Nếu đây là lần đầu tiên đến với Điện Tử Việt Nam, bạn có thể đọc phần Hỏi đáp bằng cách nhấn vào liên kết. Có thể bạn cần đăng kí trước khi có thể gửi bài . Để bắt đầu xem bài viết, chọn diễn đàn bạn muốn thăm dưới đây.
Mạch của bạn có phải là mạch đèn flash trong các máy chụp ảnh?
Thường các biến áp kích xung này được quấn theo kiểu tổ ong. Mạch sơ cấp là lõi của một điện trở 0 Ω Mạch thứ cấp quấn theo kiểu tổ ong bọc bên ngoài điện trở đó, QT không nhớ rõ số vòng bao nhiêu. Nhưng có lẽ khoảng 100 vòng.
Cuộn dây có hai cuộn sơ và thứ cấp mà!
Chỉ có số vòng và cỡ dây, với lõi từ thì đành chịu thua???? Mong có sự giúp đỡ chân tình. Xin cảm ơn trước
Sau đây là hai mạch điện điển hình:
Anh chay ra mấy chỗ chợ trời bán lề đường mua máy cái flash hư (giá vài chục nghìn) về giải phẫu ra xem thì biết liền. Hoặc đến chỗ mấy anh sửa máy ảnh hỏi xin một cái.
Mình ở vùng núi làm gì có mà mua, máy ngày nay chống bão lụt quá trời!!!! có tư liệu bây giờ thì tốt biết mấy, nếu không thì khoản 5-10 năm nữa mình có dịp lên tỉnh mà mua! Chào nhé!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
Trong đèn Flash nhỏ chạy pin ,biến thế kích đèn phát sáng có số vòng như sau :
-cuộn dây nối với tụ =11 vòng dây 12% mm
-cuộn kích đèn Flash =600 vòng dây 8% mm
Tui quấn 12 vòng 13% mm và 1000 vòng 8%mm để kích đèn lớn -->chạy được .
À còn điều nầy nữa :quấn trên lõi ferrit 5mm hình cuộn chỉ
VS4 để kích mồi đèn. Khi bấm nút Test hoặc ánh sáng qua phototransitor sẽ kích dẫn VS4. VS 4 sẽ xả tụ C5 qua cuộn sơ cấp biến thế T1. Phía thứ cấp sẽ có điện áp xung cao để kích mồi đèn.
Khi đèn được mồi, nó sẽ dẫn, điện áp trên cực A của VS1 tăng đột ngột. Độ tăng này thông qua C4 và R7 để mồi VS1, làm cho VS1 dẫn. Như vậy dòng xả của tụ C1, C2 vào đèn Flash sẽ đi qua VS1.
VS2 để làm tắt VS1. Khi VS2 dẫn, nó sẽ có một xung dòng lớn qua C2, rút hết dòng của VS1. VS1 sẽ tắt. Dòng của đèn sẽ chỉ đi qua C2 và VS2, nhưng khi C2 (cái 4,7 uf) đầy thì VS2 cũng sẽ tắt theo. Như vậy mạch sẽ ngưng phóng điện, mặc dù trên đầu tụ chính C1 C2 (cái 2200uF)
Vs3 và các mạch tụ trở xung quanh để định thời gian phóng điện. Khi đèn phóng điện, điện thế dương sẽ tụt xuống, thông qua C10, R19 để làm cho điện áp của Kathode VS3 bị thấp xuống (âm hơn mức 0V). Như vậy VS3 sẽ được phân cực thuận. Khi đó các mạch R22, R21, R20 và C12 sẽ thành một mạch trễ để kích VS3.
Khi VS3 dẫn, điện áp âm trên K của nó sẽ đột ngột giảm về gần 0, Và thông qua tụ điện C13 sẽ kích khởi VS2.
Như vậy có thể nói tóm lại:
Kích VS4 -> Kích đèn -> VS1 dẫn, Đèn phóng điện.
VS3 trở nên phân cực thuận -> thời gian trễ -> kích VS3 -> kích Vs2 -> VS 1 bị tắt -> Đèn tắt.
Mình định chế 1 flash từ máy chụp 1 lần đấu thêm vào Flash nikon sb25 để khi chụp cả 2 Flash cùng sáng. Mình rất dốt về điện tử mong các bạn giúp mình nhé, flash chụp 1 lần dùng có 1 cục pin con thỏ mà cái flash nikon sb25 của mình dùng 4 cục pin con thỏ chắc chắn khi đấu trực tiếp sẽ cháy không hiểu mình phải đấu thế nào và cần thêm mạch gì để có thể chế thêm cái flash này vào cái flash sb25 của mình mà ko cháy để khi chụp cả 2 flash cùng sáng và hồi cùng nhau
Ở đây thì cũng chỉ có mấy cái máy tập gym là cùng, vào Nhà máy thì không đủ tuổi, mà bài thực hành thì không đủ cơm trưa.
Mà mấy cái máy gym thì cần giải pháp đồng bộ tốt hơn là biện pháp chắp vá....
Mấy cái hệ thống Minh Thông đó là tôi tránh xa.
Vì một ngày mình bấm nút La- bô mấy lần, bấm vào những giờ nào nó cũng lưu vào datalog.
Dễ lộ bảo mật.
...
Đinh Vặn và Nhà Thùng ngồi uống bia thì cúp điện. Đinh Vặn vào trạng thái stanby, cầm ly bia mà không uống được. Đến khi có điện, cảm biến của Đinh Vặn phát huy chức năng, cầm chai bia tu 1 hơi.
Đa số các đồ điện là cứ có điện là sẽ hoạt động.
Nhưng ngày nay, nhiều thiết bị điện có điều khiển không tự hoạt động khi có điện nguồn. Máy chỉ ở chế độ stanby, tới khi người sử dụng nhấn phím power.
Ví dụ...
Mình cần đặt hàng thiết kế chế tạo mạch nghịch lưu 3 pha để cài đặt các thuật toán điều khiển động cơ FOC, DTC, ... Xin liên hệ trungaut@gmail.com để bàn chi tiết. Xin cảm ơn diễn dàn đăng tin!
Comment