Nếu C61 có lẽ đã gặp nhau rồi thì phải? K phải thì sorry nhé.
Thông báo
Collapse
No announcement yet.
Thiết kế máy phá sóng GSM cự ly gần
Collapse
X
-
Nguyên văn bởi MinhHa Xem bài viếtCái này nói là gì. Néu vậy thì nó còn quá to đấy.
Vấn đề là phá cục bộ chứ .
Và chắc chắn một điều nó không dùng cho GSM, đúng k? Bạn lạc chủ đề rồi đấy.
Phá GSM mà tầm cỡ đó thì nó ra lệnh tắt hết các trạm BTS cho nhanh chứ phá làm gì.
Comment
-
Nguyên văn bởi nsp Xem bài viếtNghe giọng của bác có vẻ bác ở TT90 - C61 ?
Comment
-
Nguyên văn bởi manguonmo82 Xem bài viếtBạn học hệ quân sự hay hệ dân sự? Bạn học ĐTVT à?
Comment
-
Nguyên văn bởi nsp Xem bài viếtNghe giọng của bác có vẻ bác ở TT90 - C61 ?AVR đã quay trở lại: ATMEGA32: 66k, ATMEGA8A: 30k, ATMEGA48: 30k.
Xem thêm tại Online Store ---> Click here
Mob: 0982.083.106
Comment
-
Có dùng, chỉ trong quân sự. BTS của quân địch, k tắt được nó.
Địch nó xây được BTS rồi thì nó đánh cho bạn tan xác rồi còn phá nỗi gì?
Chẳng lẽ trước khi chiến tranh nó đi xây dựng BTS trước cho lính nó dùng khi nó đổ bộ vào à?
BTS của địch thì cho nó phát tên lửa đất đối đất hay pháo kích là xong chứ chở cái contener kia ra bật lên phát là bị tên lửa tự tìm mục tiêu ( nơi phát sóng) cho một phát cả người và máy lên thiên đàng xem ở dưới chúng nó oánh nhau ngay.Nhà sản xuất chuyên nghiệp các sản phẩm OEM cho gia dụng và công nghiệp.
Biến tần
Máy giặt
Lò vi sóng
Bếp từ.
Tủ lạnh.
Điều hòa
Comment
-
Nguyên văn bởi MinhHa Xem bài viếtBạn học ktqs khoa sử hay địa đấy.Last edited by manguonmo82; 11-09-2008, 11:20.Đường đi khó!
Không khó vì ngăn sông cách núi mà chỉ sợ lòng người ngại núi e sông
Comment
-
Nguyên văn bởi jeemình thấy đây là một chủ đề rất nóng hổi.
Nhưng mình chưa thấy bạn nào đưa ra một sơ đồ chung nào cho thiết bị gây nhiễu cục bộ điện thoại di động cả. Cái gì nó cũng có cơ sở lý thuyết của nó chứ. Mình nghĩ nên đưa ra một mô hình, sơ đồ khối, nguyên tắc hoạt động chung, rùi sau đó ta bàn tới linh kiện thực hiện từng module trong đó.
Bạn Huy chắc học ở HVKTQS phải không?
Làm về máy gây nhiễu chắc là học lớp TCĐT hả?
Bạn nên POST một sơ đồ chung về máy gây nhiễu bất kỳ nên cho anh em bàn. Mình nghĩ hiện nay các máy gây nhiễu của TQ, ISRAEL, NGA,... đều được cấu tạo trên cơ sở lý thuyết chung của các máy gây nhiễu thông tin. Mà lý thuyết về máy gây nhiễu chắc là bạn Huy thừa có phải không?
Điện tử nước mình nên đi theo hướng thiết kế chế tạo trong nước. Nên với lĩnh vực mới mẻ này mình nghĩ là cũng nên đi theo hướng ấy.
C = W.log_2(1+S/N) [b/s]
trong đó C là dung lượng của hệ thống (là tốc độ truyền tin tối đa của một hệ thống với một độ chính xác đã cho), W là độ rộng phổ chiếm (occupied bandwidth) của tín hiệu dùng trong hệ thống đó, S và N lần lượt là công suất của tín hiệu và tạp nhiễu trong hệ thống.
Việc gây nhiễu, về bản chất là làm tăng N, tức là làm giảm C (gây nghẽn).
Tuy nhiên để gây nhiễu hiệu quả thì cần nắm thật chắc nguyên lý hoạt động của hệ thống cần gây nhiễu để có thể đánh vào chỗ yếu nhất của từng hệ thống và tránh những điểm mạnh của hệ thống đó. Hơn thế nữa, tín hiệu của mỗi một hệ thống khác nhau lại có cấu trúc khác nhau, việc gây nhiễu do vậy lại có thể là gây nhiễu không tối ưu (không cần quan tâm cấu trúc tín hiệu cần gây nhiễu, cứ lấy thịt đè người là ăn tiền, song trả giá là công suất máy gây nhiễu lại có khi lớn đến mức không đáp ứng được hoặc cự ly gây nhiễu lại nhỏ đến mức chả có ý nghĩa quái gì nữa), gây nhiễu cận tối ưu hoặc gây nhiễu tối ưu (nếu tín hiệu gây nhiễu có cấu trúc giống đúc của tín hiệu cần phá - do vậy máy thu của hệ thống bị gây nhiễu dễ bị thu nhầm nhất, yêu cầu công suất máy gây nhiễu nhỏ nhất, hoặc cự ly gây nhiễu sẽ xa nhất).
Như vậy, để thiết kế được máy phá sóng thông tin di động cần nắm rất chắc nguyên lý của các hệ thống cần phá sóng, việc gây nhiễu bừa rất có thể sẽ chỉ như "muỗi đốt i-nốc" nếu gây nhiễu không đúng cách. Cái này thì chính mấy anh TCĐT lại thường yếu về lý thuyết vì chỉ học về các hệ thống di động theo kiểu cưỡi ngựa xem hoa (các thày còn thế chứ nói gì đến trò). Còn việc mua máy của người ta về chỉ sài không thôi thì miễn bàn ở đây. Chuyện gây nhiễu vu vơ không có hiệu quả thì tôi biết rất rõ vì cái ngày đầu tiên tôi thử nghiệm máy gây nhiễu điện thoại di động GSM tôi chỉ lấy thịt đè người thì ngay cả khi phát nhiễu với công suất 1W sát tại chỗ máy di động (ăng-ten máy gây nhiễu di sát với ăng-ten của máy di động), trên màn hình máy phân tích phổ thì tín hiệu gây nhiễu vọt quá cả khung màn hình trong khi tín hiệu di động chỉ một tẹo, mà nó vẫn cứ liên lạc ngon lành như không có cái khỉ gì cả. Chỉ đến khi tôi sử dụng tín hiệu gây nhiễu cận tối ưu thì mới được, chỉ phát 1 microwatt là cách 1,2 mét trở lại là máy di động đã "điếc đặc", trên màn tinh thể lỏng máy di động chỉ có dòng chữ "No GSM network", tắt máy phát nhiễu là lại bắt được vào mạng và lại liên lạc bình thường, bật máy gây nhiễu lên là máy di động lại điếc.
Để gây nhiễu đa năng thì người ta sử dụng máy gây nhiễu với băng rất rộng và đòi hỏi công suất rất lớn (máy gây nhiễu chở trên ô-tô) mà chỉ đáp ứng được cự ly gây nhiễu nhỏ. Các hệ thống gây nhiễu toàn dải mà an ninh Mỹ mang vào khi tổng thống Hoa kỳ tới Việt nam dự hội nghị thượng đỉnh APEC nhằm chống nổ mìn vô tuyến trên hành trình của tổng thống là một ví dụ.Last edited by nqbinhdi; 12-09-2008, 06:45.
Comment
-
Nguyên văn bởi jee!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!! !!!!!!!!!!!!
Cảm ơn bac ạ!
Nhưng để ngăn chặn cuộc gọi theo cháu biết có 3 nguyên lý cơ bản xuất phát từ ba đối tượng chính tham gia quá trình truyền tin.
Nếu mục tiêu là điện thoại cầm tay thì cháu biết có 5 phương pháp.Nói chung hiện nay các máy phá sóng "phổ thông" thường sử dụng phương pháp là cấy tạp vào sóng mang và phát đi ở dải phổ hẹp. Cháu nói thế có đúng không ạ?
Comment
-
Nguyên văn bởi nqbinhdi Xem bài viếtVề nguyên tắc, để phá sóng (gây nhiễu) bất kỳ một hệ thống vô tuyến điện nào cũng có một cách chung nhất là "lấy thịt đè người", tức là dùng tín hiệu có công suất lớn hơn hẳn trong dải tần của hệ thống cần phá (cần gây nhiễu). Cái này có cơ sở lý thuyết từ định lý thứ 3 của E. C. Shannon, cha đẻ của ngành Lý thuyết thông tin:
C = W.log_2(1+S/N) [b/s]
trong đó C là dung lượng của hệ thống (là tốc độ truyền tin tối đa của một hệ thống với một độ chính xác đã cho), W là độ rộng phổ chiếm (occupied bandwidth) của tín hiệu dùng trong hệ thống đó, S và N lần lượt là công suất của tín hiệu và tạp nhiễu trong hệ thống.
Việc gây nhiễu, về bản chất là làm tăng N, tức là làm giảm C (gây nghẽn).
Tuy nhiên để gây nhiễu hiệu quả thì cần nắm thật chắc nguyên lý hoạt động của hệ thống cần gây nhiễu để có thể đánh vào chỗ yếu nhất của từng hệ thống và tránh những điểm mạnh của hệ thống đó. Hơn thế nữa, tín hiệu của mỗi một hệ thống khác nhau lại có cấu trúc khác nhau, việc gây nhiễu do vậy lại có thể là gây nhiễu không tối ưu (không cần quan tâm cấu trúc tín hiệu cần gây nhiễu, cứ lấy thịt đè người là ăn tiền, song trả giá là công suất máy gây nhiễu lại có khi lớn đến mức không đáp ứng được hoặc cự ly gây nhiễu lại nhỏ đến mức chả có ý nghĩa quái gì nữa), gây nhiễu cận tối ưu hoặc gây nhiễu tối ưu (nếu tín hiệu gây nhiễu có cấu trúc giống đúc của tín hiệu cần phá - do vậy máy thu của hệ thống bị gây nhiễu dễ bị thu nhầm nhất, yêu cầu công suất máy gây nhiễu nhỏ nhất, hoặc cự ly gây nhiễu sẽ xa nhất).
Như vậy, để thiết kế được máy phá sóng thông tin di động cần nắm rất chắc nguyên lý của các hệ thống cần phá sóng, việc gây nhiễu bừa rất có thể sẽ chỉ như "muỗi đốt i-nốc" nếu gây nhiễu không đúng cách. Cái này thì chính mấy anh TCĐT lại thường yếu về lý thuyết vì chỉ học về các hệ thống di động theo kiểu cưỡi ngựa xem hoa (các thày còn thế chứ nói gì đến trò). Còn việc mua máy của người ta về chỉ sài không thôi thì miễn bàn ở đây. Chuyện gây nhiễu vu vơ không có hiệu quả thì tôi biết rất rõ vì cái ngày đầu tiên tôi thử nghiệm máy gây nhiễu điện thoại di động GSM tôi chỉ lấy thịt đè người thì ngay cả khi phát nhiễu với công suất 1W sát tại chỗ máy di động (ăng-ten máy gây nhiễu di sát với ăng-ten của máy di động), trên màn hình máy phân tích phổ thì tín hiệu gây nhiễu vọt quá cả khung màn hình trong khi tín hiệu di động chỉ một tẹo, mà nó vẫn cứ liên lạc ngon lành như không có cái khỉ gì cả. Chỉ đến khi tôi sử dụng tín hiệu gây nhiễu cận tối ưu thì mới được, chỉ phát 1 microwatt là cách 1,2 mét trở lại là máy di động đã "điếc đặc", trên màn tinh thể lỏng máy di động chỉ có dòng chữ "No GSM network", tắt máy phát nhiễu là lại bắt được vào mạng và lại liên lạc bình thường, bật máy gây nhiễu lên là máy di động lại điếc.
Để gây nhiễu đa năng thì người ta sử dụng máy gây nhiễu với băng rất rộng và đòi hỏi công suất rất lớn (máy gây nhiễu chở trên ô-tô) mà chỉ đáp ứng được cự ly gây nhiễu nhỏ. Các hệ thống gây nhiễu toàn dải mà an ninh Mỹ mang vào khi tổng thống Hoa kỳ tới Việt nam dự hội nghị thượng đỉnh APEC nhằm chống nổ mìn vô tuyến trên hành trình của tổng thống là một ví dụ.
Comment
-
Nguyên văn bởi nqbinhdi Xem bài viếtCái này thì chính mấy anh TCĐT lại thường yếu về lý thuyết vì chỉ học về các hệ thống di động theo kiểu cưỡi ngựa xem hoa (các thày còn thế chứ nói gì đến trò).AVR đã quay trở lại: ATMEGA32: 66k, ATMEGA8A: 30k, ATMEGA48: 30k.
Xem thêm tại Online Store ---> Click here
Mob: 0982.083.106
Comment
-
Nguyên văn bởi VNarmy Xem bài viếtCác thày ở bộ môn chủ yếu xuất thân từ Radar còn cái lớp TCDT này thì đúng là siêu cưỡi ngựa xem hoa. Môn nào cũng học nhưng chỉ học vài ba trình.
Comment
-
Không cần cao siêu thế cho việc phá hoại.
Chỉ cần công suất nhỏ và cho chạy tần số trong dải tần làm việc của GSM là nó toi ngay.
Vì trong viễn thông chỉ cần làm nó mất đồng bộ là nó toi rồi. Làm sao cho chu kỳ phá lặp lại nhỏ hơn thời gian nó có khả năng tái đồng bộ là xong. Ví dụ nó cần 3 từ đồng bộ liên tiếp để xác nhận vào chế độ đồng bộ thì cứ sau 2 chu kỳ lại làm nó mất đồng bộ là nghỉ ngay.
Mạch chỉ to bằng 2 ngón tay, công suất tối đa 2 W phá tầm 50m .
Làm không khó nhưng giá thì quá khó.
Giá bán 1 bộ cho GSM,CDMA ( tất cả các mạng ở VN) khoảng từ 50$ trở lên.( không bán lẻ)
Mạch chỉ gồm 1 tầng OSC có thể điều khiển tần số trong dải GSM bằng điện áp đặt vào chân điều khiển + 1 IC công suất dùng trong Nokia mobile.
Một mạch tạo xung răng cưa điện áp để đưa vào chân điều khiển.
Và 1 chiết áp điều chỉnh công suất phá.
Thế thôi chứ không có gì cả.
Vì bộ lọc GSM rất tốt nên nhiều khi nhìn trên máy phân tích phổ thì ngon nhưng k phá được vì tần số phá mới gần tần số làm việc của nó.Và nếu tần số phá đứng yên không thay đổi thì MB sẽ chọn sang kênh khác tốt hơn. Như vậy không có tác dụng.Nếu cho tần số phá quét liên tục trong dải thì nó toi.
Kể cả kênh voice và kênh signaling. chỉ cần vài bit lỗi là nó ngủ yên ngay.
Còn nhiều cái để làm chứ
các bạn ở HVQS thì bên ngành các bạn ( thông tin) cần nhiều lắm như truyền dấn PDH,SDH, Tổng đài dã chiến, Vô tuyến 2W ( CDMA),viba số,MASN....
(Chưa thấy bên HVQS có đóng góp gì cho các dòng sản phẩm này)
Mà bên kỹ thuật thì có vài người biết.
Nghiên cứu những thứ này thiết thực hơn khi mà ra trường bạn không có ý định giải ngũ.Nhà sản xuất chuyên nghiệp các sản phẩm OEM cho gia dụng và công nghiệp.
Biến tần
Máy giặt
Lò vi sóng
Bếp từ.
Tủ lạnh.
Điều hòa
Comment
Bài viết mới nhất
Collapse
-
Trả lời cho Hỏi về bơm màng bldcbởi nhathung1101Thì đây là 4r điên nặng điện mà, nên họ show phần điện thôi. Phần "cốt lõi" có cái tay biên chắc sang Văn Môn rồi....
-
Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
Hôm qua, 18:54 -
-
Trả lời cho Chọn dây dẫn cho điện DC?bởi nhathung1101Điện DC đương nhiên là khác với AC rồi. Chỉ cần biết mặt chữ là thấy khác như gà trống với gà mái mà.
Còn về bản chất, AC là dòng điện hoạt động theo tần số. Tần số càng cao thì dây dẫn càng mỏng, nhẹ, vì hiệu ứng...-
Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
Hôm qua, 18:46 -
-
Trả lời cho Công thức điện tửbởi nhathung1101Ăn ít => Nói nhiều.
Nói nhiều => Làm ít.
Làm ít => Vợ mắng.
Vợ mắng => Cáu nhiều.
Cáu nhiều => Ngủ ít.
Ngủ ít => Râu nhiều.
Râu nhiều =>...-
Channel: Tâm tình dân kỹ thuật
Hôm qua, 18:39 -
-
Trả lời cho Chọn dây dẫn cho điện DC?bởi mèomướpDạ vài chục mét thì chú tính như vậy được ạ. Chứ chuẩn thì phải tính cả điện trở của toàn bộ chiều dài dây dẫn nhân với dòng điện xem sụt áp có trong khoảng chấp nhận đc hông ạ. Trong mạch điện tử khoảng cách ngắn và mạch...
-
Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
Hôm qua, 14:49 -
-
bởi vietroadTheo mình biết thì chọn dây dẫn dựa vào dòng tải. Thường thì tiết diện 1mm2 cho dòng 6A. Nhưng trong các mạch điện tử, như mạch nguồn tổ ong chẳng hạn, dòng đến vài chục Ampe mà đường mạch mỏng dính. Phải chăng điện DC nó khác với...
-
Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
Hôm qua, 14:19 -
-
Trả lời cho Hỏi về bơm màng bldcbởi vi van phamPhải xem cơ cấu bơm, chứ xem cơ cấu rotor, thì chỉ làm thầy bói xem voi.
-
Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
29-11-2024, 08:19 -
-
Trả lời cho Xin hỏi về màn hình laptopbởi yname11vg, cám ơn bác...........
-
Channel: Thiết bị điện tử cá nhân
28-11-2024, 14:37 -
-
bởi khoine9899
Em chào các anh và mọi người.
Hiện em đang có 1 con bơm màng trong thiết bị y tế đang gặp tình trạng yếu dần hoặc ngừng hoạt động sau thời gian sử dụng
Sau khi tìm hiểu về thông tin của bơm trên mạng thì em được biết...-
Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
28-11-2024, 11:22 -
-
Trả lời cho Cần mọi người giúp mạch tạo sóng siêu âm máy rửabởi bqviet
-
Channel: Điện tử công suất
27-11-2024, 20:26 -
-
bởi Minhdai95Em chào mọi người, e đang sửa mạch tạo sóng siêu âm cho máy rửa mà chưa có tài liệu để tham khảo sửa, mọi người cho e xin tài liệu ạ...
-
Channel: Điện tử công suất
27-11-2024, 11:37 -
Comment