cho triac/thyristor, ví dụ MOC3010, 3011, 3020. Rất hiện đại, nhưng tôi chưa tin là nó có hiệu quả ở trường hợp này, bạn cần thí nghiệm thực tế.
                        2. Dùng biến áp xung. Kỹ thuật này là cổ điển, nhưng rất hiệu quả, dễ làm, không phụ thuộc linh kiện trên thị trường.

                        (Một cách nữa là sử dụng MOSFET như bạn nói ban đầu, tuy nhiên, nó sẽ không giúp bạn điều chỉnh được dòng điện kích khi cần thiết).
                        Vấn đề không cho triac mở khi đóng mạch điện mà trong điều kiện không có dV/dt lớn tôi đã giải quyết xong rồi! vì thực tế mạch không bị mở do nguyên nhân khác ngoài nguyên nhân dV/dt. Bây giờ đang tìm cách giảm hệ số dV/dt ở thời điểm đóng điện để không cho triac mở (giống kiểu mở của diac).

                        Với 1 trong 2 cách trên, bạn đã cách ly được nguồn nuôi PIC với mạch triac, do vậy, bạn sẽ dễ dàng chuyển sang sử dụng mạch nắn cả chu kỳ với cùng với việc sử dụng thyristor thay cho triac, nhờ đó giảm được hệ số xung đập mạch.
                        Tụ điện 22nF đã đảm bảo yêu cầu về cách ly điện áp một chiều rồi nên không cần thiết phải sử dụng 2 phương pháp trên. Tất nhiên nếu thí nghiệm thành công tôi sẽ chuyển sang phương thức nắn cả 2 chu kỳ.
                        Cảm ơn anh NamVN nhé! Nhưng hiện nay vẫn chưa có giải pháp nào để giảm dV/dt đủ nhỏ để triac không mở cả.
                        Tôi đã thử nghiệm mạch dùng MOSFET tuy nhiên việc điều khiển MOSFET mở lại yêu cầu thêm các linh kiện phụ làm cho mạch to ra và giá thành tăng lên rất nhiều.
                        Khi thay thế MOSFET bằng transistor thì lại yêu cầu dòng điều khiển lớn-> lại phải thêm biến áp xung để cách ly-> thể tích mạch lớn và giá thành cao.
                        Vậy các giải pháp đưa ra vẫn không đáp ứng được! Không biết có cao thủ nào đã trải nghiệm vấn đề này chưa góp ý cho tôi với!
                        Cũ người mới ta!

                        Comment


                        • #27
                          Nguyên văn bởi BinhAnh Xem bài viết
                          P=U*I.
                          Nếu dùng thẳng nguồn 220V không xén phase thì công suất đến cả kw không sao vì tính cho trường hợp U trung bình =220V.
                          Nếu dùng xén phase tạo nguồn thì U trung bình rất thấp. Tính sơ sơ cứ cho U=10V. Vậy dòng trung bình cũng đến 10A rồi.
                          Vâng! Cái này anh đúng! em nhầm!:P hì hì
                          Cũ người mới ta!

                          Comment


                          • #28
                            À! Em có một sáng kiến làm giảm công suất tổn hao trên đường dây là "cắt" đi phần điện áp thấp (từ 0-50V chẳng hạn) để giảm công suất hao phí trên dây. Không biết các cao thủ thấy ý kiến này thế nào?
                            Cũ người mới ta!

                            Comment


                            • #29
                              Nguyên văn bởi phanbobo Xem bài viết
                              À! Em có một sáng kiến làm giảm công suất tổn hao trên đường dây là "cắt" đi phần điện áp thấp (từ 0-50V chẳng hạn) để giảm công suất hao phí trên dây. Không biết các cao thủ thấy ý kiến này thế nào?
                              Một cách: dùng diot nắn, detect pha 0 và dùng MF hay IGBT để đóng ngắt. Tính toán thời điểm đóng và ngắt để tâm của xung trùng với phase Pi/2.

                              Comment


                              • #30
                                Có tài liệu này, Phan tham khảo nhé. AN này nói kỹ về các kỹ thuật trên.
                                Attached Files

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                phanbobo Tìm hiểu thêm về phanbobo

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X