Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Thu Phát RF 315Mhz

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Thu Phát RF 315Mhz

    [ATTACH=CONFIG]n1642987[/ATTACH]
    Em đang làm mạch thu phát RF 315 Mhz sơ đồ tìm được trên diễn đàn( Mục đích của mạch chỉ là khi có tín hiệu phát thì bên phía thu sáng bóng đèn).Cho em hỏi về phần mạch thu chỗ LC cộng hưởng 315 Mhz, Oscillo chỉ đo được 200Mhz, có cách nào để kiểm tra và quấn dây cho cuộn cảm cộng hưởng dúng tần số này ko ? ( mạch thật e dùng tụ 3 pF)
    Đầu ra KĐTT con LM358 ( Data Out ) e có nối thêm 1 bóng đèn, khi chạm tay vào chân LM358 thì bóng đèn có sáng nhưng chạm tay hoặc cho 9V vào Điện trở 100K trước con LM358 thì đèn không sáng ,Như vậy thì có đúng ko ? ( Tín hiệu ra từ Cộng Hưởng LC qua KĐTT liệu có sáng được đèn ? )
    Mong được các anh chị chỉ giúp.

    Attached Files

  • #2
    LM358 là LM358 chứ đừng nhập nhằng TL082 vào đó làm chi ... hai con này khác nhau hoàn toàn. Transistor bạn nên dùng S9018 hoặc C9018 ( những con này rất dễ dao động ( chạy )) hơn là con C535. Khi mạch có dao động thì đầu ra của LM358 sẽ có tín hiệu ( xung ) ngẫu nhiên ( do đó đèn sẽ nhấp nháy ( có thể nháy rất nhanh)) ... tốt nhất là nên cắm oscillo vào đó mà nhòm xem có xung không ( chơi gì đèn khi đã có oscillo ).
    Cách chỉnh cộng hưởng đơn giản nhất là cho máy phát hoạt động và chỉnh để được tín hiệu đẹp nhất trên màn hình.
    Module RF chuyên dụng điều khiển, truyền dữ liệu, thiết kế đề tài, dự án điện tử - chuyển giao công nghệ... ĐT: 0904964977 - email: dientuqueduong@yahoo.com

    Comment


    • #3
      Mạch e Dùng LM358 + C9018 Để 2 mạch gần nhau tầm 20cm ,cho mạch phát hoạt động thì bên thu có tín hiệu nhưng biên độ rất nhỏ, Khi kéo ra xa 1 tí là mất tín hiệu, thế này có phải do mạch cộng hưởng chưa chuẩn ko ? e dùng tụ 3p ,tính giá trị cuộn dây để cộng hưởng 315Mhz quấn dây theo kinh nghiệm của Mod MH. Hôm nay mới mua thêm được con tụ xoay 5p với 10p không biết quấn dây rồi chỉnh tụ có tốt hơn không.

      Nguyên văn bởi MinhHa Xem bài viết
      Tính không bao giờ đúng với thực tế cả. L nhiều khi sai vài nF là mạch RF gặp rắc rối ngay.

      Sau đây là thông số đã kiểm nghiệm trên máy đo xịn. ( Máy đo sai số 0.1 nF giá có 9 số 0 đằng sau)

      Lõi không khí.

      1. Đường kính dây 0.5mm, Đường kính cuộn dây 3mm, quấn liền nhau là 7nH/vòng.
      2. Đường kính dây 0.5mm, Đường kính cuộn dây 4mm, quấn liền nhau là 10nH/vòng.

      Đảm báo chỉ sai tối đa 2nH.
      Làm amateur thế là quá đủ.

      Chú ý khi gắn vào PCB nó sẽ thay đổi đi một chút tùy theo đường track của PCB.
      A queduong cho e hỏi có cách nào kiểm tra chỉnh cho nó cộng hưởng đúng tần số ko với nếu chỉnh mạch CH tốt, lắp anten RF 3 dBi thì thu phát liệu có được 100m Ko ( môi trường không vật cản )?

      Comment


      • #4
        Nguyên văn bởi queduong Xem bài viết
        LM358 là LM358 chứ đừng nhập nhằng TL082 vào đó làm chi ... hai con này khác nhau hoàn toàn.
        Chào bác Mod! mình thấy hai con này giống nhau mà, chỉ khác là Fet hay BJT thôi chứ?! Có vài mạch (preamply, sin oscillo) mình dùng hoặc con này hay con kia đều OK mà, có lẽ ở tần số cao 315Mhz chúng khác nhau phải không ạ ? (không biết thì hỏi, xin đừng cười nhé!)

        Comment


        • #5
          Nguyên văn bởi dinhthuong80 Xem bài viết
          Chào bác Mod! mình thấy hai con này giống nhau mà, chỉ khác là Fet hay BJT thôi chứ?! Có vài mạch (preamply, sin oscillo) mình dùng hoặc con này hay con kia đều OK mà, có lẽ ở tần số cao 315Mhz chúng khác nhau phải không ạ ? (không biết thì hỏi, xin đừng cười nhé!)
          Khuếch đại thuật toán và khuếch đại thuật toán ( chức năng so sánh ) là hoàn toàn khác nhau, hay thậm chí KĐTT và KĐTT rail to rail cũng khác nhau trong các ứng dụng cụ thể. Nói như bạn thì transistor dao động, transistor chuyển mạch, transistor công suất cũng cóa khác gì nhau nếu như chúng chỉ đóng mở và bật tắt một con Led.
          Module RF chuyên dụng điều khiển, truyền dữ liệu, thiết kế đề tài, dự án điện tử - chuyển giao công nghệ... ĐT: 0904964977 - email: dientuqueduong@yahoo.com

          Comment


          • #6
            Cảm ơn bác Mod queduong đã phân tích. Nhưng em muốn biết thêm, giới hạn trong mạch cụ thể này thì có phải con 1a khuếch đại, con 1b so sánh? Và ta hoàn toàn có thể dùng LM358 hoặc TL082 phải không, và mạch đều làm việc tốt chứ ạ? Xin cảm ơn bác nhiều!

            Comment


            • #7
              Nguyên văn bởi dinhthuong80 Xem bài viết
              Cảm ơn bác Mod queduong đã phân tích. Nhưng em muốn biết thêm, giới hạn trong mạch cụ thể này thì có phải con 1a khuếch đại, con 1b so sánh? Và ta hoàn toàn có thể dùng LM358 hoặc TL082 phải không, và mạch đều làm việc tốt chứ ạ? Xin cảm ơn bác nhiều!
              Đương nhiên là một con khuếch đại và một so sánh ... và ta có thể làm được nếu như TL082 có thể chạy tốt nguồn đơn ở mức 5V hoặc thấp hơn. Nói về chất lượng thuật toán ( khếch đại tín hiệu, độ ồn, băng thông ) thì TL082 hoàn toàn tốt hơn LM358 nhưng chưa chắc đã có khả năng so sánh tốt như 358
              Module RF chuyên dụng điều khiển, truyền dữ liệu, thiết kế đề tài, dự án điện tử - chuyển giao công nghệ... ĐT: 0904964977 - email: dientuqueduong@yahoo.com

              Comment


              • #8
                Cảm ơn Mod rất nhiều!

                Comment


                • #9
                  " Sơ Đồ Đơn Giản Nhưng Làm Còn Lâu Mới Chạy ^^"

                  Comment


                  • #10
                    Mạch phát Phát Xung Vuông ~500Hz ,Bên thu ( dùng con C9018 ) chỉ thu được xung nhọn, thay sang con C3355 Thì Xung đẹp hơn hẳn nhưng khoảng cách vẫn chỉ được 20 cm xa hơn là mất sóng, Dùng mạch RF mua thì đặt ngang dọc cách xa vài chục mét xung vẫn rất đẹp anten chỉ là sợi dây đồng 23cm. Anh queduong có cách nào chỉnh mạch để cải thiện khoảng cách cho mạch thu chỉ e với.




                    Nguyên văn bởi queduong Xem bài viết
                    ...
                    Cho e Hỏi Thêm với mạch 315Mhz (<1Ghz) có cần quan tâm đến phối hợp trở kháng Anten ko

                    Comment


                    • #11
                      - Mạch phát xung vuông 500Khz ? có liên quan gì ở đây ???
                      - Đầu ra data out (khi chưa có mạc phát ) mà không có xung ngẫu nhiên liên tục thì cũng có nghĩa là Không có dao động ( đám transistor, cuộn dây, tụ linh tinh vô tác dụng ) ===> không có dao động nghĩa là cái mạch đó vô dụng ( hãy làm cho nó có dao động đi đã rồi hãy tính đến cái khác ).
                      - Bạn dùng điện áp bap nhiêu mà đầu ra Vpp nó lên tận 8,4V vậy ?
                      - Thu hay phát thì đều phải phối hợp trở kháng anten mới đạt hiệu quả cao.
                      Module RF chuyên dụng điều khiển, truyền dữ liệu, thiết kế đề tài, dự án điện tử - chuyển giao công nghệ... ĐT: 0904964977 - email: dientuqueduong@yahoo.com

                      Comment


                      • #12
                        - Nguồn e dùng là Pin Vuông 9V.
                        - Xung 500Hz e đưa vào DATA IN của mạch phát, tín hiệu như hình trên là tín hiệu thu được ở DATA OUT của mạch thu.
                        - Khi không phát tín hiệu thì chỗ DATA OUT cũng xuất hiện các xung hình thang cong 50Hz biên độ nhỏ, khi bật mạch phát thì thu được tín hiệu, xung thu được rất đẹp như hình trên. E đoán là mạch đã dao động tốt nên mới thu được xung như vậy. Nhưng khoảng cách không hiểu sao chỉ được 20 cm.
                        - E dùng 2 loại TRAN chỗ dao động 1 Mạch loại C9018 thì xung thu được nhọn như hình, còn dùng C3355 Thì Xung thu được gần như xung phát đi.( cái này không biết do linh kiện đểu hay lí do gì khác )
                        Bây h e muốn cho khoảng cách ra xa chút mà chưa biết làm thế nào

                        Cái Mạch Đi Mua Anten cắm đoạn dây kiểu j nó thu cũng tốt giỏi thật.
                        Last edited by thangbk92; 26-07-2015, 08:30. Lý do: Nhầm 500Khz --> 500Hz

                        Comment


                        • #13
                          Nguyên văn bởi thangbk92 Xem bài viết
                          - Nguồn e dùng là Pin Vuông 9V.
                          - Xung 500Hz e đưa vào DATA IN của mạch phát, tín hiệu như hình trên là tín hiệu thu được ở DATA OUT của mạch thu.
                          - Khi không phát tín hiệu thì chỗ DATA OUT cũng xuất hiện các xung hình thang cong 50Hz biên độ nhỏ, khi bật mạch phát thì thu được tín hiệu, xung thu được rất đẹp như hình trên. E đoán là mạch đã dao động tốt nên mới thu được xung như vậy. Nhưng khoảng cách không hiểu sao chỉ được 20 cm.
                          - E dùng 2 loại TRAN chỗ dao động 1 Mạch loại C9018 thì xung thu được nhọn như hình, còn dùng C3355 Thì Xung thu được gần như xung phát đi.( cái này không biết do linh kiện đểu hay lí do gì khác )
                          Bây h e muốn cho khoảng cách ra xa chút mà chưa biết làm thế nào

                          Cái Mạch Đi Mua Anten cắm đoạn dây kiểu j nó thu cũng tốt giỏi thật.
                          Dùng pin vuông 9V ? Mạch dao động loại LC mà mạch nguồn không ổn áp tốt thì dao động nó nhảy tưng tưng rồi còn làm ăn gì nữa. Chưa kể đầu ra mà lên tới 8,4V thì nó đốt luôn Vi điều khiển khi kết nối vào cái mạch thu của bạn ( xem xem mấy cái module thu có cái nào dùng 9V không ? hay chí ít nó toàn dùng 5V ( ổn áp ) để phù hợp khi kết nối với các IC khác ).
                          --- Mạch có dao động là ở đầu ra data out có tín hiệu xung ngẫu nhiên liên tục ( không theo một tần số hay chu kỳ cố định nào )
                          Module RF chuyên dụng điều khiển, truyền dữ liệu, thiết kế đề tài, dự án điện tử - chuyển giao công nghệ... ĐT: 0904964977 - email: dientuqueduong@yahoo.com

                          Comment


                          • #14
                            Do mục đích e làm mạch không phải truyến dữ liệu ghép nối với VĐK nên e mới dùng nguồn điện áp này vì suy nghĩ điện áp cao chắc thu tốt hơn. Mục đích đơn giản là khi bên phát ấn vào button thì bên thu đèn sáng và khoảng cách càng xa càng tốt.

                            Comment


                            • #15
                              Nguyên văn bởi queduong Xem bài viết
                              LM358 là LM358 chứ đừng nhập nhằng TL082 vào đó làm chi ... hai con này khác nhau hoàn toàn.
                              Đúng là hai loại này giống nhau về tên và sơ đồ chân nhưng khác nhau hoàn toàn. Về chức năng khuếch đại có thể dùng qua lại được nhưng mục đích so sánh thì chỉ LM358 làm tốt được thôi. Mình đã thử một mạch, 358 thì chạy mà 082 hay 4558 thì cứ đứng như trời trồng!!

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              thangbk92 Tìm hiểu thêm về thangbk92

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X