Thông báo

Collapse
No announcement yet.

HI-FI Stereo tranmitter

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Hi,
    Bất kỳ một dao động nào cũng đều bức xạ điện từ ra không gian mà mình thường nghe là trường điện từ hay sóng điện từ. Radio FM bạn đang nghe đài cũng là một máy phát, ví dụ bạn đang nghe tần số 100Mhz thì nó đang tự phát sóng ở tần số : 100Mhz - 10,7Mhz(IF-FM)=89,3Mhz. Sóng điện từ khi lan truyền gọi nôm na là sóng và tuỳ theo phương thức điều chế gọi là sóng mang AM, sóng mang FM, sóng mang số (tuỳ theo phương thức điều chế số). Lúc này nếu có một máy thu-thu được tần số sóng mang ta sẽ biết được thông tin của nó mang theo ví dụ khi chưa có tín hiệu ta sẽ nghe ở loa tiếng xì rất nhỏ, nếu máy phát chất lượng tiêu chuẩn phải lắng tai thất lâu mới nghe được tiếng xì (S/N Ratio) là -60dB.
    Vậy lắp thử máy phát FM sẽ phát ở tần số nào ? máy phát có thể phát bất kỳ tần số nào mình thấy thích với điều kiện mình phải có máy thu để thu sóng. Ví dụ một số micro không dây karaoke phần lớn phát từ 175~260Mhz nằm trong dãi tần quảng bá, đôi khi bạn để ý nhà bên cạnh hát karaoke bên nhà mình không xem tivi được hình cứ cà giựt theo tiếng hát của người nhà bên cạnh, hiện tượng đó gọi là xen nhiễu hay giao thoa sóng. Phần lớn sản phẩm gây nhiễu là của TQ bởi nhà sản xuất họ không tuân theo nhưng quy định của Hiệp hội điện tử toàn cầu có nghĩa mỗi kênh tivi cách nhau 1,5Mhz và sản phẩm FM bắt buộc sẽ phát trong khoảng cách 1,5Mhz đó hay ngoài tần VHF là trên 224Mhz.
    Theo quy định của Cục quản lý tần số VN, sóng FM có 2 dãi :
    1/FM dùng cho quảng bá : 88~108Mhz
    2/FM dùng cho truyền thanh xã phường : 54~68Mhz.
    Và theo quy định của điện tử nghiệp dư là 27Mhz.
    Và cũng theo quy định chỉ các tổ chức có chức năng mới được sử dụng máy phát và được cấp phép sử dụng tần số. Hình như ở VN mình chưa có cá nhân nào được cấp phép sử dụng tần số kể cả tần số nghiệp dư 27Mhz.
    Vậy mình lắp máy phát có vi phạm pháp luật không: có thể có và có thể không:
    1/Sản phẩm chỉ mang tính thí nghiệm nên thường công suất nhỏ.
    2/Không bức xạ ra không gian.
    3/Nếu có test bức xạ nên chọn tần số không trùng với tần số phát của địa phương để tránh không gây can nhiễu và tinh khôn hơn tính luôn hài bậc 2 để tranh gây nhiễu ở tivi. Vì dụ mình phát tần số 100Mhz (hài bậc 2 là 200Mhz) không trùng với kênh FM địa phương nhưng có thể gây nhiễu ở kênh 09 VHF (199.25Mhz).
    Việc mình share IC BA1404 là giúp một số bạn đam mê tìm hiểu và lắp ráp máy phát, theo mình hình như không có người bán hay có mà mình không biết vì nhu cầu của thị trường không nhiều. Các bạn hãy để lại mail đừng ngừng ngại, mình sẽ gửi đến các bạn.
    Để có thể có được mạch hoàn thiện và chất lượng hơn mình cần sự cộng tác cùa Anh Quế dương trong việc lập trình và một số bạn khác cùng tham gia, chia sẽ trong việc lắp mạch để diễn đàn mang tính lành mạnh hơn, xã hội hơn và mình không tham gia về lập trình.
    Thân.
    |

    Comment


    • #17
      Nguyên văn bởi VinhNhaTrang Xem bài viết
      Hình như ở VN mình chưa có cá nhân nào được cấp phép sử dụng tần số kể cả tần số nghiệp dư 27Mhz.
      Có chứ Bạn nhưng chưa nhiều. Xem ở đây xem:
      http://dientuvietnam.net/forums/showthread.php?t=4315

      Comment


      • #18
        Bo Modulator FM 88~108Mhz :
        Ở dưới là bo mạch modulator FM 88~108 chất lượng cao dùng cho các máy phát FM stereo công suất thấp </= 100W.
        Mình sẽ cung cấp mạch và sơ đồ cho các bạn yêu thích muốn lắp ráp nhưng trước tiên phải lắp thành công mạch đơn giản ở trên và điều quan trọng phải có mạch điều khiển của Anh Quế dương.
        Điều mình mong muốn chia sẽ với các bạn, cao tần thật ra cũng đơn giản nhưng hơi bị cực một tý.
        Thân.
        Attached Files
        |

        Comment


        • #19
          bạn VinhNhaTrang nhiệt tình thiệt.
          mình đang tìm mua IC fm transmitter mà hình như ko ai bán, bạn có thể share mình 1 con BA1404 ko? bạn ở Nha Trang ở chỗ nào, mình có thể đến gặp.
          Mình có thể giúp 1 chút về lập trình 8051 hoặc PIC.
          email: mgdaubo@yahoo.com
          Phạm Minh Tuấn

          (+84) 982006467

          Comment


          • #20
            mạch điều khiển để làm gì nhỉ? ko biết mình có thể làm được ko?
            Phạm Minh Tuấn

            (+84) 982006467

            Comment


            • #21
              Hihi...Tớ thích người có nghề và khiêm tốn như bác VinhNhaTrang!. Hy vọng sẽ có dịp trao đổi nghề nghiệp với bác, ở Nha Trang có một công ty chuyên sản xuất máy phát thanh truyền hình từ lâu lắm lắm...không biết bác VinhNhaTrang có làm ng công ty này không, tó mò tí nha bác.

              Comment


              • #22
                Hi,
                Nhu cầu cần lắp một mạch điều chế FM với linh kiện dễ mua, dễ lắp với một số bạn và nhất là sinh viên là có thực (không cần stereo) và diễn dàn Điện tử Việt nam.net là một nhịp cầu cho các bạn.
                Mình gửi sơ đồ điều chế FM này nhằm giúp cho các bạn và trong điều kiện có thể mình sẽ hỗ trợ. Tất cả các mạch của mình luôn dùng LC72131 nhưng mình lại không biết về lập trình hy vọng với sơ đồ này các bạn đọc hiểu.
                Và lại một thực tế nũa với các bạn có nhu cầu lắp mạch công suất lớn (Exciter FM 20W) nhưng tìm mạch khó quá và nếu có thì vướng vào các cuộn dây. Mạch in dưới cho ai thực sự cần mình sẽ cung cấp sơ đồ.
                Thân
                Attached Files
                |

                Comment


                • #23
                  @takuma : cám ơn bạn đã có lời khen nhưng ông bà mình thường nói thức đêm mới biết đêm dài_hồi sau sẽ rõ_.
                  Ở Nha Trang có Xí nghiệp điện tử TQT là một đơn vị chuyên sản xuất và kinh doanh thiết bị Phát thanh-Phát hình, là đơn vị Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới nhưng rất tiếc mình lại không ở đơn vị này.
                  Mình là người đi nhiều- với mình- lực lượng dân điện tử tập trung hai đầu đất nước thì miền trung Nha Trang là có nhiều trường dạy nghề điện tử nhất cũng như trình độ nghiệp dư tương đối cao.
                  Thân
                  |

                  Comment


                  • #24
                    Nguyên văn bởi mgdaubo Xem bài viết
                    mạch điều khiển để làm gì nhỉ? ko biết mình có thể làm được ko?
                    Các bo mạch FM sử dụng IC PLL lập trình -thì đều phải lập trình , điều khiển nó thì nó mới chạy được .
                    Module RF chuyên dụng điều khiển, truyền dữ liệu, thiết kế đề tài, dự án điện tử - chuyển giao công nghệ... ĐT: 0904964977 - email: dientuqueduong@yahoo.com

                    Comment


                    • #25
                      Khi lắp ráp các mạch cao tần khó nhất là bố trí các cuộn day ! và độ chính xác của các linh kiện !
                      Thiết bị truyền dẫn RF , các ứng dụng PLC , ARM , VXL ...

                      Comment


                      • #26
                        Nên nhớ khi lắp ráp mạch RF thì phải chú ý đến ảnh hưởng kí sinh ! Chắc bác Quế Dương thành thạo RF trammitter PLL lắm , xin bác chỉ dẩn rỏ thêm !
                        Thiết bị truyền dẫn RF , các ứng dụng PLC , ARM , VXL ...

                        Comment


                        • #27
                          Hi,
                          Mình xin mạn đàm một tý về dân điện tử cao tần.
                          Trong các ngành nghề thì nghề điện tử với góc nhìn của xã hội là nghề quý-sờ tộc- nếu đi tán gái mà nói rằng làm nghề điện tử thì trong mắt cô ấy sẽ có nhiều thiện cảm hơn (vì cô ấy rất sợ điện), nhưng chưa chắc đã yêu bạn vì còn một số yếu tố nũa_. Nghề nào cũng quý như nghề nào, vậy sao gọi quý-sờ-tộc vì trước tiên người làm nghề phải được trang bị dụng cụ làm nghề nhưng nghề điện tử dụng cụ thường là đắt tiền ví dụ ngoài dụng cụ phải có như kìm, kẹp, VOM ...lại có thêm một cái điện tim đồ mà những ai đi khám bệnh đều thấy là Oscilloscope-vậy nghề điện tử chắc cũng gần gần bác sĩ như chơi.
                          Để giỏi nghề ngoài dụng cụ người làm nghề phải được trang bị kiến thức tương đối đầy đủ mà mình đang hành nghề bởi để sửa được máy, lắp được mạch kể cả sản xuất cái thiết bị đó, khối đó nó như cục sắt nằm chình ình một cục mà làm cho nó chạy-mà nó có chạy đâu, không như nghề may, cơ khí kể cả lập trình…vậy, nghề điện tử đòi hỏi người hành nghề phải có một tư duy logic và cũng thật trừu tượng (nhưng ngừoi giỏi tư duy trừu tượng, logic lại lãng mạn thích làm thơ hơn).
                          Để làm nghề cao tần trước tiên phải biết nghề điện tử-hiểu theo nghĩa dân giã là phải biết về điện tử phổ thông, dân dụng, là phải biết đọc sơ đồ, lắp một mạch ampli, biết trở kháng, biết tính toán, ít ra là định luất ôm sao cho nhuần nhuyển để còn làm mò sao cho khoa học chứ không thiết bị nó nổ cài đùng, hoặc bốc cháy mà không hiểu vì sao. Với mình cao tần và ampli không khác nhau nhiều có khác là một bên tần số nghe được, biết tiếng tròn, méo, nghẹt mũi còn cao tần thì tần số nó lại rất rất cao và dĩ nhiên khi nó ở rất cao đó nó phải theo những quy luật trên mây mà người bình thường không với được.
                          Vậy ai hành nghề cao tần?, tất cả mọi người yêu thích nhưng không có nghĩa ai cũng làm được vì ngoài kiến thức, dụng cu đo lường, tư duy trừu tượng, một tí logic còn đòi hỏi người đó phải có duyên với nghề, biết chịu cực là làm đền cùng, chịu khó tìm tài liệu liên quan, biết học với mọi người, biết tìm thầy học đạo và điều quan trọng là cảm được mạch chạy được, tốt xấu.
                          Dụng cụ cao tần là gì? Thực ra làm nghề cao tần không khó nhưng đòi hỏi phải được đâu tư thiết bị ngoài thiết bị thông thường nên có Oscilloscope càng cao Mhz càng tốt để kiểm tra dạng sóng, máy đo trường để kiểm tra trường bức xạ, hài -chắc sẽ khó với nhiều người thì nên sử dụng radio chất lượng tốt để làm, một máy đếm tần số và một tải giả 50ohm nhưng trước tiên nên có một bộ nguồn ổn áp DC thật hoàn chỉnh có đồng hồ hiển thị volt và ampe.
                          Lắp mạch cao tần khó không? Thật sự khó. Ở đây mình chỉ bàn về FM chưa bàn đến Video và số. Là mạch cao tần là liên quan đến bức xạ cho nên người lắp mạch nên chọn :
                          1/ Mạch in thuỷ tinh sợi cho mạch của mình.
                          2/ Tần số càng cao càng dễ lắp nhưng đòi hỏi độ chính xác cao, thiết bị đo lường, kinh nghiệm và điều quan trọng nữa là linh kiện phải có tần số cắt cao nhưng nếu lắp tần số gần bằng tần số linh kiện thì hệ số KD không còn.
                          3/ Nên chọn mạch mà mình đọc mình hiểu và mạch bị hài, gây nhiễu còn do cách lắp. Với cao tần hàn chân linh kiện càng ngắn càng tốt trên nguyên tắc Band base (băng tần gốc) có nghĩa ngoài trị số linh kiện không nên cho phát sinh thêm L,C ví dụ với giá trị Cx nếu bạn hàn chân linh kiện dài sẽ là Cx và L phát sinh và bố trí linh kiện sao cho hợp lý chứ không phải đẹp mắt.
                          4/ với linh kiện :
                          a/Nên cố gắng tìm linh kiện cho đúng nhưng tìm không có nghĩa là không lắp được mạch mà nên tìm tương đương có điều không thể thế FET với transistor nhưng với mạch KD công suất giữa FET và transistor thì giống nhau chỉ có khác về trở kháng vào, ra của FET thì sửa mạch lại một tý.
                          b/ Với mạch KD của mạch điều chế nên hạn chế tải của mỗi tần là cuộn dây vì để tần sau KD điều đòi hỏi phải cộng hưởng tần số trước đó, nếu cộng hưởng sai sẽ gây ra haì và nhiễu.
                          c/ Với linh kiện phi tuyến đều có thể nhân tần, phách tần số nhưng với nhân tần luôn là sự phức tạp ngoại trừ để giãi thông rộng hơn ví dụ trong FM nếu bạn nhân tần thì phổ âm tần sẽ rộng hơn, độ sâu điều chế tốt hơn và âm thanh nghe hay hơn nhiều so với mạch không nhân tần.
                          d/ Bạn nên hạn chế tầng KD vì ngoài nhiệm vụ KD, mạch luôn có tham số trễ pha và với số tầng KD khi độ trể đúng 90 độ so với tầng trước thì lập tức nguyên mạch của bạn sẽ trở thành mạch dao động.

                          Là dân cao tần, với một tý hiểu biết có thể đúng và có thể sai mạnh dạn mạn đàm với Anh,chị, em. Hy vọng không bị chê.
                          Thân.
                          |

                          Comment


                          • #28
                            Bo mạch Modulator FM của sơ đồ trên :
                            Attached Files
                            |

                            Comment


                            • #29
                              Hay quá nhỉ !
                              Thiết bị truyền dẫn RF , các ứng dụng PLC , ARM , VXL ...

                              Comment


                              • #30
                                May quá .E đang học ở Cao Đẳng Phát Thanh&Truyền Hình 1.E đã lắp được 1 số mạch Fm mono công suất nhỏ rồi .Bây giờ đang có Đề tài làm "Phát thanh Có điều khiển " mà thiếu linh kiện cao tần quá.Bác VinhNhaTrang Giúp e với nhé .Mail của E là "tranthuan222@yahoo.com".Cho E con La1404 với Board thì tốt quá ..Thanks bác.
                                Thất nghiệp :(

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                hungthinhqni Tìm hiểu thêm về hungthinhqni

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X