Nguyên văn bởi hocdi
Xem bài viết
Với các loại module 1 vài chục mét , vài trăm mét , km ... thì cũng chẳng là vấn đề gì lớn ( khi nó dùng ở mục đích gì , điều khiển , truyền dữ liệu .v..v ), các module đó có gây ảnh hưởng đến thiết bị khác không ? có gây tranh cãi, tranh chấp ... kiện cáo không ?
Căn cứ vào đó người ta sẽ điều tra, xử lý cụ thể ...
Về việc phân bổ băng tần mới : trong số các tần số bạn kể 315Mhz , 433Mhz , 2,4Ghz thì 315Mhz là tần số đã bị cấm vận ( quy hoạch ) - Trên thị trường VN có rất nhiều module , remote RF, hàng trôi nổi ( Tàu Khựa ) dùng tần số này . Và chắc chắn sẽ bị đập chết trong nay mai
( Bạn đọc Văn bản qui hoạch tần số của cục tần số vô tuyến điện ( mới ) ) ... Tần số 315Mhz thuộc vào tần số khá nhạy cảm ( do có liên quan cận kề đến 1 số tần số quan trắc , hướng dẫn hàng không, thông tin thu thập ) .... Nên tránh sài các thiết bị loại này ( biết đâu có thể gặp rắc rối ).
Tần số 433Mhz thuộc dải tần nghiệp dư ( ở VN ) 420 - 440 Mhz ( xem trong văn bản ) .... Dải tần này khá sạch, có nhiều thiết bị công suất nhỏ hoạt động , ít gây ảnh hưởng đến các tần số lân cận ... Có thể dùng ở dải tần số này !
2,4Ghz : Theo quy hoạch cũng có khoảng tần số dành cho Amateur ( nghiệp dư ) nhưng dải tần 2,4Ghz - 2,5GHz tập trung rất nhiều thiết bị văn phòng ( wifi , bluetooth , keyboard , wireless phone, đồ chơi .v.v ) ... Nên việc dùng các module ở dải này có thể kém hiệu quả hơn ( do mức nhiễu nền cao ) ... ngoài ra nếu công suất lớn gây nhiễu các hệ thống , thiết bị khác ... Có thể là nguồn gốc của tranh cãi , tranh chấp .... CHo nên tốt nhất là tránh xa ( có dùng cũng chỉ nên dùng loại công suất thấp , khoảng cách nhỏ hoặc có hướng phát cụ thể ).
--- Với 1 tần số cố định để không bị lỗi thì cũng có thể dùng phương pháp phân chia theo thời gian, dựa vào mã, đồng bộ để kiểm tra ( Mỗi bộ sẽ được cấp mã và khe thời gian riêng ) ( thường phải có máy trạm chủ ( master ) để cấp phát phân phối thời gian )
--- nhảy tần : Là nó nhảy từ tần số A sang B, sang C , sang N , sang các tần số khác nhau để đảm bảo tần số đó thu phát được dữ liệu khi 1 tần số nào đó bị chiếm dụng ( nhiễu không thu nhận được dữ liệu ), điều này cũng có nghĩa sẽ nhường 1 tần số cho các thiết bị khác . Module nhảy tần phải là module có khả năng thay đổi tần số thu phát , tốc độ thay đổi tần số linh hoạt . Các module có tần số cố định ( thì làm sao nhảy được tần nữa : Cố định rồi mà ).
--- Sóng AM , FM ( chỉ là phương pháp điều chế tín hiệu ( AM , FM )) còn dùng để truyền dữ liệu thì sóng nào cũng được ( miễn là có khả năng truyền nhận ) . Đương nhiên là tránh các tần số người ta đã sử dụng, qui hoạch .
Lấy VD : đài VOV giao thông 91Mhz .... giờ làm cái máy phát , truyền dữ liệu công suất lớn tần số 91Mhz ... rồi truyền ... gây nhiễu, làm hại ... có nước nhẹ thì túm cổ phạt hành chính, nặng thì bóc lịch. ( cái này khỏi nói ai cũng biết ) ... quá trình điều tra còn xem xét tình huống tăng nặng, giảm nhẹ ( như làm thí nghiệm , làm chơi , hay làm mục đích cố tình phá hoại ). Lúc nào bắt, ra tòa thì biết ngay mà!
--- Còn có các dải tần số nghiệp dư khác ở 5,8Ghz , 10GHz v..v ( cái này thì vào cục tần số tìm hiểu ... chứ văn bản của nó 1 đống ... ai đọc mà nhớ hết ) !
Comment