Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Cần Tài Liệu Để Học Và Làm Mạch Cao Tần

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Cần Tài Liệu Để Học Và Làm Mạch Cao Tần

    Mình đang nghiên cứu để làm mạch điều khiển từ xa tầm cở chừng 1km.Mục đích là để điều khiển cho các mô hình hoạt động với 4 hoặc 5 động cơ gì đó.Thấy các bạn thảo luận về chủ để này rất hay.Mình đã học kĩ thuật mạch nhưng chưa học về cao tần bao giờ,nên rất cần có tài liệu cụ thể về vấn đề này.Các bạn biết tài liệu gì hay mong giới thiệu cho mình với.Mình cần hiểu rỏ vể cấu tạo và hoạt động của nó.Cảm ơn các bạn nhiều.

  • #2
    Những cái này tốt nhất nên đi mua sẵn hay hơn tự làm.

    Comment


    • #3
      .
      Mình đang nghiên cứu để làm mạch điều khiển từ xa tầm cở chừng 1km.Mục đích là để điều khiển cho các mô hình hoạt động với 4 hoặc 5 động cơ gì đó.Thấy các bạn thảo luận về chủ để này rất hay.Mình đã học kĩ thuật mạch nhưng chưa học về cao tần bao giờ,nên rất cần có tài liệu cụ thể về vấn đề này.Các bạn biết tài liệu gì hay mong giới thiệu cho mình với.Mình cần hiểu rỏ vể cấu tạo và hoạt động của nó. vietvuongcdt
      Lan Hương xin chào mừng thành viên vietvuongcdt của đại gia đình cao tần. Xin có ít lời "tâm sự mỏng" như sau :

      - Cao tần không khó đến mức không làm được. Có những nhu cầu hết sức phong phú mà chỉ có mình tự chế tạo thì mới vừa ý của mình mà thôi. Anh nói đến điều khiển mô hình thì Lan Hương hiểu ngay, có những thứ bỏ rất nhiều tiền cũng không bằng mình tự chế tạo được. Có mua rồi cũng phải tự chế lại mới mong dùng được.

      - Miệt mài nghiên cứu, học và làm cho được cái gì mình học là ý thức rất đáng tôn trọng và phát huy. Dở hơn người ta thì sẽ bằng và sẽ hơn, đừng nghe ai xui dại cả.
      Hãy học theo gương của Mod Quế Dương đó. Ảnh theo đuổi mục tiêu chế tạo cao tần đến thành công hôm nay dù đã phải trả giá không ít.

      - Anh đã được học kỹ thuật mạch, nghĩa là bộ mã hoá (A) --> ra tín hiệu điều khiển và bộ giải mã tín hiệu điều khiển (B) --> các FET cấp nguồn cho các motor anh đã biết làm. Bây giờ phần còn lại là anh chỉ việc đem hai cai "cục" đó ra xa 1 Kilô mét và nối chúng lại bằng sợi dây ... cao tần. Thế là xong.

      - Bộ A anh nối với một máy phát A' , nó phát sóng và mang tín hiệu điều khiển vượt qua không gian ngăn cách đi đến một máy thu B' , nơi đây tín hiệu điều khiển được trả lại "y chang" như ở bộ A của anh. Thế là tín hiệu đó đi vào bộ B để B làm phần việc còn lại là điều khiển đúng địa chỉ FET cho đúng motor cần thiết hoạt động.

      - A' và B' thì anh có thể tìm ra phương án ở ... Box cao tần. này chứ không phải đâu khác. Cao tần thì nó có những kiến thức hơi khác những cái anh đã học nhưng không thoát ly những kiến thức đó. Tất cả là điện tử mà. Anh đã có yêu cầu cụ thể về RF rồi, vậy thì cứ đề đạt yêu cầu cụ thể để mọi người cùng giúp anh và .... cùng tiến bộ.

      Một lần nữa, xin chúc mừng anh vietvuongcdt đã đến đúng chỗ cần đến.

      Lan Hương.

      Comment


      • #4
        .
        điều khiển cho các mô hình hoạt động với 4 hoặc 5 động cơ
        Mình chơi mô hình cũng lâu, nick là cangsaigon1975 bên CLB mô hình TPHCM. Xin góp lời là điều khiển mô hình (hay máy móc) từ xa thì có một số vấn đề cần chú ý:

        - Máy thu phải được xem trọng vì nó quyết định cự ly thu phát tin cậy, độ nhạy phải trên 9db/V , dải thông phải được khống chế vừa đủ hẹp để tránh nhiễu. Tín hiệu thu được phải xử lý thông mức để có tín hiệu điều khiển hoàn hảo.

        - Máy phát phải dùng thạch anh để chống lệch tần, có LPF để giữ khả năng bức xạ cao, cả phát lẫn thu đều phải được chống va đập bằng keo để tránh rung động làm xê dịch tần số.

        - Mô hình bay như máy bay cánh bằng hay trực thăng, khinh khí cầu, đĩa bay, tên lửa ... : chỉ cần quan tâm đến cự ly điều khiển, vì không (hoặc ít) sợ bị che chắn tầm nhìn và ảnh hưởng của cấu trúc mặt đất tới khả năng truyền sóng. Nghĩa là có thể sử dụng tần số hàng trăm MHz và cách điều biến nào mình thích. Lúc này xác định cự ly thông tin tín hiệu gần sát với công thức tính.

        - Mô hình trên bộ, trên nước như xe cộ, tàu thuyền, máy móc ... : cần chú ý là khả năng truyền sóng trong trường hợp này suy giảm rất mạnh khi bị chắn và tần số càng cao, cự ly thông tin tín hiệu chỉ cỏn khoảng 30% so với tính toán. Tần số nên dùng là từ 11,5 MHz đến 43 MHz.

        - Mô hình tàu ngầm, máy đào đất ... : Tùy điều kiện mà sử dụng siêu âm, sonar hay sóng dọc. Cái này khá lý thú và đi mua chắc là cũng không có. Lan Hương có "cả kho" lý thuyết và thực hành từ chồng của chị truyền cho, xin giúp đỡ anh em với nhé.

        Bật mí chút : mình được Lan Hương hỗ trợ ráp thành công vài bộ Tx- Rx điều khiển mô hình mạnh và rẻ hơn FP-ESKY nhiều.
        Không có người xấu, chỉ có người chưa tốt.

        Comment


        • #5
          Xin chào cả nhà

          Tui cần làm bộ thu phát để làm hệ thống điều khiển tên lửa mô phỏng, có nhà khoa học nào rúp tui với

          Comment


          • #6
            to anh anhhung1975

            Độ nhạy máy thu (RS - reiceiver sensitivity) là một đại lượng kỹ thuật của máy thu thể hiện mức công suất tín hiệu tối thiểu mà máy thu nhận được thành công thành tín hiệu hữu ích.
            Độ nhạy thu dùng một thang của dB trong việc đo năng lượng sóng là dBm. 1 dB là tỉ số logarit cơ số 10. VD tỉ số 2:1 là 3dB,1:1 là 0 dB. với những tỉ số nhỏ hơn 1 thì nó sẽ biều diễn dưới dạng các số âm như 1:2 là -3dB.
            - trích Lê Thị Hằng - Bài giảng điện tử.
            http://baigiang.bachkim.vn .

            Như vậy NS (dBm) càng nhỏ thì máy thu càng có độ nhạy cao, nghỉa là trị tuyệt đối của NS càng lớn. Mức tối thiểu "chấp nhận được" của máy thu dành cho điều khiển mô hình là khoảng -30 dBm, lý tưởng khoảng -80 dBm đến -120 dBm. Một số mạch thu cón có độ nhạy đến -150 dBm hay hơn nữa.

            Lan Hương sẽ có bài riêng cho máy thu trên "Lan Hương trả lời nè" , trong đó có vấn đề độ nhạy máy thu. Anh chờ xem nhé.

            Lan Hương.

            Comment


            • #7
              To Lan Hương

              Bữa giờ mình có việc bận nên ko lên mạng được.Cảm ơn các ban nhiều.Cảm ơn Lan Hương đã động viên mình. Mình cũng nghĩ tự mình làm được sẽ đáng quý hơn nhiều. Thực sự thì minh rất muốn hiểu thấu đáo về cao tần.Tính toán và làm được mạch.Mình đã học kt mạch.các mach khuếch đại,và làm đồ án mạch khuếch đại OCL, OTL, kyc thuật xung, số mình cũng học rồi...nhưng mình không phải là dân điên tử nên không sâu bvề lĩnh vực này,vì thế mình thấy rất khó khăn trong việc tìm hiểu mạch cao tần để thực hiện được mục đích của mình. Nếu như làm mạch điều khiển trực tiếp 4, 5 động cơ thi mình làm được.
              Mình thấy các bạn trao đổi vể vấn đề này rất hay,mong các bạn cho mình biết sách hay tài liệu nào cụ thể về vấn đề này được ko.Mình nghĩ là minh cần trang bị kiến thức đã rồi có gì ko hiểu sẽ lên hỏi các bạn, vì bây giờ có muốn cũng chẳng biết hỏi gì. Mình hi vọng là Lan Hương và các bạn giúp được mình. Lan Hương hướng dãn mình chút nhé, để đi đúng hướng và...nhanh hơn ấy mà. thực sự minh rất cần tài liệu để học về lĩnh vực này vì mình thấy rất thích. Nếu không phải đk từ xa thì mình đã làm được lâu rồi. Mong đươc sự giúp đở của các bạn.

              Comment


              • #8
                Smps

                chị Lan Hương ơi tìm sách về SMPS ở đâu? chỉ em với!
                |

                Comment


                • #9
                  to vutuan_007

                  SMPS (Switched-Mode Power Supply) là mạch cấp nguồn trên cơ sở DC - DC, hiệu quả và chất lượng cấp nguồn rất cao, ngày càng được sử dụng phổ biến. Vì vậy SMPS có rất nhiều tài liệu trên mạng. Để học biết và thiết kế được bộ nguồn SMPS, vutuan_007 có thể vào các trang web như :

                  www.smps.us

                  www.smpstech.com

                  www.hills2.u-net.com/electron/smps.htm

                  www.qrp4u.de/docs/en/smps_new

                  www.smpsboston.org

                  wikipedia.org/wiki/SMPS

                  www.smpscareercenter.org

                  và ... www.dientuvietnam.net

                  có nhiều phân tích lý thuyết và mạch điện cụ thể cho mình học hỏi đó.

                  Chúc vutuan_007 tìm được tài liệu như ý. Có gì cần trao đổi cứ việc post lên, có thể nên mở luồng mới về SMPS để được trả lời với tính chuyên môn cao hơn.

                  Lan Hương.

                  Comment


                  • #10
                    ở đâu có cao tần là ở đó có chị lahuong nhỉ :d^^

                    Comment

                    Về tác giả

                    Collapse

                    vietvuongcdt Tìm hiểu thêm về vietvuongcdt

                    Bài viết mới nhất

                    Collapse

                    Đang tải...
                    X