Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Micro không dây phát sóng FM công suất 0.5 Watt

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Xin hỏi bác QD các mạch nhân tần có thể nhân với 1 hệ số không phải là số nguyên được không. Vd có thể làm mạch nhân 2.5 hay 3.5 hay không. Có thể làm mạch dao động riêng và mạch nhân tầng riêng được mục đích để nâng cao độ ổn định của mạch dao động được ko?
    Email:

    Comment


    • #17
      Nguyên văn bởi duyhiep Xem bài viết
      Xin hỏi bác QD các mạch nhân tần có thể nhân với 1 hệ số không phải là số nguyên được không. Vd có thể làm mạch nhân 2.5 hay 3.5 hay không. Có thể làm mạch dao động riêng và mạch nhân tầng riêng được mục đích để nâng cao độ ổn định của mạch dao động được ko?
      Về lý thuyết lẫn thực tế là có các hài ở tần số nhân ( không phải là số nguyên ) .
      tuy nhiên , tôi đã đo đạc nhiều mạch và cũng thử cân chỉnh nhiều mạch để nó nhân không phải là số nguyên . nhưng hiệu suất của nó rất , rất bé . bé đến nỗi khó mà " giữ " cho nó đứng vững tại tần số nhân lẻ ấy .
      Và chỉ khi nhân số nguyên lần thì hiệu suất mới tốt hơn .

      ( Nếu nhân được giá trị lẻ ... thì ta khỏi phải mất tiền mua thạch anh chuyên dụng , thạch anh có số lẻ làm chi )

      Hiếm thấy ai làm dao động riêng và nhân tần riêng mà chạy tốt cả
      Cứ thử tưởng tượng thôi cũng thấy . ví như bây giờ bạn làm một mạch dao động 18Mhz .
      Bản thân dao động chủ sóng của bạn chính xác là 18Mhz , độ trôi tần rất thấp đối với mạch sử dụng thạch anh . Các hài lân cận hoặc các hài bậc cao hơn hầu như rất bé và rất thấp .
      Vậy làm sao bạn nâng nổi những giá trị vô cùng bé đó ??? nếu có khả năng khuếch đại thì việc tần số chính 18Mhz có cường độ lớn chèn ép vào tầng sau là dĩ nhiên . Bạn sẽ dùng mạch lọc ??? Nếu dùng tín hiệu yếu sẽ suy hao hết , và việc chế tạo bằng tay là không tưởng .
      Module RF chuyên dụng điều khiển, truyền dữ liệu, thiết kế đề tài, dự án điện tử - chuyển giao công nghệ... ĐT: 0904964977 - email: dientuqueduong@yahoo.com

      Comment


      • #18
        Tôi thấy các thông tin QD đưa ra ngày càng hay, có hiệu quả thực tế.
        Tôi vẫn bị vướng ở chỗ mấy con thạch anh, ở chợ tôi chỉ mua được mấy con như 4M, 8M, 20M, 27M, 24 M.
        Tôi cũng có 1 số con thạch anh của Mỹ (hàng xịn trong mạch máy bay) có trị số rất lẻ: 3,05M, 2,75M, 3,35M.. không biết ứng dụng thế nào?
        Tôi cũng có 1 số con sò của Nga: nhưng cũng không biết thông số của nó để sử dụng.
        Anh em ai quan tâm thì giúp tôi nhé !

        Comment


        • #19
          Về nhân tần số thì có thể mạch OSC riêng và nhân riêng cũng được. Song trong tất cả các trường hợp phải thỏa mãn điều kiện sau thì mới ổn.
          Phải làm cho đầu ra của dao động bị bão hòa ( tín hiệu ra phải có dạng không sin, vuông càng tốt). Như vậy mới tạo hài bậc cao lớn. Lúc này tách nó bằng mạch cộng hưởng với tần số bằng tần số hài ( n x tần số cơ sở).
          Thông thường làm nghiệp dư nên chọ hài bậc lẻ vì biên độ lớn hơn trong cùng một điều kiện) ví dụ x3,x5,x7.
          Càng nhân hệ số cao thì tín hiệu của hài càng nhỏ. Để hài bậc 7 trở lên. Bạn nhân 1 lần song như vậy tín hiệu ra sẽ có cả bậc 5 và 9. Bậc 5 vẫn có thể lớn hơn bậc 7. Bạn làm một mạch lọc LC nữa để lấy ra bậc 7. Sau đó mới đưa đến tầng PA.
          Nhà sản xuất chuyên nghiệp các sản phẩm OEM cho gia dụng và công nghiệp.

          Biến tần
          Máy giặt
          Lò vi sóng
          Bếp từ.
          Tủ lạnh.
          Điều hòa

          Comment


          • #20
            Theo tôi đọc một số sách có viết thì trong phát thanh, truyền hình thì mạch tạo dao động thường ở một tầng số tương đối sau đó dùng mạch mạch nhân tần, để nhân lên đến tần số cần phát, ở mỗi tần thì người ta chỉ nhân từ 2 đến 3 lần. Vd: mạch dao động tạo ra tần số là f1 và dùng tần số này để đưa vào kích một KĐ dùng transistor mà tải đầu ra là 1 mạch cộng hưởng LC có tần số f2 = nf1 (n là hệ số nhân ).Để làm được điều này thì các khung cộng hưởng mắc ở tải phải có hệ số phẩm chất Q đủ lớn để ngăn chặn hiệu tượng tắt dần.
            Email:

            Comment


            • #21
              Nguyên văn bởi MinhHa Xem bài viết
              Về nhân tần số thì có thể mạch OSC riêng và nhân riêng cũng được. Song trong tất cả các trường hợp phải thỏa mãn điều kiện sau thì mới ổn.
              Phải làm cho đầu ra của dao động bị bão hòa ( tín hiệu ra phải có dạng không sin, vuông càng tốt). Như vậy mới tạo hài bậc cao lớn. Lúc này tách nó bằng mạch cộng hưởng với tần số bằng tần số hài ( n x tần số cơ sở).
              Thông thường làm nghiệp dư nên chọ hài bậc lẻ vì biên độ lớn hơn trong cùng một điều kiện) ví dụ x3,x5,x7.
              Càng nhân hệ số cao thì tín hiệu của hài càng nhỏ. Để hài bậc 7 trở lên. Bạn nhân 1 lần song như vậy tín hiệu ra sẽ có cả bậc 5 và 9. Bậc 5 vẫn có thể lớn hơn bậc 7. Bạn làm một mạch lọc LC nữa để lấy ra bậc 7. Sau đó mới đưa đến tầng PA.
              Người ta có thể làm riêng tốt nhưng " tốn nhiều linh kiện " , mạch cồng kềnh ...
              xét về giá thành mà không rẻ là vứt rồi .
              Module RF chuyên dụng điều khiển, truyền dữ liệu, thiết kế đề tài, dự án điện tử - chuyển giao công nghệ... ĐT: 0904964977 - email: dientuqueduong@yahoo.com

              Comment

              Về tác giả

              Collapse

              giathinh1986 Tìm hiểu thêm về giathinh1986

              Bài viết mới nhất

              Collapse

              Đang tải...
              X