Nếu đây là lần đầu tiên đến với Điện Tử Việt Nam, bạn có thể đọc phần Hỏi đáp bằng cách nhấn vào liên kết. Có thể bạn cần đăng kí trước khi có thể gửi bài . Để bắt đầu xem bài viết, chọn diễn đàn bạn muốn thăm dưới đây.
Thế thì bảo ông ấy cắt 1 đoạn dây đồng khoảng 10cm, uốn lại thành chữ U. Đảm bảo dùng được vài chục đời bóng đèn.
Ý PT, cái "ông khách khó tính lắm điều" là PT, là ông khách của Nhathung ấy chớ. PT có ông khách nào đâu.
PT muốn đi tìm, thiết kế cái mạch đơn giản, nhỏ gọn để có thể lắp vào vị trí của starter hiện tại, khi có hỏng hóc gì chỉ việc thay thế cái starter thường vào là xong.
Còn mạch mắc phức tạp thì trước kia mình đã từng lắp rồi. Khá ổn. Dùng một dao động đa hài một chân kích rơ le đóng mạch starter. để kì này khoảng 1 - 2s thì chuyển. Dùng một con trans vỏ sắt, mài mũ đi đấu vào chân B của một trong 2 con dao động sao cho khi có sáng thì mạch ngừng dao động và mạch không kích hoạt rơ le. Nguồn cấp là 12V qua tụ, trở (phải đấu từ nguồn của đèn) do vạy phải đấu nối phức tạp. Khong thích lắm. Hồi đó, bóng đèn còn khá đắt, nên các cặp chân rơ-le còn dùng để chập hai đầu dây tóc mỗi bên lại để tăng tuổi thọ đèn.
PT.
Núi cao bởi có đất bồi
Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu?
Muôn dòng sông đổ biển sâu
Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn?
À ra thế! Nếu vậy PT dùng Sidac bằng triac đi. Gợi ý nhé:
- Dùng 2 chuỗi zener 33V (mỗi dàn 8 con).
- Đấu nối tiếp 8 con zener 33V thành một chuỗi.
- Đấu 2 đầu K của 2 chuỗi đó lại với nhau.
- Đấu 1 đầu A của chuỗi đó với A1 của Triac. Đầu A còn lại đấu với G của Triac.
Tóm lại là đã có 1 con Sidac. Chắc là PT biết làm gì rồi chứ?
* Mọi việc sẽ đơn giản hơn nếu PT kiếm được Zener có áp dẫn cao hơn. Để khởi động đèn, cần sidac dẫn ở 250V=>270V.
* Cho dù dùng zener nối tiếp hàng chục con thì vẫn nhét vừa cái "vỏ" đó. Không biết lần này PT có hài lòng không nhỉ?
Cám ơn bác nhìu, thực tình vẫn không khoái mạch dùng sidac đó bởi vì phải can thiệp thêm con tụ trong mạch chính. Hơi rắc rối, nhất là khi muốn thay lại cái starter lưỡng kim trả lại. Để PT nghiên cứu thêm rồi xin ý kiến các bác. Thực ra để thay thế cho cụm Zener trên có thể có nhièu cách. Ví dụ, dùng diac có Vbo cao, đấu nối tiếp 2,3 con đèn báo neon... Thậm chí dung 2 con diod 4003 đấu ngược đầu.
PT.
Núi cao bởi có đất bồi
Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu?
Muôn dòng sông đổ biển sâu
Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn?
hôm qua PT có ráp thử con SRC vào mạch starter của đèn ống 60cm và điều khiển bằng tay thì thấy có một số vấn đề mà không biết giải thích sao?
Như trong attach, hai đầu A và K của SRC đấu vào chân của starter. Bật đèn, đèn không sáng. Ấn switch (thực tế là cái đầu dây điện :d), 1 - 2 giây thì hai đầu đèn đỏ dần và sáng trắng (có phát quang ở đầu đèn), nhưng khi ngắt switch thì vẫn không khởi động được. Nối nhả switch chập trực tiếp hai chân starter thì đèn sáng.
Thay SRC bằng triac (Z0607 hay MAC97A6). KHi ấn switch thì 2 đầu đèn chỉ đỏ lên màu dây tóc mà không sáng trắng của phát xạ. Khi ngắt switch thì đèn vẫn không sáng. khởi động trực tiếp như trường hợp trên thì đèn cũng không lên (???)
Ban đầu nhận định là do điện áp V DRM thấp (400V - 600V) của SRC và triac khiến kho điện áp hai đầu đèn không đủ để khởi động. Thế nhưng khi tra datasheet thì thấy :
Con SRC chỉ có 400V. CÒn 2 con triac là 400 và 600V. Đến giờ PT vẫn chưa hiểu lý do vì sao khi dùng SRC, day tóc chỉ được đốt 1/2 chu kì, thế mà lại phát xạ được sáng trắng, còn khi toàn kì thì lại không. Quên chưa thử trường hợp dùng triac nhưng cũng chỉ đốt 1/2 kì thôi.
Vài lời chia sẻ
PT.
PS: Cái con Y1112 kí không phải là Thy thường bác Hung ạ. Nó là chuyên dụng "FLUORESCENT LAMP STARTER SWITCH", thế mới đau. Lại khó kiếm rồi. Chắc lại phải đấu nối tiếp cái tụ như trong mạch Sidac quá
Attached Files
Núi cao bởi có đất bồi
Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu?
Muôn dòng sông đổ biển sâu
Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn?
Ừa ý mình là thế ballast điện tử. Thế nhưng ballast với starter khác nhau ở chỗ nào? Cả hai có phải dùng để khởi động bóng đèn huỳnh quang?
“If you create your own electricity, heating and water systems, you create your own politics. Maybe that’s what they’re afraid of.” –– Michael Reynolds
Uống "cafe phin" nóng (và cả trà nóng, ...) thực thú vị. Xin tặng ý tưởng chế tạo loại tách hãm cafe luôn luôn nóng (đã thử nghiệm nhưng chưa hoàn thiện), bạn nào hứng thú xin tiếp tục và có thể đăng kí bảo hộ bản quyền giải pháp hữu ích (đã tra cứu sơ bộ, đảm bảo tính mới) ... sau đó là sản xuất kinh doanh sản phẩm thương hiệu Việt ... http://cafehanoi.com.vn/forums/showthread.php?t=135
Khác nhau ở chỗ (ballast điện tử và starter -Lan Hương-), sau khi khởi động, cái Starter có thể bỏ ra mà đèn vẫn sáng. Còn cái balat thì không -phanta-
Em xin trình bày ý của anh phanta cho anh bxngoc và các bạn rõ nè :
a/. Mạch đèn huỳnh quang điện từ thông thường bao gồm :
- Một cuộn cảm kháng gọi là ballast (có mạch còn dùng điện trở công suất lớn dạng may-so thay cho cuộn cảm kháng này) tác dụng điều áp và hạn dòng AC trên hai đầu đèn. Nó mắc nối tiếp với nguồn điện dân dụng 220V vào hai cực ở đầu đèn ống.
- Một linh kiện đặc biệt gọi là "tắc te" (starter), là một relay thường hở. Bên trong starter là một relay nhiệt lưỡng kim trong môi trường chân không thấp có chứa khí neon. Nó được mắc song song với hai đầu đèn bởi hai cực còn lại.
- Vận hành :
* Khi đóng điện, điện áp 220 V qua ballast đặt lên hai đầu đèn, thông qua 2 tim đèn ở hai đầu đèn ống mà đặt điện áp này lên starter.
* Lúc này khí neon trong starter dẫn điện thế phóng qua hai cực lưỡng kim của starter, tạo nhiệt làm cực lưỡng kim dãn nở ra, nối tắt starter ---> dòng điện chạy qua hai tim đèn nung nóng nó chuẩn bị cho điều kiện phóng điện qua hai đầu đèn. Cuộn dây ballast sẽ giữ tạm thời gần như toàn bộ điện áp 220V nên trên hai tim đèn chỉ còn khoảng 8V (4V cho mỗi tim đèn).
* Khi lưỡng kim nối tắt starter thì điện áp trên starter --> 0, khí neon không phóng điện nữa, mất nhiệt --> lưỡng kim lại nhả ra. Điện áp trên hai đầu đèn dưới tác dụng hỗ cảm sẽ có trị số tức thời vài trăm Volts ---> phóng điện qua hai đầu đèn ---> đèn sáng. Nếu chưa duy trì được tình trạng phóng điện thì quá trình khởi động (start) đèn lại tiếp tực đến khi đèn phát sáng hẳn. Vì vậy ta thấy đèn "chớp" vài cái trước khi sáng liên tục.
* Khi đèn sáng thì có dòng AC chạy qua hai đầu đèn --> ballast sẽ giữ trên nó một điện áp theo thiết kế riêng cho từng loại đèn, làm sao bảo đảm Uw (điện thế làm việc của đèn) là khoảng 85V - 115 V đối với đèn 0,6m và 130V - 145V đối với đèn 1m20. Ở điện áp này thì khí neon trong starter không phóng điện ---> starter của loại đèn đó không hoạt động và có thể bỏ nó ra mà không ảnh hưởng đến hoạt động của đèn.
Điện áp này duy trì suốt quá trình đèn sáng.
b/. Mạch đèn huỳnh quang điện tử :
Đây là một bộ nắn dòng điện xoay chiều và nghịch lưu với tần số vài chục KHz để cung cấp cho hai đầu đèn. Do dùng tần số cao nên cuộn dây ballast trong mạch đèn huỳnh quang điện tử là rất bé --> nhỏ gọn hơn. (nên xem bài về ballast điện tử để hiểu rõ hơn).
Như vậy "tắc te" điện tử là thứ để thay thế cái tắc - te nhiệt lưỡng kim đã nói trong phần a/ . Và theo mô tả nói trên thì dùng mạch điện tử thay thế starter chỉ là "chuyện nhỏ".
Trừ trường hợp công suất (rất) thấp, hầu như tất cả các loại nguồn xung thông thường đều có tụ nhỏ 1 - 10nF nối giữa sơ cấp và thứ cấp, để thoát nhiễu và để chống hiện tượng tương tự tĩnh điện. Vụ này đã thảo luận vài...
Dạ chú sắm con át chống giật và thay nguồn tổ ong khác cho an toàn ạ. Đa phần nguồn xung đều xả nhiễu của bên thứ cấp về điện lưới qua 1 con tụ nên cảm giác tê sẽ khó xác định rõ ràng là do rò điện hay là nó vốn vậy...
Xin chào mọi người. E có sử dụng 1 cục nguồn tổ ong 12v-30A chạy đèn led xe trà sữa. Mà thợ thi công bị rò điện nên điện rò ra khung xe. E dùng đồng hồ đo điện ở khung xe và cả output thì thấy có dòng điện xoay chiều hơn 100v. Nên chạm...
Cho e hỏi là phần chân X thì nối cái j thì mạch mới chạy được ạ và kiểm tra đúng sai kiểu j ạ
Đề bài thiết kế mạch dãy đồng bộ nhận biết dãy tín hiệu vào ở dạng nhị phân được đưa liên tiếp ở đầu vào X và được đồng...
Comment