Nếu đây là lần đầu tiên đến với Điện Tử Việt Nam, bạn có thể đọc phần Hỏi đáp bằng cách nhấn vào liên kết. Có thể bạn cần đăng kí trước khi có thể gửi bài . Để bắt đầu xem bài viết, chọn diễn đàn bạn muốn thăm dưới đây.
Hi VinhNhaTrang,
Mình đăng ký trước với bạn một bộ nhé. Chậm sau các bạn khác cũng được vì đang bận lắp thử mấy thứ bạn gửi cho lần trước. Tiện đây cho mình hỏi : trong mạch BA1404 nếu mình dùng varicap gỡ trong hộp kênh UHF cũ ra có được không ? mình dùng điện áp điều khiển từ LC72131 hoặc từ LM7000
@hof : bạn dùng varicap trong tuner UHF hoàn toàn được. Nhưng thay vì 01 con, bạn song song 02 con.
@minhtinh : bạn ơi làm gì có yahoo.muối.
à hiểu rồi thường người ta chấm cơm còn mình chấm muối cho khác người ?!.
Em đang làm đề tài tốt nghiệp có liên quan đến RF. Tuy vậy em chưa thực hành về phần này nhiều. Có được bộ thực hành RF là mong muốn của nhiều sinh viên như tụi em. Anh có share kit thực hành thì hay quá, em cũng xin đăng kí một bộ. Email: klc1802@gmail.com.
Trên Diễn đàn, có bạn đã hỏi: Thử sóng vô tuyến có cần xin phép không ? Xin có vài lời trao đổi cùng các bạn như sau (đây chỉ là ý kiến cá nhân, qua kinh nghiệm bản thân-chỉ mang tính tham khảo) :
Theo Luật Tần số Vô tuyến điện: Phát sóng từ 2W trở lên phải xin phép.
Theo tôi : Pháp luật đề ra là nhằm ổn định trật tự,ngăn chặn các hành vi trái phép,…Việc tìm tòi học hỏi của chúng ta, xét ở khía cạnh nào đó là có lợi : có khi phát hiện ra công nghệ mới, làm cho công nghệ vô tuyến nước nhà phát triển.Nhưng việc xin phép sẽ phức tạp,phải đóng phí,…Chỉ thử sóng vài lần mà riêng thời gian có giấy phép đã là quá nhiêu khê rồi .Vậy xin góp ý với các bạn một số ý sau đây :
- Về nội dung : Bạn nên sử dụng các ca khúc cách mạng(tuyệt đối không sử dụng nội dung trái pháp luật) Cục tần số có dò ra cũng tưởng Đài TT phường ,xã nào đó đang hoạt động.
- Máy phát của bạn không được gây nhiễu (do sóng hài hoặc trùng với Tần số đã được cấp phép)
- Bạn nên sử dụng dải tần số cho phép ( xem bảng sau )Nếu bạn lấn sang tần số chuyên biệt của Quốc gia hoặc của mạng dành riêng cho Quân sự,thông tin liên lạc có khi phải đền bù thiệt hại .
Bảng sau trình bày băng tần số vô tuyến được phân loại theo tiêu chuẩn quốc tế hiện hành và theo cơ chế và phương thức sử dụng sóng vô tuyến.
(xem tài liệu kèm theo)
Nhà nước Quản lý tần số vô tuyến giống như Quy tắc nhà đất : Nếu bạn không xâm phạm quyền của người khác thì “được” lơ .
- Nếu có điều kiện, bạn nên thử sóng ở xa Cục tần số ( về quê hoặc lên núi,..)cần tránh nơi gần sân bay, cơ quan Quân sự, Bưu điện,…
Ở Đà Nẵng, nhiều lần tôi thử sóng (5W),gần Cục tần số mà có ai nói gì đâu.
nhiều thằng có tiền nó chẳng bắt, bắt mấy ông sinh viên tiền chẳng có thì nó bắt làm cái cóc khô gì
- Luật pháp đâu có cấm nghiên cứu , thử nghiệm ??? " Đừng nước sông phạm nước giếng là được "
Module RF chuyên dụng điều khiển, truyền dữ liệu, thiết kế đề tài, dự án điện tử - chuyển giao công nghệ... ĐT: 0904964977 - email: dientuqueduong@yahoo.com
Hồi mới học xong, tuổi xuân phơi phới, khí thế hừng hực như Phù đổng thiên vương với những ước mơ vĩ đại như tưởng rằng cả vũ trụ trong tay mình.
Chuyện thứ 1 :
Sau khi tham khảo các nghị định, thông tư của Bộ BCVT về quản lý tần số, việc đầu tiên là gõ cửa của đơn vị quản lý tần số của khu vực đóng tại Nha Trang. Họ rất ngạc nhiên và lắng nghe một cá nhân (hỷ mũi chưa sạch) xin phép sử dụng tần số mặc dù là tần số a-ma-tơ và ứng dụng một vài phương thức truyền số. Khi bước ra khỏi cửa với một xấp tờ khai, hợp chuẩn thiết bị với lới dặn em nên làm việc với cơ quan công an địa phương.
Đến công an phường thì được chỉ dẫn lên công an thành phố vì lĩnh vực này với họ là quá mới và chưa có trường hợp nào gọi là tiền lệ.
Lên CA thành phố là cả một chuổi dẫn giãi về a-ma-tơ, về một số ứng dụng, họ cũng rất lắng nghe kể cả mĩm cười động viên và được chỉ về lại CA phường.
Có lẽ hành trình đăng ký sử dụng tần số như đăng ký sở hữu nhà (!).
Tức mình làm đại, thử sóng vi vu không ai hỏi.
Chuyện thứ 2 :
Đang hì hục, chỏng mông chỉnh công suất, hài FM 300W với anten phát trên độ cao 15m với mồ hôi nhể nhãi, tự dưng một xe đặc chủng đổ xịch trước cổng nhà. Và sau đó…
Chuyện thứ 3 :
Test sóng UHF điều chế DVB, đang cười hí hí với kết quả đo. “Anh Vĩnh cơ quan kiểm soát tần số gặp anh”. (?)…
Chuyện thứ 4 :
Đang làm việc, bổng dưng chuông điện thoại reo : “Tôi là H đây (anh bên cơ quan quản lý tần số), ông tắt máy phát đi”. Và thỉnh thoảng nhận được cuộc gọi nhắc nhở về việc thử sóng trong khi mình không hề test.
@all : về bộ kit modulator Stereo FM :
Các bạn cứ để lại mail, đừng ngần ngại.
Phần mạch do mình đặt hàng mạch in 2 lớp nên bị chậm. Sau khi có bo mạch mình sẽ gửi chuyển phát nhanh đến các bạn.
Thân.
@all : về bộ kit modulator Stereo FM :
Các bạn cứ để lại mail, đừng ngần ngại.
Phần mạch do mình đặt hàng mạch in 2 lớp nên bị chậm. Sau khi có bo mạch mình sẽ gửi chuyển phát nhanh đến các bạn.
Thân.
Có ai trách gì bác đâu. chậm một tý anh em vẫn đợi.
Hồi mới học xong, tuổi xuân phơi phới, khí thế hừng hực như Phù đổng thiên vương với những ước mơ vĩ đại như tưởng rằng cả vũ trụ trong tay mình.
Chuyện thứ 1 :
Sau khi tham khảo các nghị định, thông tư của Bộ BCVT về quản lý tần số, việc đầu tiên là gõ cửa của đơn vị quản lý tần số của khu vực đóng tại Nha Trang. Họ rất ngạc nhiên và lắng nghe một cá nhân (hỷ mũi chưa sạch) xin phép sử dụng tần số mặc dù là tần số a-ma-tơ và ứng dụng một vài phương thức truyền số. Khi bước ra khỏi cửa với một xấp tờ khai, hợp chuẩn thiết bị với lới dặn em nên làm việc với cơ quan công an địa phương.
Đến công an phường thì được chỉ dẫn lên công an thành phố vì lĩnh vực này với họ là quá mới và chưa có trường hợp nào gọi là tiền lệ.
Lên CA thành phố là cả một chuổi dẫn giãi về a-ma-tơ, về một số ứng dụng, họ cũng rất lắng nghe kể cả mĩm cười động viên và được chỉ về lại CA phường.
Có lẽ hành trình đăng ký sử dụng tần số như đăng ký sở hữu nhà (!).
Tức mình làm đại, thử sóng vi vu không ai hỏi.
Chuyện thứ 2 :
Đang hì hục, chỏng mông chỉnh công suất, hài FM 300W với anten phát trên độ cao 15m với mồ hôi nhể nhãi, tự dưng một xe đặc chủng đổ xịch trước cổng nhà. Và sau đó…
Chuyện thứ 3 :
Test sóng UHF điều chế DVB, đang cười hí hí với kết quả đo. “Anh Vĩnh cơ quan kiểm soát tần số gặp anh”. (?)…
Chuyện thứ 4 :
Đang làm việc, bổng dưng chuông điện thoại reo : “Tôi là H đây (anh bên cơ quan quản lý tần số), ông tắt máy phát đi”. Và thỉnh thoảng nhận được cuộc gọi nhắc nhở về việc thử sóng trong khi mình không hề test.
Sẵn đây cũng cho em xin hỏi là Cơ Quan Kiểm Soát Tần Số họ có thể xác định dc chính xác vị trí của đài phát ? Em ko rõ phương pháp xác định vị trí hiện nay họ sử dụng là pp gì. Nhưng hồi xưa hình như có cái phương pháp cổ lổ xỉ em đọc dc trong mấy cái tạp san Khoa Học Phổ Thông thì phải (mà em cũng chỉ nhớ sơ sơ) là họ sử dụng anten khung hình chữ nhật (hình chữ nhật này xác định 1 mặt phẳng là ABCD). Sự cộng hường sẽ đạt đến cực đại khi mặt phẳng quay vuông góc về phía đài phát. Từ đó họ có thể xác định dc 1 đường thẳng vuông góc với mặt phẳng ABCD. Một anten khung khác đặt ở một vị trí khác bất kỳ cũng cho ra 1 đường thẳng vuông góc với mặt phẳng A'B'C'D'. Giao điểm của 2 dg thẳng này chính là vị trí của đài phát. (Chỉ nhớ sơ sơ vậy thôi). Hình vẽ thì mình nhớ lại và vẽ đại bằng Paint xấu òm, thông cảm ha.
Ở Việt Nam, việc quản lý tần số vô tuyến điện còn khá dễ dàng và tình hình rồi sẽ được cải thiện. Trong tương lai gần, việc sử dụng tần số vô tuyến điện sẽ phải tuân thủ nghiêm các qui định của nhà nước cụ thể là các thể lệ và qui định của Bộ Bưu chính Viễn thông trước đây (có thể tham khảo các văn bản trên tại địa chỉ www.rfd.gov.vn). Sắp tới đây, Bộ Thông Tin và Truyền thông sẽ ban hành lại các qui định này với các sửa đổi theo hướng mở nhằm khuyến khích hoạt động này.
Các Bạn yêu thích và muốn hoạt động trong lĩnh vực này nên tham gia vào 1 tổ chức chính qui. Ở TpHCM có Câu lạc bộ Vô tuyến điện nghiệp dư (đang trực thuộc hội Vô tuyến - Điện tử Việt Nam) với số lượng thành viên tương đối khá, hoạt động có giấy phép sử dụng tần số và máy phát hẳn hoi. Những người có trách nhiệm đang xúc tiến vận động thành lập Hội Vô tuyến điện nghiệp dư Việt Nam theo yêu cầu của Bộ Thông Tin và Truyền thông nhằm hội nhập với hoạt động vô tuyến điện nghiệp dư của khu vực và thế giới.
Khi đó, hội sẽ tổ chức các lớp học cơ bản về VTĐND làm cơ sở để dự thi và lấy chứng chỉ khai thác viên vô tuyến nghiệp dư do cơ quan quản lý tần số cấp.
Khi có được chứng chỉ này, Bạn sẽ phải làm hồ sơ xin sử dụng hô hiệu (callsign), tần số và máy phát, lệ phí khoảng trên 200.000đ cho một băng tần trong 1 năm.
Dĩ nhiên là Bạn chỉ có thể sử dụng các băng tần dành riêng cho VTĐND như HF với 160m, 80m, 40m, 20m, 10m, .... hay VHF với 2m v.v... và công suất tối đa sẽ bị giới hạn theo cấp độ của chứng chỉ mà Bạn có được. TD: cấp 1 (cao nhất): 1Kw, cấp phổ thông (thấp nhất): 10-20w.
Hiện giờ tôi chỉ có ít thông tin như trên, mong giúp ích được cho các Bạn quan tâm.
Dạ vài chục mét thì chú tính như vậy được ạ. Chứ chuẩn thì phải tính cả điện trở của toàn bộ chiều dài dây dẫn nhân với dòng điện xem sụt áp có trong khoảng chấp nhận đc hông ạ. Trong mạch điện tử khoảng cách ngắn và mạch...
Theo mình biết thì chọn dây dẫn dựa vào dòng tải. Thường thì tiết diện 1mm2 cho dòng 6A. Nhưng trong các mạch điện tử, như mạch nguồn tổ ong chẳng hạn, dòng đến vài chục Ampe mà đường mạch mỏng dính. Phải chăng điện DC nó khác với...
Em chào các anh và mọi người.
Hiện em đang có 1 con bơm màng trong thiết bị y tế đang gặp tình trạng yếu dần hoặc ngừng hoạt động sau thời gian sử dụng
Sau khi tìm hiểu về thông tin của bơm trên mạng thì em được biết...
Comment