Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Lan Hương trả lời về cao tần (tập 2)

Collapse
This topic is closed.
X
This is a sticky topic.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Lan Hương trả lời về cao tần (tập 2)

    Chị Lan Hương cho em hỏi một chút. Em dang tìm hiểu về điều chế AM và SSB. Chị có thể so sánh giúp em công suất phát AM và SSB cùng 1 tần số (cụ thể trong dải HF chẳng hạn).
    Còn điều này nữa, giả sử khi mình phát AM và SSB cùng lúc trên một tần số thì ở phía máy thu nếu để ở chế độ thu AM thì điều gì xảy ra? Bộ phận tách sóng ở máy thu sẽ xử lý như thế nào?
    Chị giúp em với nhé. Cám ơn chị nhiều.

  • #2
    Lan Hương trả lời về cao tần (tập 2)

    Nguyên văn bởi estechHN Xem bài viết
    Chi Lan Huong cong luc tham hau qua! Mong chi chi giao cho anh em tren dien dan để hoàn thiện và nâng cao kiến thức!
    Em không nên viết vào luồng thế này, vừa không cần thiết vừa sai nội dung của Box, sẽ bị Mod tặng thẻ và xóa bài đấy.

    Nguyên văn bởi aloneman Xem bài viết
    chị Lan Hưong thân mến:
    em mới học điên tư năm 2 hà.Em rất thích cao tần nhưng con môt số thuât ngữ căn bản em cảm thấy mơ hồ mong chị giải đáp hộ em nhé:
    1 điều chế là ji ?
    2 trộn sóng là gì ?
    3 tách sóng la như thế nào?nguyên lý mạch?
    4 phối hợp trơ kháng la gì?để lam ji?
    5 tần số am khác fm ở chổ nào
    6 làm sao để tăng công suất của máy phát để phát dc xa hơn?
    em cảm ơn chị trước nha!!!
    1/. Truyền sóng : Âm thanh hay hình ảnh hoặc các thông tin khác cần truyền đi qua khoảng cách xa thì phải mượn sóng tần số cao (có thể truyền vô tuyến hoặc ống dẩn sóng, cáp dẫn sóng v..v...) đặc biệt là khi truyền vô tuyến với tần số sóng bưc xạ (Radiational wave, Radio Frequency).

    - Điều biến : Vì vậy phải làm sao để "gởi" tín hiệu cần truyền lên sóng ? Đó là điều biến (Modulation). Điều biến là làm cho sóng đó biến đổi các thành phần của nó như biên độ, tần số, pha v.v... theo tín hiệu mà ta cần gởi đi theo sóng vô tuyến. Sóng dùng để mang tín hiệu gọi tắt là sóng mang.

    Có nhiều phương thức điều chế, trong đó thông dụng nhất là điều biến biên độ (Amplitude Modulation - AM), điều biến tần số (Frequency Modulation - FM), điều chế đơn biên (Single Side Band - SSB) v.v.... với các hàm truyền đặc trưng khác nhau. Ví dụ, hàm truyền của AM là :

    vi (t) = g(t).coswct

    Nếu là tín hiệu AM bình thường thì g(t) ≥0; nếu là sóng mang A đã được lọc nhiễu thì g(t) = 0.

    (Lan Hương xin không đi quá sâu vào lý thuyết hàm truyền, cái này anh chị em tự nghiên cứu lấy).

    - Điều chế (demodulation) : Ngược với điều biến là điều chế (hay giải điều biến) : Nơi nhận sóng sẽ tách tín hiệu ra khỏi sóng mang và phục hồi lại dạng tín hiệu như đã gởi đi, nói cách khác, nó nhắm phục hồi điều biến thông tin hàm g(t) từ việc điều chế sóng mang. Người ta gọi các thao tác tách tín hiệu + phục hồi lại dạng tín hiệu đó là hoàn điệu hoặc dùng từ "chung chung" là tách sóng. Riêng trong giải điều biến - tách sóng biên độ có 3 cách :

    * Tách sóng đồng bộ.
    * Tách sóng đường bao trung bình.
    * Tách sóng đường bao đỉnh.

    2/. Trộn sóng (mixer):

    Với nhu cầu có một sóng với tần số trung tâm f từ một sóng có tần số Fo cho trước, người ta trộn hai (nhiều) sóng f1 vào fo theo công thức :

    f = l f1 - fo l

    Như vậy để có một sóng có tần số f cho trước từ một sóng ngẫu nhiên fo, người ta trộn một tần số f1 thay đổi được theo tần số fo. Việc điều chế thực hiện trên f sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn nhiều khi điều chế đối với tần số ngẫu nhiên fo. Lúc đó tần số f có tình trung gian nên được gọi là trung tần (Intermediate Frequency - IF). Ví dụ trung tần mang hình thì gọi là trung tần hình (VIF), trung tần mang tiếng thì gọi là trung tần tiếng (SIF) v.v...

    Trộn sóng được dùng trong máy thu siêu ngoại sai (superheterodyne), là loại máy thu chủ yếu, gần như hầu hết trong tất cả các loại máy thu. Máy thu siêu ngoại sai bao gồm các bộ phận :

    Nguyên văn bởi lanhuong
    khuếch đại chọn tần (RF Amp) + dao động nội (LO = Local Oscillator) + trộn tần (mixer) + khuếch đại và tách sóng trung tần (IF Amp & IF Det) --- > AF, mà các thiết bị điều khiển và truyền thông chuyên nghiệp vẫn dùng. Do sử dụng trung tần (IF - Intermediate Frequency) nên trong máy thu siêu ngoại sai cho phép khuếch đại trung tần với hệ số khuếch đại rất cao, hạn biên và chống nhiễu mạnh hơn --> cho phép cư ly thông tin lớn gấp nhiều lần loại mạch tách sóng trực tiếp siêu tái sinh so với cùng mật độ trường máy phát.
    xem : http://dientuvietnam.net/forums/show...?t=4132&page=3

    3/. Phối hợp trở kháng :

    Phối hợp trở kháng là vấn đề rất cơ bản của mạch khuếch đại. Nguyên tắc của mạch khuếch đại là trở kháng ngõ vào của một tầng khuếch đại phải tương đương với trở kháng ngõ ra của tầng trước nó. Cao tần cũng ... thế mà thôi.

    Có như vậy thì việc phối hợp các tầng khuếch đại mới đạt hiệu quả cao nhất, góp phần chống được hiện tượng dao động tự kích (nhiễu nội mạch) và các nhiễu ngoại lai, total công suất sẽ cao nhất.

    Đối với antenna, việc phối hợp trở kháng ngõ ra với trở kháng antenna là một nghệ thuật, nó quyết định các thông số bức xạ của mạch điện cao tần radio.

    4/. AM và FM là hai phương thức điều biến --> sóng của chúng cùng là sóng bức xạ (Radiational Wave, Radio Frequency) và không có gì khác.

    Tuy nhiên, người ta dùng các dải tần riêng cho AM và FM vì các lợi thế truyền sóng và chỉ tiêu kỹ thuật của chúng trong dải tần đó. Ví dụ như các dải LW (Low wave), MW (Medium Wave), HF (High Frequency) thường dùng cho AM vì có thể lợi dụng hiện tượng sóng dội của tầng điện ly để truyền nhiều vòng quanh trái đất. Các dải VHF thường dùng cho FM. Nhưng các dài VHF, UHF, SHF v.v... cũng dùng cho cả AM, FM, SSB, ASK, FSK v.v... và các phương thức điều biến khác, không hề có sự phân biệt nào giữa AM và FM cả.

    5/. Để phát xa hơn thì việc tăng công suất chỉ là một nhưng không phải là tất cả.

    Việc phối hợp các tầng khuếch đại

    + phương thức và độ sâu điều biến

    + bố trí mạch điện trên PCB và chassie máy phát

    + chống nhiễu

    + chất lượng nguồn điện (Power supply)

    + phối hợp trở kháng antenna

    + điểm đặt máy phát và môi trường của antenna bức xạ

    + chất lượng máy thu

    v.v... cũng là những chỉ tiêu quan trọng, cùng với công suất máy phát quyết định chất lượng truyền sóng, và dĩ nhiên là khoảng cách truyền sóng.

    Một số vấn đề đã được thảo luận nhiều trong box, nhưng do ý định viết có tính cách tổng quan mà Lan Hương nhắc lại, xin các anh chị em quan tâm.

    Thân ái.

    Lan Hương.

    Comment


    • #3
      Nguyên văn bởi Luckyboydtt Xem bài viết
      -Tôi mua con cuộn cảm 10uH, nó trông như con điện trở: nâu đen đen. Không biết như thế đúng không.
      Chào bác Luckyboydtt. Cái cuộn dây của bác nó giống như cái điện trở và vỏ nó có màu xanh ngọc hay xanh cẩm thạch phải ko ? Ko biết bác ở miền bắc hay nam ? Nếu bác ở miền nam bác có thể chỉ chỗ mua cuộn dây đó dc ko ? Và mình phải gọi nó là cái gì thì họ mới biết mà bán dc ah ?
      Cám ơn bác

      Comment


      • #4
        Nguyên văn bởi joey Xem bài viết
        Chào bác Luckyboydtt. Cái cuộn dây của bác nó giống như cái điện trở và vỏ nó có màu xanh ngọc hay xanh cẩm thạch phải ko ? Ko biết bác ở miền bắc hay nam ? Nếu bác ở miền nam bác có thể chỉ chỗ mua cuộn dây đó dc ko ? Và mình phải gọi nó là cái gì thì họ mới biết mà bán dc ah ?
        Cám ơn bác
        Chợ Nhật Tảo đi theo đường phía hồ nước, chỗ bán IC số đi tới 3 gian hàng là đường rẽ, có quầy bán mắt CD, DVD. Nhìn bên kia đường rẽ là quầy của vợ chồng anh Ming (Minh, Việt gốc Hoa), bán đủ loại cuộn dây, có loại anh Joey hỏi, tụ "pi" và tụ vi chỉnh "hàng độc".

        Loại cuộn dây đó anh Joey cứ hỏi : "cuộn dây kiểu điện trở" là có.

        Hàng Taiwan nên giá có hơi "cứng" so với chỗ khác nhưng tin cậy hơn nhiều.

        Chúc anh tìm được đồ vừa ý.

        Lan Hương.

        Comment


        • #5
          Chào Lan Hương. Tình cờ mình có một con thạch anh 315 MHz, thấy trên mặt ghi vậy. Hình dáng nó tròn, có 3 chân. Mình chưa biết cách sử dụng cái này và công dụng nó thế nào. Nếu có thể LH cho minh tài liệu hoặc hướng dẫn sử dụng được không.
          À nếu sử dụng con này để thay vào mạch PT của a Quế Dương thì có dùng được không, vì tần số thu phat của a QD cũng là chừng đó mà. Nếu vậy thì mình nên thay cho những phần tử gì ở tầng tạo dao động và mạch phát. Lúc đó cách tính toán cho các linh kiện còn lại như thế nào.
          Cám ơn Lan Hương nhiều nhé
          |

          Comment


          • #6
            SAWF hay thạch anh ?

            Nguyên văn bởi Luckyboydtt Xem bài viết
            Chào Lan Hương. Tình cờ mình có một con thạch anh 315 MHz, thấy trên mặt ghi vậy. Hình dáng nó tròn, có 3 chân. Mình chưa biết cách sử dụng cái này và công dụng nó thế nào. Nếu có thể LH cho minh tài liệu hoặc hướng dẫn sử dụng được không.
            À nếu sử dụng con này để thay vào mạch PT của a Quế Dương thì có dùng được không, vì tần số thu phat của a QD cũng là chừng đó mà. Nếu vậy thì mình nên thay cho những phần tử gì ở tầng tạo dao động và mạch phát. Lúc đó cách tính toán cho các linh kiện còn lại như thế nào.
            Cám ơn Lan Hương nhiều nhé
            Bạn có thể post hình con "thạch anh" đó lên hay không ? quả thực là thach anh thì đó là một thạch anh hiếm do tần số rất cao. Lan Hương cũng chưa có bao giờ.

            Nếu nó có quá 2 chân ra thì đó có thể là SAWF (bộ lọc tần thạch anh), có thể dùng trong dao động chủ sóng hoặc lọc tần máy thu. Cái SAWF này thì không hiếm, có rất nhiều trên thị trường RF.

            Thân ái.

            Lan Hương.

            Comment


            • #7
              Nguyên văn bởi lanhuong Xem bài viết
              Chợ Nhật Tảo đi theo đường phía hồ nước, chỗ bán IC số đi tới 3 gian hàng là đường rẽ, có quầy bán mắt CD, DVD. Nhìn bên kia đường rẽ là quầy của vợ chồng anh Ming (Minh, Việt gốc Hoa), bán đủ loại cuộn dây, có loại anh Joey hỏi, tụ "pi" và tụ vi chỉnh "hàng độc".

              Loại cuộn dây đó anh Joey cứ hỏi : "cuộn dây kiểu điện trở" là có.

              Hàng Taiwan nên giá có hơi "cứng" so với chỗ khác nhưng tin cậy hơn nhiều.

              Chúc anh tìm được đồ vừa ý.

              Lan Hương.
              Cám ơn chị Lan Hương đã trả lời nhưng em cũng chưa rõ lắm là đi theo đường phía hồ nước là đi phía nào vậy ? Uhm... bây giờ nếu lấy mốc là từ tiệm cô Ngọc đi ra thì em sẽ đi theo hướng nào vậy ?
              Cám ơn chị nha !

              Comment


              • #8
                Nguyên văn bởi ptoanel Xem bài viết
                "ĐIỀU BIẾN ĐỘ RỘNG SUNG"tiếng Mỹ gọi là gì
                Điều chế bề rộng xung tiếng Anh là "Pulse Width Modulation" viết tắt là PWM.

                Comment


                • #9
                  mua cuộn dây cao tần

                  .
                  Nguyên văn bởi joey Xem bài viết
                  Cám ơn chị Lan Hương đã trả lời nhưng em cũng chưa rõ lắm là đi theo đường phía hồ nước là đi phía nào vậy ? Uhm... bây giờ nếu lấy mốc là từ tiệm cô Ngọc đi ra thì em sẽ đi theo hướng nào vậy ?
                  Cám ơn chị nha !
                  Từ Lý Thường Kiệt đi theo đường Nhật Tảo, nhìn bên phải, bỏ 5 hàng thì đến tiệm Ngọc, đi thẳng qua cỡ chục gian hàng bán loa, ampli lỉnh kỉnh thì có ngã tư. Rẽ phải 30m có đường nhỏ bên tay phảivào chợ, đài nước cao (Lan Hương gọi là hồ nước) phía trái đường này, ngăn cách bằng những tấm tôn dựng đứng. Đầu đường có tủ kính bán remote đủ loại.
                  .
                  Không có người xấu, chỉ có người chưa tốt.

                  Comment


                  • #10
                    Nguyên văn bởi lanhuong Xem bài viết
                    Bạn có thể post hình con "thạch anh" đó lên hay không ? quả thực là thach anh thì đó là một thạch anh hiếm do tần số rất cao. Lan Hương cũng chưa có bao giờ.

                    Nếu nó có quá 2 chân ra thì đó có thể là SAWF (bộ lọc tần thạch anh), có thể dùng trong dao động chủ sóng hoặc lọc tần máy thu. Cái SAWF này thì không hiếm, có rất nhiều trên thị trường RF.

                    Thân ái.

                    Lan Hương.
                    Hình thì mình sẽ cố gắng post sớm. Nhưng nó có ở trong hình này này :
                    http://jap.hu/electronic/rf/tx434.gif
                    |

                    Comment


                    • #11
                      Nguyên văn bởi Luckyboydtt Xem bài viết
                      Hình thì mình sẽ cố gắng post sớm. Nhưng nó có ở trong hình này này :
                      http://jap.hu/electronic/rf/tx434.gif
                      Tiện thể LH có thể giải thích hộ mình nguyên lý của mạch này không. Cái này thạch anh có giá trị 315 MHz.Cái này có phải bộ tạo dao động 315Mhz kg
                      |

                      Comment


                      • #12
                        Sawf 315

                        Nguyên văn bởi Luckyboydtt Xem bài viết
                        Tiện thể LH có thể giải thích hộ mình nguyên lý của mạch này không. Cái này thạch anh có giá trị 315 MHz.Cái này có phải bộ tạo dao động 315Mhz kg


                        Hihi, đúng là SAW Filter (SAWF) dùng trong bộ dao động UHF còn gì. Hình ghi rõ thế kia cơ mà. SAWF 315 rất thông dụng cả thu và phát.

                        SAWF trong mạch dùng như một thạch anh với độ "dạt tần" (sai biệt tần số theo nhiệt độ + rung động + điện áp) lớn.

                        Tín hiệu điều biến (FM) đưa thẳng vào base của transistor dao động qua Rb trong khi SAWF nối trực tiếp vào mạch BE, lợi dụng độ dạt tần cao của mạch.

                        SAWF có lợi điểm là dễ dàng đáp ứng tần số cực cao, gọn nhẹ, rẻ tiền. Tuy nhiên độ tin cậy của mạch không cao và it thấy dùng trong các mạch chuyên nghiệp công suất lớn.

                        Thân ái.

                        Lan Hương.

                        Comment


                        • #13
                          Nguyên văn bởi lanhuong Xem bài viết


                          Hihi, đúng là SAW Filter (SAWF) dùng trong bộ dao động UHF còn gì. Hình ghi rõ thế kia cơ mà. SAWF 315 rất thông dụng cả thu và phát.

                          SAWF trong mạch dùng như một thạch anh với độ "dạt tần" (sai biệt tần số theo nhiệt độ + rung động + điện áp) lớn.

                          Tín hiệu điều biến (FM) đưa thẳng vào base của transistor dao động qua Rb trong khi SAWF nối trực tiếp vào mạch BE, lợi dụng độ dạt tần cao của mạch.

                          SAWF có lợi điểm là dễ dàng đáp ứng tần số cực cao, gọn nhẹ, rẻ tiền. Tuy nhiên độ tin cậy của mạch không cao và it thấy dùng trong các mạch chuyên nghiệp công suất lớn.

                          Thân ái.
                          Lan Hương.
                          Cám ơn LH nhiều nhé. Mình đang sử dụng mạch dao động này công với mạch công suất trong phần PT của a QD. Nhưng mạch đang chập chờn quá. Có gì kg
                          hiểu lại hỏi LH vậy.
                          |

                          Comment


                          • #14
                            Chị ơi cho em hỏi, bước đầu tiên trong việc thiết kế bộ khuếch đại siêu cao tần có phải là chọn transistor siêu cao tần có thông số phù hợp không? Em đang có một bài tập lớn thiết kế bộ khuếch đại công suất SCT (750 - 850 MHz) nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu. Em đã đọc khá nhiều các tài liệu về Microwave Amplifier Design cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt, nhưng chưa hình dung cụ thể mình sẽ làm thê nào. Mong chị giúp đỡ cho em với!Cảm ơn chị trước!

                            Comment


                            • #15
                              linh kiện ...

                              Nguyên văn bởi quangthanhnt Xem bài viết
                              Chị ơi cho em hỏi, bước đầu tiên trong việc thiết kế bộ khuếch đại siêu cao tần có phải là chọn transistor siêu cao tần có thông số phù hợp không? Em đang có một bài tập lớn thiết kế bộ khuếch đại công suất SCT (750 - 850 MHz) nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu. Em đã đọc khá nhiều các tài liệu về Microwave Amplifier Design cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt, nhưng chưa hình dung cụ thể mình sẽ làm thê nào. Mong chị giúp đỡ cho em với!Cảm ơn chị trước!
                              Dĩ nhiên là mọi thiết kế phải bắt đầu từ linh kiện + phải thiết kế theo các chỉ tiêu kỹ thuật của linh kiện, nếu không thì sẽ có hiện tượng thiết kế ra rồi để đó ... nhìn.

                              Vì không thể thực hiện được, thậm chí thất bại ngay từ khâu thiết kế.

                              Khi chọn linh kiện công suất cần chú ý :


                              1/. Có công suất + điện áp + tần số dự phòng. Nghĩa là công suất (+ điện áp + tần số) danh định phải lớn hơn giá trị dự kiến sử dụng từ 30% --> 50%.

                              2/. Tần số cut-off + điện áp cut-off + công suất max có mối tương quan nghịch biến, cần có một số kinh nghiệm trong lựa chọn linh kiện.

                              3/. Trong datasheet của linh kiện thường có các mạch application đề nghị, ta có thể dựa vào đó mà mod lại, gia giảm cho phù hợp với điều kiện mới.

                              Chúc bạn may mắn + thành công.

                              Lan Hương.

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              trangtu Tìm hiểu thêm về trangtu

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X