Thông báo

Collapse
No announcement yet.

truyền thu phát song bằng tia hồng ngoại

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • truyền thu phát song bằng tia hồng ngoại

    em đang nghiên cứu về truyên thu và phát sóng bằng tia hong ngoại.|Huynh đệ nào có tài liệu và hiểu biết lĩnh vực bày giúp em với.thanhks

  • #2
    Nguyên văn bởi vojcoi1022 Xem bài viết
    em đang nghiên cứu về truyên thu và phát sóng bằng tia hong ngoại.|Huynh đệ nào có tài liệu và hiểu biết lĩnh vực bày giúp em với.thanhks
    tài liệu thì không có nhưng nếu có vướng mắc thì bạn post lên , nó đơn giản chỉ là đưa tín hiệu ( data ) để điều biến sóng dao động 38Khz ( cũng có thể thấp hoặc cao hơn )

    rồi đưa ra led phát hồng ngoại ( tia không nhìn thấy bằng mắt thường ) --- bên phía đầu thu có 1 module thu hồng ngoại ( thường có 3 chân : VCC GND - Data out )

    --- bạn đưa tín hiệu data vào là 1 thì bên thu có Data out là 0 thôi

    ( vì cac module thu IR thông thường đều có trở PULL UP bên trong ) -- muốn đảo tín hiệu data thu được từ 0 thành 1 đơn giản ta dùng transistor cũng được .

    Module RF chuyên dụng điều khiển, truyền dữ liệu, thiết kế đề tài, dự án điện tử - chuyển giao công nghệ... ĐT: 0904964977 - email: dientuqueduong@yahoo.com

    Comment


    • #3
      Cái điều khiển TV sony nhà mình bị hỏng vì trẻ con quăng quật ghê quá nên mình mua cái điều khiển của Tàu 11.000đ về cũng điều khiển tốt nhưng góc điều khiển của nó không rộng như cái điều khiển gốc, lúc nào cũng phải chĩa đúng vào mắt thu hồng ngoại trên TV mới được, mình tháo con led và hàn cho nó lùi ra phía ngoài một chút nhưng cũng chỉ khá hơn một chút. Có bác nào biết cách xử lý điều này không nhỉ ?
      |

      Comment


      • #4
        Đây tài liệu về mạch thu phát hồng ngoại dùng con PT2262 và PT2272

        "Giới thiệu : PT2262 và PT2272 là sản phẩm của Princeton Technology được phát triển và ra đời sau dòng mã hóa 12E/D của hãng Holtek PT2262 có 2 loại chính : loại có 8 địa chỉ mã hóa , 4 địa chỉ dữ liệu và loại có 6 địa chỉ mã hóa và 6 địa chỉ dữ liệu. Mã hóa 12 bit 1khung A0-->A7,D0-->D3 ( * các linh kiện PT2262 đưa vào việt Nam chỉ có loại PT2262 với 8 địa chỉ mã hóa và 4 địa chỉ dữ liệu. -- Tương tự với PT2262 có 2 kiểu thì PT2272 cũng có 2 kiểu : PT2272 có 8 địa chỉ giải mã và 4 dữ liệu đầu ra Thường được kí hiệu : PT2272 - L4 + một loại nữa là PT2272 có 6 địa chỉ giải mã và 6 giữ liệu ra : kí hiệu PT2272 - L6 . ( loại L4 là thông dụng ở việt nam và ít có loại L6 ). PT2262 có " 3 mũ 12 " mã hóa tức là có thể mã hóa 531441 mã mới có thể trùng lặp lại. So với thằng anh HT12E ra đời trước nó thì nó trội hơn hẳn về cái khoản mật mã này. ( HT12E chỉ có 2 mũ 12 mã hóa ) cách mã hóa PT2262 có thể làm được bằng cách nối ngắn mạch các chân " mã hóa địa chỉ " lên dương nguồn ( mã hóa + ) và xuống âm nguồn ( mã hóa - ) hoặc có thể bỏ trống ( mã hóa 0 ). + Dữ liệu + mã hóa được truyền trên một khung 12 bit gồm 8 bit đầu là mã hóa (A0-->A7 ) và 4 dữ liệu . Bởi vậy bạn có thể truyền được song song 4 bit dữ liệu 0 hoặc 1. nếu để truyền dữ liệu thì nên để mặc định cho 4 chân dữ liệu này là 0 hoặc là 1 bằng cách nối thêm điện trở " kéo lên " hoặc " đưa xuống GND) để tránh nhiễu. -- PT2262 dùng dao động ngoài : đơn giản là chỉ cần lắp thêm 1 điện trở dao động vào chân 15 và chân 16 của PT2262. + Tín hiệu encoder được đưa ra ở chân 17 của PT2262, chân này thường ở mức 1 khi tín hiệu nghỉ và mức 0 khi tín hiệu hoạt động. Tín hiệu đưa ra gồm : sóng mang dao động < 700KHz + địa chỉ mã hóa + dữ liệu. + Tần số Sóng mang dao động được quyết định bởi R chân 15 và 16 và được tính bằng : f = R/12 . Ví dụ : mắc điện trở 470k vào chân 15 và 16 đầu ra chân 17 sẽ có 470/12 = khoảng 39Khz ( cái này có thể làm điều khiển hoặc truyền dữ liệu bằng hồng ngoại với con PT2262 đấy nhé. ) ( PT2262 có điện áp rộng : Có thể làm việc được từ 2,5V đến 15 V . Trong datasheet của nó là từ 4 V nhưng qua thời gian rất dài làm việc và nghiên cứu con này Quế Dương có thể khẳng định được về điện áp của nó làm việc rất thấp. --- " đã từng chế tạo và xuất xưởng gần 1 vạn mạch sử dụng cặp PT2262 và PT2272 để làm điều khiển ". ---PT2272 là con giải mã của PT2262 nó cũng có 8 địa chỉ giải mã tương ứng + 4 dữ liệu ra + 1 chân báo hiệu mã đúng VT ( chân 17 ). /// Cách giải mã như sau : Chân 15 và 16 cũng cần một điện trở để làm dao động giải mã . Trong dải hồng ngoại hoặc dưới 100KHz có thể dùng R rất lớn hoặc không cần. Nhưng từ khoảng 100KHz dao động trở lên --- thì bắt buộc phải dùng R để tạo dao động cho PT2272. Giá trị R của PT2272 sẽ bằng khoảng : ( Giá trị R của PT2262) chia cho 10 ---> ví dụ : PT2262 mắc điện trở 4,7 megaom thì PT2272 sẽ mắc 470k ///// giải mã : các chân mã hóa của PT2262 ( chân 1 đến chân 8 ),nối thế nào thì các chân giải mã của PT2272 cũng phải nối tương tự như vậy. Chân nào nối dương, chân nào nối âm, chân nào bỏ trống ...v.v thì chân ( 1 đến 8 )của PT2272 hãy làm như thế . Khi truyền một mã đúng và giải mã đúng thì chân 17 của PT2272 sẽ có điện áp cao đưa ra , báo hiệu là đã đúng mã hóa. 4 chân dữ liệu có thể truyền song song, nối tiếp rất động lập Đây là bộ mạch thu và phát dùng hai chíp PT2272 và PT2262 các bạn có thể tham khảo "
        Attached Files
        Thiết bị truyền dẫn RF , các ứng dụng PLC , ARM , VXL ...

        Comment


        • #5
          thu phát hồng ngoại ???

          Nguyên văn bởi hungthinhqni Xem bài viết
          Đây tài liệu về mạch thu phát hồng ngoại dùng con PT2262 và PT2272

          "Giới thiệu : PT2262 và PT2272 là sản phẩm của Princeton Technology được phát triển và ra đời sau dòng mã hóa 12E/D của hãng Holtek PT2262 ...


          Hic, mạch này là mạch thu phát bằng sóng vô tuyến (RF) chứ đâu phải là hông ngoại ?

          Nhìn thấy trong hình hai cái antenna thu phát kia thôi.

          Lan Hương.

          Comment


          • #6
            Trong phần phát có cái biến dung, phần thu có cái biến....cảm (ủa, từ này gọi sao cho đúng nhỉ) thì lắp mạch như thế nào ạ? cuộn dây L1 trong mạch phát có cái lõi sắt. Xài bằng cuộn dây (có hình cái điện trở bán trên thị trường) có khác gì không ạ?
            Email: - Mobil: tạm thời ngừng liên lạc 1 thời gian
            Giới thiệu website kiếm tiền trực tuyến & tăng thứ hạng website.

            Comment


            • #7
              Nguyên văn bởi lanhuong Xem bài viết


              Hic, mạch này là mạch thu phát bằng sóng vô tuyến (RF) chứ đâu phải là hông ngoại ?

              Nhìn thấy trong hình hai cái antenna thu phát kia thôi.

              Lan Hương.
              Chị LAn Hương nói đúng rồi, cái này là Mạch Thu - Phát Vô tuyến bằng cặp IC PT2262/2272 mà .Cái này thì anh Quế Dương đã Có nguyên 1 THREAD để trình bày mà.

              À ,chị Lan Hương ơi ,chị có thể trình bày Nguyên lý Hoạt động của mạch Thu - Phát này không (chủ yếu là cách hoạt động của các phần tử R- L- C- Opam trong mạch Thu - Phát, còn 2 về con IC PT2262/2272 thì mình OK rồi)? Vì hôm trước Thuyết trình , mình có trình bày Nguyên lý Hoạt động cho Thầy hướng dẫn - nhưng thầy nói chưa CHÍNH XÁC lắm ,hic hic. Thanks chị trước
              My department's Website: www4.hcmut.edu.vn/~thietbidien/trangchu

              Motorola-FreeScale's MCU 68HC11 & HCS12X Supporter

              Comment


              • #8
                chết rùi ! link bài viết được post từ forum khác cho nên , link đã bị đỗi bỡi member mong các bạn thông cảm !
                Thiết bị truyền dẫn RF , các ứng dụng PLC , ARM , VXL ...

                Comment


                • #9
                  Cái này các bác cao thủ sành thì hướng dẫn bọn em chút với::::

                  Comment


                  • #10
                    Hic hic , mấy chú sinh viên toàn mượn bài của Quế Dương ( chẳng để link gốc , chẳng hỏi han khổ chủ gì cả) lại còn xóa cả tên , Mạch của tui là RF mà mấy bố lại phán là IR , tôi đến bó tay .
                    Tui mà làm thầy giáo tui cho trượt hết cả lũ .

                    --- Chắc hổng bít tui ngâm cứu các IC của princeton trước khi có cả mấy cái diễn đàn này
                    Module RF chuyên dụng điều khiển, truyền dữ liệu, thiết kế đề tài, dự án điện tử - chuyển giao công nghệ... ĐT: 0904964977 - email: dientuqueduong@yahoo.com

                    Comment


                    • #11
                      Nguyên văn bởi queduong Xem bài viết
                      Hic hic , mấy chú sinh viên toàn mượn bài của Quế Dương ( chẳng để link gốc , chẳng hỏi han khổ chủ gì cả) lại còn xóa cả tên , Mạch của tui là RF mà mấy bố lại phán là IR , tôi đến bó tay .
                      Tui mà làm thầy giáo tui cho trượt hết cả lũ .

                      --- Chắc hổng bít tui ngâm cứu các IC của princeton trước khi có cả mấy cái diễn đàn này
                      Chính xác, hèn gì em thấy cái hình đó quen quen, mong rằng bác nào dùng bài của người khác thì phải đề tên tác giả vào ( chí ít là thế ), vậy mới phải đạo chứ
                      Và con tim đã vui trở lại ....

                      Comment


                      • #12
                        Cấp cứu em với-Thiết kế mạch ĐK động cơ DC = hồng ngoại

                        em có 1 bài tập dài :thiết kế mạch đk đc DC = hồng ngoại với yêu cầu
                        Dùng IC 555 làm mạch phát và IC 556 làm mạch thu
                        ai có mạc này xin gửi cho e qua hòm thư duongtuandung@gmail.com
                        Xin cảm ơn !

                        Comment


                        • #13
                          Mach thu NE555 hoạt động phát chuẩn nhất , và có thể nói là xa nhất ở tần số 36KHz
                          Dùng Diode phát hồng ngoại thông thường ! NÓ Đơn giản là chỉ tạo ra xung kích thôi , bạn co thể đưa trực tiếp xung kích này ra diode phát thôi !
                          Thiết bị truyền dẫn RF , các ứng dụng PLC , ARM , VXL ...

                          Comment

                          Về tác giả

                          Collapse

                          vojcoi1022 Tìm hiểu thêm về vojcoi1022

                          Bài viết mới nhất

                          Collapse

                          Đang tải...
                          X