Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Anten phát sóng và một số vấn đề liên quan

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Anten phát sóng và một số vấn đề liên quan

    Hi,
    Trong Kỹ thuật cao tần mà không có chủ đề Anten phát sóng, theo mình nghĩ là thiếu và mình xin mở chủ đề này.
    Anten phát sóng là một bộ môn và là một ngành cho việc nguyên cứu, ứng dụng trong truyền dẫn phát sóng.
    Mình có một ít kinh nghiệm thực tiễn trong việc tính toán cũng như thực hành anten nhưng sẽ thiếu và rất thiếu nếu không có sự hỗ trợ của Anh Quế dương, Chị Lan Hương, Anh httung, bạn takuma, bạn dung06…cũng như một số Anh em khác còn đứng ngoài cuộc chưa thực sự tham gia diễn dàn và các bạn đang thí nghiệm cùng tham gia sao cho đề tài phát triển theo hướng tính cực vì lĩnh vực Anten là lĩnh vực rộng kể cả lý thuyết lẫn thực hành.
    KASATI là một trong những đơn vị có thâm niên và nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp sản phẩm, dịch vụ lắp đặt, bảo dưỡng và sửa chữa các loại thiết bị viễn thông cho hầu hết các Bưu điện Tỉnh Thành trong cả nước. Bạn httung là người từng làm việc với Kasati nên kinh nghiệm từ lý thuyết đến thực hành, mình nghĩ thuộc hàng chuyên gia trong lĩnh vực sóng viba vì mình biết Kasati thời phát triển viba nông thôn.
    Rất mong Anh em viết bài và trao đổi.
    Thân.
    |

  • #2
    Mình có cái máy điện thoại mẹ-con tầm xa tung-của nhưng bị rụng cái anten trời lâu rồi nên tầm phát giờ chỉ còn tầm 300m. Các bác có thể tư vấn mình làm một cái anten này không hay chỉ cho mình chổ mua cái anten này với.
    Chúc các bác vui khỏe

    Comment


    • #3
      Nguyên văn bởi Co_processor Xem bài viết
      Mình có cái máy điện thoại mẹ-con tầm xa tung-của nhưng bị rụng cái anten trời lâu rồi nên tầm phát giờ chỉ còn tầm 300m. Các bác có thể tư vấn mình làm một cái anten này không hay chỉ cho mình chổ mua cái anten này với.
      Chúc các bác vui khỏe
      Tìm trên diễn đàn,có bài viết về nó đấy !
      Attached Files

      Comment


      • #4
        Máy phân tích Anten MFJ-269

        Hi,
        Vừa qua mình có mua giúp cho một số Anh em RF gọi là dân a-ma-tơ rất cần là : MFJ-269Pro.
        Phần lớn Anh em không đủ tiền để đầu tư một thiết bị phân tích Anten, SWR, Returnloss thì MFJ-269Pro có đầy đủ thêm cả đo tụ và cuộn dây với giá chấp nhận được để không viêm… túi.
        Mình có so sánh với Anritsu Site Master S332B về một số kết quả đo nhận thấy là chấp nhận được, sai lệch không nhiều.
        Anh em nào muốn mua hãy để lại mail, đủ 4 người mình sẽ mua giúp vì phí vận chuyển từ Mỹ về là $80.
        Thân.
        Trang web sản phẩm :
        http://www.mfjenterprises.com/Produc...ductid=MFJ-269
        Attached Files
        |

        Comment


        • #5
          Các khái niệm về sóng vô tuyến :
          Trước đây người ta thường nhắc đến sóng vô tuyến hay còn gọi là sóng Radio và hơn hai thập kỷ qua xuất hiện thêm từ wireles có nghĩa không dây bao gồm cả wireless network (mạng không dây).
          Vậy Sóng Radio là bao gồm lĩnh vực rộng và wireles cũng là thiết bị phát sóng radio cho các sản phẩm IT của thời kỳ bùng nổ công nghệ thông tin của cuối thế kỷ trước để bắt đầu cho kỷ nguyên wireles của thế kỷ này.
          Sóng Radio mang tính chất sóng điện từ, nó có thể chuyển đổi lẫn nhau trong không gian truyền dẫn từ dạng điện trường sang từ trường và ngược lại và nó bức xạ ra không gian theo mặt cầu vô hướng.
          Vận tốc truyền lan của sóng điện từ trong điều kiện chân không bằng tốc đô ánh sáng và trong điều kiện không gian sẽ chậm hơn một tý.
          Vậy sóng Radio có bản chất như ánh sáng bao gồm :
          1/Sóng nhiễu xạ xãy ra khi trên đường truyền sóng gặp vật cản có kích thước bằng hay lớn hơn nhiều lần bước sóng của nó sẽ làm lệch hướng đường truyền.
          2/Sóng khúc xạ xãy ra trong quá trình bức xạ, tốc độ truyền sóng sẽ thay đổi khi đi từ môi trường này sang môi trường khác hay tính chất không đồng nhất của trường bức xạ sẽ làm cong quỹ đạo truyền sóng.
          3/Sóng tán xạ xảy ra khi sóng vô tuyến đập vào các vật không bằng phẳng mà các vật này có kích thước bằng chiều dài của bước sóng.
          4/Sóng phản xạ xảy ra khi sóng vô tuyến đập vào các vật chất có mặt tương đối bằng phẳng.
          Và hiện tượng :
          1/Fading là khi sóng điện từ truyền vào không gian, đập vào các vật chất trên đường truyền và mỗi khi nó đập vào thì xãy ra phản xạ, nhiễu xạ, hoặc tán xạ. Các sóng phản xạ, tán xạ này sẽ lại truyền tiếp trong không gian để đến máy thu. Như vậy ở máy thu sẽ nhận được điện trường tín hiệu truyền đi từ nhiều hướng khác nhau với thời gian đến, góc pha khác nhau. Tại đây, các tín hiệu điện trường từ các hướng khác nhau được cộng với nhau tạo nên tín hiệu thu cuối cùng. Các tín hiệu này có góc pha khác nhau nên khi chúng đồng pha sẽ tạo nên hiện tượng cộng tích cực, nếu chúng ngược pha sẽ tạo nên hiện tượng cộng tiêu cực (triệt tiêu lẫn nhau) làm cho biên độ và góc pha của tín hiệu thu được ở máy thu thay đổi liên tục theo thời gian, và được gọi là fading.
          2/Hiện tượng đâm xuyên của sóng điện từ qua vật cản gần như là bản chất của sóng điện từ và lệ thuộc vào bước sóng và năng lượng của sóng cũng như bản chất của vật chất mà sóng điện từ đâm xuyên.
          Trên đây là những khái niệm cơ bản của sóng radio, nó không phải là giáo trình càng không phải là bài giảng vì mình chỉ hệ thống theo kiến thức a-ma-tơ cho loạt bài sau và cố gắng hạn chế các công thức tính toán vì đây là diễn đàn không phải là nơi đào tạo nghề hay giãng đường.
          Mình cũng như các bạn hiểu, biết đến đâu nói đến đó hy vọng các Anh em tham gia tiếp tục bổ sung cho đề tài được hoàn thiện, sôi nổi.
          Thân.
          Last edited by VinhNhaTrang; 09-04-2008, 19:43.
          |

          Comment


          • #6
            Antenna Programs

            Đây là trang web cung cấp một số softwave free tính toán, thiết kế Anten Yagi và một số vần đề liên quan. Anh em tham khảo :
            http://www.qrz.com/download/antennas/index.html
            Mình sẽ có bài thiết kế Anten Yagi dùng trong phát sóng và thu sóng sau khi về nhà.

            Thân.
            |

            Comment


            • #7
              Hi all
              Mình đọc trên mạng có một bài viết về loại anten có tên là EH , lí thuyết của loại anten này ko giống như thông thường, nên mình không hiểu . Nhờ các bạn cho ý kiến
              Attached Files

              Comment


              • #8
                Hi,
                File bạn lmd gửi kèm đã nói rõ về Anten EH.
                Mình bổ sung thêm :
                1/HF (High Frequency) là phổ tần số vô tuyến nằm trong dải từ 1.6 đến 30MHz. Trong dải phổ vô tuyến này kết hợp với tầng điện ly - là lớp khí nằm bên trên bề mặt trái đất khoảng từ 100 đến 700km, đã tạo ra một không gian truyền dẫn hiệu quả với giá thành và cự ly truyền ngắn, trung bình và xa mà không cần đến các thiết bị phát lại (trạm lặp) như trong các truyền dẫn VHF hoặc UHF hay Vệ tinh.
                2/Anten EH bắt nguồn từ Anten Hertz có từ năm 1880 và ngày nay có nhiều thay đổi từ khái niệm ứng dụng cũng như thiết kế, cấu tạo so với Anten Hertz từ nguyên thuỷ của nó nhưng vẫn trên lý thuyết bức xạ dây dẫn theo quy luật phân bổ dòng điện trên Anten.
                Vậy Anten EH có thể là một sợi dây dẫn hay được quấn trên một cái ống hình trụ với bước sóng cộng hưởng (độ dài của sợi dây) và được bức xạ ra không gian với 2 thành phần : điện trường E và từ trường H. Chúng luôn thẳng góc với nhau 90 độ và nằm trong một mặt phẳng không gian. Mặt phẳng này gọi là mặt phẳng truyền sóng và tuỳ vào cách bố trí đứng, ngang hay dọc của Anten sẽ tạo ra mặt phẵng truyền sóng phân cực tuyến tính, phân cực ngang, hay phân cực dọc.
                Vậy Anten EH tuy mới nghe nhưng thực ra Anten này là loại cổ, nguyên bản của lý thuyết bức xạ Anten.
                Mọi tính toán, lý thuyết như tính toán thông thường không có gì thay đổi.
                Thường được sử dụng trong dãi tần HF và đối tượng là A-ma-tơ. Dĩ nhiên chúng cũng được thương mại hoá cho ngành truyền dẫn ở đối tượng hẹp như hàng không, quốc phòng…
                Anh em nào biết xin bổ sung thêm.

                Thân.
                |

                Comment


                • #9
                  Theo mình hiểu thì EH không hoàn toàn giống như anten Hertz thông thường. Anten Hertz tạo ra trong nó điện trường E và từ trường H lệch nhau 90 độ, như vậy các trường trên không đồng pha ngay từ anten . Chúng chỉ đồng pha ở khoảng không cách anten 1/3 bước sóng, khi đó mới tạo ra phát xạ điện từ. Anten EH tạo ra sự lệch pha 90 độ ( không phải trễ pha ) giữa hai phần của anten dẫn đến điện trường và từ trường đồng pha ngay trong anten và bức xạ điện từ xảy ra ngay tại anten (tham khảo hình vẽ trong file của lmd đính kèm). Do đó anten EH có kích thước nhỏ hơn so với anten Hertz thông thường.

                  Comment


                  • #10
                    @hof : tuyệt vời, ít ra cũng có người chịu ngâm cứu. Cám ơn bạn.
                    Anh em nào biết xin bổ sung thêm.
                    Thân.
                    Thật ra nó nhỏ hơn nhiều, vì sao?
                    |

                    Comment


                    • #11
                      RF Toolbox 3.4.0

                      Mình thấy có một softwave tính toán Anten Yagi và một số Anten khác rất tiện lợi cũng như tính toán một số vần đề liên quan.
                      Mình rất thích, Anh em nào quan tâm load về và cùng phổ biến với mọi người trong đó có mình để học hỏi.
                      Thân.
                      |

                      Comment


                      • #12
                        RF Toolbox 3.4.0
                        Attached Files
                        |

                        Comment


                        • #13
                          Anten EH có kích thước khá nhỏ, thông thường < 2% bước sóng. Vì sao nó có kích thước nhỏ như vậy mình sẽ cố gắng giải thích theo như tài liệu của LMD. Khi kích thước của Anten dây thông thường tiến đến gần 1/4 bước sóng thì nó sẽ tự cộng hưởng ở tần số đó. Nếu kích thước anten dây là khá nhỏ so với bước sóng , điện cảm và điện dung của nó trở nên rất nhỏ và buộc phải thêm vào 1 điện cảm để bảo đảm có cộng hưởng. Khi kích thước anten giảm sẽ làm trở kháng phát xạ giảm theo và điện cảm thêm vào sẽ làm tăng giá trị của trở kháng tổn hao , lớn hơn rất nhiều so với trở kháng phát xạ.Điều đó dẫn đến hiệu suất của anten sẽ rất thấp.Nếu có thể tăng trở kháng phát xạ của một anten nhỏ cũng đồng nghĩa tăng hiệu suất phát xạ của anten đó. Giá trị trở kháng phát xạ của anten Hertz phụ thuộc vào kích thước và khoảng không bao quanh nó . Trong khi đó trở kháng phát xạ của EH anten là một hằng số vào khoảng 120ohm tại tần số có độ lêch pha 90 đúng giữa hai phần của anten .Do đó tuy có kích thước nhỏ nhưng hiệu suất của anten EH là khá cao

                          Comment


                          • #14
                            Hi,
                            Về giãi thích của bạn hof chưa chình xác :
                            1/Anten EH được quấn 02 cuộn dây nhưng giãi thích như trên là không đúng.
                            2/Trở kháng bức xạ có sự nhầm lẫn.
                            3/...
                            Vẫn biết khi nói về Anten là một môn khó nhưng làm RF mà ngại Anten thì sẽ mãi là khó với mình.
                            Rất cám ơn lmd và hof. Rất mong Anh em tham gia bổ sung thêm.
                            Anten EH rất cần cho dân a-ma tơ, thảo luận để nằm rõ hơn cho ứng dụng sau này.
                            Rất mong...
                            |

                            Comment


                            • #15
                              Nguyên văn bởi VinhNhaTrang Xem bài viết
                              Hi,
                              Về giãi thích của bạn hof chưa chình xác :
                              1/Anten EH được quấn 02 cuộn dây nhưng giãi thích như trên là không đúng.
                              2/Trở kháng bức xạ có sự nhầm lẫn.
                              3/...
                              Vẫn biết khi nói về Anten là một môn khó nhưng làm RF mà ngại Anten thì sẽ mãi là khó với mình.
                              .
                              Cái vụ Anten bác khởi xướng hay đấy!!!, chỗ tôi máy 100w ant đồng bộ, mà liên lạc 60Km vẫ khó khăn. Biết là do Ant nhưng không biết khắc phục

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              VinhNhaTrang Tìm hiểu thêm về VinhNhaTrang

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X