Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Máy phát sóng FM và một số vần đề liên quan

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Máy phát sóng FM và một số vần đề liên quan

    Hi,
    Mình xin phép Mod Quế Dương mở đề tài này : Máy phát sóng FM và một số vấn đề liên quan.
    Mục đích : tập hợp và hệ thống về máy phát sóng FM và tất cả các vần đề liên quan đến máy phát sóng FM.
    Đối tượng :
    1/Mấy bác đầu to và bốn mắt giúp sao cho đề tài đi đúng hướng và phân xử đúng sai nếu có tranh chấp.
    2/Là mọi thành phần bao gồm :
    a/Ngâm cứu : Là các bác đầu hơi to ngâm cứu trên sách vở hoặc Anh em thích hoặc quan tâm nhưng không có điều kiện để thực hành.
    b/Châm cứu : Là các bác “kim chích” như httung, takuma…thích châm để vấn đề rõ ràng hơn và cũng mong các bác châm cứu nên đưa vấn đề theo hướng tích cực.
    c/Anh em đang học, thực hành về máy Phát sóng và các bạn yêu thích, quan tâm lĩnh vực RF.
    Lĩnh vực áp dụng : cái gì miễn có dao động tuần hoàn là có bức xạ người ta gọi là máy phát sóng và làm cho tần số biến đổi theo thời gian gọi là điều chế tần số : máy phát sóng FM.
    Ví dụ bạn có thể đưa vấn đề : nhà tui có Lò vi sóng mà nghe người ta gọi là Microwave vậy nó có phải là máy phát sóng không? Hay tui thấy người ta dùng niềng xe đạp thu sóng vậy có thể dùng niềng xe để làm Anten phát sóng được không?...mình nghĩ đó là những vần đề liên quan mà ở diễn đàn này mọi vần đề đều được giãi quyết vì đã có Mod Quế Dương, chị Lan Hương…các Mod khác và các bạn tham gia diễn đàn.
    Hy vọng đây là bài mở đầu cho đề tài để Anh em tham gia sôi nổi.
    Thân.
    |

  • #2
    Mình rất quan tâm đến vấn đề này

    Mỗi khi mạch của mình có sử dụng đến RF mình đều phải mua module có sẵn, cơ bản vì mình chắc là nó chạy được, không gây phiền toái. Tuy nhiên khi tích hợp vào mạch thì làm cho mạch to ra và nếu làm số lượng nhiều thì không phải là cách. Mình thấy rắc rồi nhất ở RF là về cách đi dây và sử dụng cuộn dây.

    Thứ 2, nếu mình muốn thu phát RF sử dụng truyền dữ liệu song công giữa nhiều trạm phát thì vấn đề là phải làm sao để mạch thu và phát khác tần số, nhưng nghĩ xem nếu có 2 cặp thu phát,Cặp thứ nhất THU1 tần số A, PHAT1 ở tần số B
    vậy thì làm sao THU2 ở tần số A có thể nhận PHAT1 ở tần số B, và ngược lại.
    Nếu ai đã từng làm thành công về thu phát dữ liệu RF song công nhiều trạm khoảng chừng 100m, thì mình nghĩ có thể dùng nhiều trạm để thu phát với khoảng cách XA hơn nhờ việc truyền nối đuôi nhau.

    Mọi người chia sẻ kinh nghiệm của mình nhé
    Diễn đàn Vi điều khiển:

    Comment


    • #3
      Phát & thu sóng luôn là niềm đam mê của các bạn trẻ,nhìn trên diễn đàn là biết: chuyên đề này rất được các bạn quan tâm tìm hiểu – song ngày nay chúng ta được tiếp thu nhiều tiến bộ kỹ thuật mới nhưng có ai biết về lịch sử của nó ? “uống nước nhớ nguồn” là truyền thống của dân tộc ta. Xin mạn phép tham gia bài sưu tầm sau,dù hiểu biết của mình có hạn thì đã có các cao thủ khác bổ sung (Diễn đàn mà !!!) .Các bạn cứ đọc đi, lỡ anh Lại Văn Sâm VTV3 có hỏi còn biết đường mà trả lời.
      Từ trước,người ta chỉ biết có ánh sáng thấy được.Mãi đến năm 1781,Scheele quan sát thấy rằng, ở phía ngoài màu tím của phổ Mặt trời (tím,chàm,lam,lục vàng,cam, đỏ) còn có các tia hoàn toàn không thấy được nhưng có thể tạo ra các hiện tượng hoá học.Cũng vào thời đó,không có máy móc gì hết,người ta cũng đã có thể nhận biết là các tia tử ngoại có khả năng gây ra các vết phỏng trên da nếu chúng ta phơi nắng nhiều giờ.
      Hai mươi năm sau, năm 1801, W.Herschel tìm ra tia hồng ngoại khi đặt bầu nhiệt kế ở vùng bên ngoài màu đỏ của phổ Mặt trời,thấy có hiện tượng đốt nóng (tăng nhiệt).
      Năm 1870, Maxwell đã chứng minh lý thuyết về sự hiện hữu của sóng điện từ. Nhưng chính Hertz vào năm 1887 đã làm nhiều lần thí nghiệm nổi danh để tạo ra sóng thực thụ. Và ông đã cho thấy là, tuỳ theo độ dài sóng khác nhau, các sóng này có tính chất của ánh sáng (các sóng do ông Hertz tạo ra là sóng cực ngắn).
      Roentgen năm 1895 lại tìm ra các tia màu nhiệm hơn nhiều, đó là tia X hay tia Roentgen. Sau cùng thì Millikan vào năm 1925 lại cho thấy sự hiện hữu của các tia vũ trụ.
      Cùng thời, các nhà vật lý đã tìm cách nối liền các bức xạ đó với nhau. Và ngày nay, trong suốt dải tần mênh mông không còn khoảng trống.
      Các thí nghiệm của Hertz được lặp lạI trên toàn thế giớI nhưng chỉ để thoả mãn tánh tò mò. Không ai nghĩ đến việc ứng dụng nguyên lý này để thiết lập các hệ thống liên lạc không dây (vô tuyến điện) giữa các nước và các lục địa với nhau.Dường như chỉ có Marconi là linh cảm thấy được tương lai kỳ diệu của sóng Hertz.
      Bằng cách này hay cách khác, các sự đóng góp lần lượt của Sir Olivier Lodge, Popoff, Blondel đã giúp Marconi thiết lập thành công sự liên lạc bằng vô tuyến giữa xứ Galles và đất mới (Pays de Galles et Terre Neuve) vào ngày 12 tháng12 năm1901. Và ngành Vô tuyến điện đã thực sự ra đời.
      Vào thời kỳ này, các trạm chỉ dùng tần số thấp (độ dài sóng dài,từ 8000 – 20000m).Hệ thống bức xạ sóng (anten) trải rộng trên nhiều cây số vuông, được nâng bằng các trụ cao từ 200 đến 250 mét. Công suất bức xạ có thể đạt đến 1.000 Kw. Do nhiễu khí quyển, sự truyền thường không liên tục .
      Sự ra đời của đèn 3 cực vào năm 1916 đã giúp các nhà chuyên môn tạo ra sóng ngắn dễ dàng hơn trước.Nhưng vào lúc đó, người ta vẫn nghĩ sai rằng : Muốn truyền đi xa vài trăm cây số thì độ dài sóng phải lớn hơn 1.000 m.Sóng ngắn được xem như món quà tặng không cho các nhà truyền tin tài tử để dùng chơi. Nhưng lại chính những người này đã phát hiện ra những lợi ích to lớn của việc truyền tin bằng sóng ngắn ( có độ dài khoảng dướI 100 m).
      (nguồn :Khoa Học Phổ Thông)
      Last edited by anhthacgian; 11-04-2008, 19:05.

      Comment


      • #4
        Ráp máy phát sóng ? Đối với các cao thủ là "chuyện nhỏ"-Vì họ có kiến thức,máy móc hổ trợ.Còn đối với anh em "non tay" như chúng ta là cả vấn đề.Không lẽ,chúng ta đi học vài tháng,vài năm hay mua một cái máy đắt tiền chỉ để ráp một bộ điều khiển từ xa đơn giản? Vậy,chúng ta phải "tranh thủ" kinh nghiệm của các cao thủ thôi !
        Tôi đã vọc nhiều mạch phát sóng (thức đêm mới biết đêm dài),phá nhiều tiền,của mà mới chỉ ráp được mạch phát sóng 2 tầng khuyếch đại .Qua đó,xin có vài lời với những ai đang mo me chuẩn bị bước vào lĩnh vực này.Đây chỉ là những kinh nghiệm thực tế của cá nhân (làm nhiệm vụ dò đường cho ai đi sau) có gì sai sót mong các "cao thủ" chỉ giáo thêm .
        - Để thử sóng,tôi ráp mạch thử RF đơn giản sau (xem hình kèm theo).dùng đầu dò chấm vào mạch,nếu có sóng vô tuyến Led sáng (mức độ sáng tuỳ theo sóng mạnh hoặc yếu).Có thể mắc vôn kế vào hai đầu Led để đọc số vôn (để ở thang đo cao nhất rồi từ từ hạ xuống-coi chừng gãy kim đồng hồ nếu sóng mạnh).Nên nhớ, mạch này chỉ khảo sát được dao động RF,có sóng hài,đèn vẫn sáng vô tư .
        -Thử sóng,không nên dùng Radio - vì nó có mạch AFC-nên ráp các bộ thu mà Lan Hương đã hướng dẫn.Khi mạch phát đã tốt thì dùng Radio thu sẽ tốt hơn.
        -Ngày Xưa, để phát sóng cần có thiết bị cồng kềnh-nay thì khoẻ nhiều rồi:chỉ cần một Transistos & 1 số linh kiện là có thể ráp máy phát sóng.Các mạch này có nhiều trên diễn đàn nên xin khỏi trích dẫn thêm.Nên bắt đầu từ sơ đồ dễ trước thành công rồi mới tính chuyện tiếp theo.
        -Khó nhất trong cao tần là sóng hài và tụ ký sinh vì vậy,cần phải cẩn thận trong việc thiết kế mạch in,các chân linh kiện càng ngắn càng tốt.Cuộn cảm nếu quấn không đúng,sẽ sinh hài hoặc dao động ở tần số khác, nếu có điều kiện nên bọc kim cuộn dây dao động (dùng vỏ kim loại của các cuộn cao tần).
        -Khi mạch chưa dao động không nên chỉnh lung tung :Xem lai trở định thiên ,tụ hồi tiếp,tụ liên lạc giữa các tầng,:yếu thì không dao động,mạnh quá có khi làm tắt dao động hoặc sinh ra hài...
        Ngày nay,các mạch phát sóng thường được ráp thành bo,thành kit để bán-dẫu sao ta cũng phải tự lắp thử để có kinh nghiệm về cao tần.
        Thất bại là mẹ thành công,là con của phá sản
        Attached Files
        Last edited by anhthacgian; 12-04-2008, 11:17.

        Comment


        • #5
          @minhtuan04, anhthacgian : rất cám ơn 02 Anh đã tham gia chủ đề này với ý tưởng rất hay, hy vọng sẽ có nhiều bài viết cũng như cách làm về máy phát FM có thể đến được với người yêu thích với tính chuyên nghiệp hơn.

          Trong thời gian này mình rất bận và hiện đang đi công tác. Mình có cho triển khai bộ kit của Modulator Stereo FM 88~108Mhz. Mình sẽ cung cấp cho các bạn (miễn phí) từng đợt với bo mạch, linh kiện cần có để các bạn lắp ráp có tính thực hành hơn và từ đó sẽ tạo ra nhóm cùng ngâm cứu cũng như phát triển sau này.
          Mình không chơi ngông cũng không phải khùng, chỉ muốn phổ biến kiến thức ít ỏi mà mình học hỏi được cho các bạn yêu thich, quan tâm.
          Thân.
          |

          Comment


          • #6
            Nguyên văn bởi VinhNhaTrang Xem bài viết
            @minhtuan04, anhthacgian : rất cám ơn 02 Anh đã tham gia chủ đề này với ý tưởng rất hay, hy vọng sẽ có nhiều bài viết cũng như cách làm về máy phát FM có thể đến được với người yêu thích với tính chuyên nghiệp hơn.

            Trong thời gian này mình rất bận và hiện đang đi công tác. Mình có cho triển khai bộ kit của Modulator Stereo FM 88~108Mhz. Mình sẽ cung cấp cho các bạn (miễn phí) từng đợt với bo mạch, linh kiện cần có để các bạn lắp ráp có tính thực hành hơn và từ đó sẽ tạo ra nhóm cùng ngâm cứu cũng như phát triển sau này.
            Mình không chơi ngông cũng không phải khùng, chỉ muốn phổ biến kiến thức ít ỏi mà mình học hỏi được cho các bạn yêu thich, quan tâm.
            Thân.
            Hiiiii. Tặng vu thao nguyen 1 bộ nhé. Lâu lắm ko nghiên cứu mấy món cao tần rồi

            Comment


            • #7
              @vuthaonguyen : trong danh sách bạn là ngưới đầu tiên.
              ============================
              Bộ kit bao gồm :
              1.Bo khiển : LCD + PIC lập trình + bo mạch.
              2.Bo modulator FM : Bo mạch + LC72131 + BA1404 + IC nguồn + cuộn dây quấn sẵn.
              Linh kiện thì có sẵn nhưng 20 ngày sau mới có mạch nên 20 ngày sau mới thông báo đến các bạn.
              Các bạn cứ để lại mail cho đợt đầu là 20 bạn.
              Thân.
              |

              Comment


              • #8
                Chỉ góp ý nhỏ là : Hình như phải đảo lại cực của LED, nếu ko nó sẽ ko sáng. Đây là mạch chỉnh lưu nhân đôi điện áp, dùng để kiểm tra phần dao động chủ sóng xem mạch đã dao động chưa. Nếu mạch đã dao động thì ngõ ra có tần số nào đó. Vì là dòng xoay chiều nên dòng điện đi qua tụ dc (0.1uF) hay dòng điện đi qua dc mạch chỉnh lưu nhân đôi điện áp làm cho LED sáng. Mình nghĩ hai tụ này nên có trị số bằng nhau thì có lẽ sẽ đúng hơn với mạch chỉnh lưu nhân đôi điện áp phải ko ?

                Comment


                • #9
                  Hi ! bác Vinh ở Nha Trang ơi ! Mình xin bác 1 bo luôn nhé ! Hu hu loay hoay hoài ở chợ Nhật Tảo mà vẫn chưa thấy nơi nào có bán IC BA1404. Uhm... xin hỏi bác luôn là ko biết có mạch phát FM stereo nào mà dùng Trans, ko dùng IC ko nhỉ ? Sorry nếu câu hỏi này gà quá.
                  Cám ơn bác nhiều nha !

                  Comment


                  • #10
                    oki, share cho mình nữa nhé, mình đang muốn tham gia mấy vụ RF đây. 04student@gmail.com
                    Diễn đàn Vi điều khiển:

                    Comment


                    • #11
                      Ah mình có vụ này sẵn cũng xin hỏi luôn là: Ở băng tần sóng trung dân dụng ấy (530-1600Khz) tức là chỉ từ 0.53-1.6Mhz tần số quả là thấp hơn nhiều so với dải VHF dân dụng 88-108 Mhz phải ko ? Với tần số mà thấp như vậy hình như cần công suất phải gọi là khá lớn mới truyền dc xa, ko biết có đúng ko nhỉ ? Mà công suất mấy đài phát của nhà nước mình thường khoảng là bao nhiêu nhỉ ?

                      Comment


                      • #12
                        Hi,
                        @joey : bạn cứ để lại mail đừng ngại . Nếu bạn cần BA1404 mình sẽ chuyển cho bạn trước để bạn lắp thử.
                        Anh em kỹ thuật không mà, mình có mình share, hôm sau bạn có bạn lại share cho mình.

                        Về mạch phát FM không dùng IC có trong luồng : HI-FI Transmitter, còn muốn Stereo bạn phải lắp bo mã hoá Stereo. Mình cũng có bo mạch nhưng linh kiện nhiều nên không post. Nêu muốn đơn giản để mình về vẽ mạch lại sau khi test sẽ post bài sau.
                        Với sóng trung MW/SW gọi tắt là AM : là sóng lan truyền trên bề mặt trái đất và dưới tầng đối lưu và được điều chế biên đô. Cách bức xạ ra không gian khác hoàn toàn với sóng VHF. Hiện Đài tiếng nói VN phủ sóng AM trên toàn lãnh thổ với nhiều đài khu vực và công suất thấp nhất là 5KW cao nhất là vài Megawatt. Ở comment này mình không thể nói hết và rõ ràng hơn.

                        @anhthacgian: không biết Anh có ý đồ để câu bài không nên mình không dám ý kiến sẵn bạn joey ý kiến mình xin bổ sung thêm tý:
                        1/Led thì ngược đầu rồi.
                        2/Tụ .1uF sẽ làm nội trở của bo test của Anh nhỏ hơn mạch cộng hưởng -> vô tình dập tắt cộng hưởng luôn. Theo mình 2 tụ nên .001uF.
                        Thân.
                        Last edited by VinhNhaTrang; 11-04-2008, 21:27.
                        |

                        Comment


                        • #13
                          Okie ! Cám ơn bác nha ! Mail của mình là: kingdomheart87@yahoo.com. Còn mạch của bác anthacgian hai tụ cũng còn tùy, nếu tần số thấp như băng sóng trung thì tụ 0.1uf (104) cũng dc, cứ thế nếu tần số càng cao thì càng giảm bớt tụ cho phù hơp. Mình nghĩ vậy

                          Comment


                          • #14
                            Ok. Một mạch dùng để kiểm tra ngõ ra RF nữa đê ! Chức năng của nó cũng giống như mạch của bác anthacgian là để xem coi ngõ ra có dòng điện cao tần chưa. Nếu có LED sẽ sáng.
                            http://electronics-diy.com/tx200.php
                            Attached Files

                            Comment


                            • #15
                              Nguyên văn bởi VinhNhaTrang Xem bài viết
                              @vuthaonguyen : trong danh sách bạn là ngưới đầu tiên.
                              ============================
                              Bộ kit bao gồm :
                              1.Bo khiển : LCD + PIC lập trình + bo mạch.
                              2.Bo modulator FM : Bo mạch + LC72131 + BA1404 + IC nguồn + cuộn dây quấn sẵn.
                              Linh kiện thì có sẵn nhưng 20 ngày sau mới có mạch nên 20 ngày sau mới thông báo đến các bạn.
                              Các bạn cứ để lại mail cho đợt đầu là 20 bạn.
                              Thân.
                              cảm ơn bạn nhé. mình trước cũng thích nghiên cứu mấy món cao tần, nhưng vì nhiều lí do nên không nghiên cứu nữa. Giờ lại muốn nghiên cứu đây
                              Email của mình là vtndtvt2006@yahoo.com
                              cảm ơn bạn rất nhiều

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              VinhNhaTrang Tìm hiểu thêm về VinhNhaTrang

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X