Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Phân biệt lowpass filter với mạch tích phân !

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Nguyên văn bởi ToanThang88
    Cần gì phải lưỡng cực ạ. Sóng hình vuông từ 0V --> 5 V cũng cho ra sóng hình tam giác từ -15V --> 0V

    Diễn đàn bị lỗi, hôm khác em đưa kết quả lên.
    Tam giác có cạnh lên và cạnh xuống, cạnh lên tương ứng với đầu vào dương, cạnh xuống tương ứng với đầu vào âm. Chú để 0 V ở đầu vào thì ngõ ra không đổi, làm sao thành sóng tam giác được.

    Thân,
    Biển học mênh mông, sức người có hạn

    Comment


    • #17
      hic,tần số càng thấp thì hình tam giác đó càng biến thành...hình vuông đó,bảo trọng!
      tất nhiên ko thể vuông 100%

      Comment


      • #18
        Nguyên văn bởi namqn
        Tam giác có cạnh lên và cạnh xuống, cạnh lên tương ứng với đầu vào dương, cạnh xuống tương ứng với đầu vào âm. Chú để 0 V ở đầu vào thì ngõ ra không đổi, làm sao thành sóng tam giác được.
        ......sóng tam giác của bác là tam giác cân, còn sóng tam giác em nói là tam giác vuông.

        hà hà....Em nói đùa thôi, chính xác mà nói ấy.....tam giác mà bác đề cập là tam giác cụt đấy ạ.
        Attached Files

        Comment


        • #19
          .............
          Last edited by ToanThang88; 02-05-2006, 22:45.

          Comment


          • #20
            Nguyên văn bởi voduychau
            hic,tần số càng thấp thì hình tam giác đó càng biến thành...hình vuông đó,bảo trọng!
            tất nhiên ko thể vuông 100%
            Đây nè bác Châu:

            Mạch đóng vai trò như một bộ tích phân trong dải tần số: [latex]f_a[/latex],[latex]f_b[/latex].

            [latex]fb=\frac{1}{2{\pi}*R1*C1}[/latex]

            [latex]fa=\frac{1}{2{\pi}*R2*C1}[/latex]

            Comment


            • #21
              Các mạch kinh điển của lowpass filter và tích phân đây.

              Chú ý với mạch tích phân:
              [latex]V_{out}(t)=-\frac{1}{RC}\int{V_{in}(t)dt}+const[/latex]

              Với mạch lowpass filter, vứt bỏ bộ OPAMP, vẫn thực hiện được lowpass filtering (bằng mạch thụ động bậc 1 chỉ gồm R, C). Với mạch tích phân, vứt bỏ bộ OPAMP thì chẳng phải là mạch tích phân nữa.

              Tên của mạch đã thể hiện mục đích của mạch, dù cấu trúc có vẻ giống nhau thì cũng không hẳn chúng giống nhau, huống chi cấu trúc của mạch lowpass filter và mạch tích phân không giống nhau.

              Thân,
              Attached Files
              Biển học mênh mông, sức người có hạn

              Comment


              • #22
                ok,thanks bác namqn nhiều,hỏi thêm chút là mạch tích phân hay dùng trong thiết bị nào vậy ?

                Comment


                • #23
                  Nguyên văn bởi voduychau
                  ok,thanks bác namqn nhiều,hỏi thêm chút là mạch tích phân hay dùng trong thiết bị nào vậy ?
                  Tôi không dùng mạch tích phân dạng analog nên cũng không biết nó hay dùng trong thiết bị nào. Nhưng có thể đoán là nó được dùng trong các bộ PID kiểu tương tự, hay trong các máy tính tương tự (chắc mấy cái máy này bây giờ đang nằm trong viện bảo tàng). Còn những ứng dụng khác thì nhờ các bạn bổ sung cho.

                  Thân,
                  Biển học mênh mông, sức người có hạn

                  Comment


                  • #24
                    Trong TV, mạch tích phân (mạch thụ động RC) được dùng để tách xung đồng bộ mành ra khỏi xung đồng bộ dòng...

                    Comment


                    • #25
                      tiện thể bác Namqn nói nốt mạch vi phân và highpass filter đi,em đang hồi hộp lắng nghe đây

                      Comment


                      • #26
                        Vậy có thể nói như thế này được không? mạch lọc thông thấp bao hàm mạch tích phân, còn mạch thông cao bao hàm mạch vi phân.
                        -------------------

                        Comment


                        • #27
                          Chính xác, xét về mạch thụ động RC thì mạch lowpass filter chính là mạch tích phân, còn mạch highpass filter là mạch vi phân, từ mạch tích phân chỉ cần hoán chuyển vị trí của RC là có mạch vi phân...

                          Comment


                          • #28
                            CHIBANG Vậy có thể nói như thế này được không? mạch lọc thông thấp bao hàm mạch tích phân, còn mạch thông cao bao hàm mạch vi phân.
                            Thực ra không hoàn toàn chính xác.

                            Thực chất nó là tích phân hay mạch thông thấp về cơ bản đều dựa trên cái đặc tuyến nạp xả của tụ điện.

                            Gọi là mạch thông thấp vì khí qua mạch thành phần tần số cao bị lọc bỏ. Ví dụ như sóng vuông, nó gồm 2 thành phần tần số thấp và tần số cao. Thành phần tần số cao là mấy cái cạnh sóng, thành phần tần số thấp là mấy cái đường nằm ngang. Khi qua tụ thì mấy cái cạnh đứng không còn, như vậy có thể nói thành phần tần số cao bị lọc bỏ.

                            Nói chung là vậy. Tuy nhiên, tần số ngõ vào càng cao thì tín hiệu ngõ ra càng bị suy giảm, do trở kháng của tụ giảm dẫn đến điện áp rơi trên tụ (điện áp mà ta lấy ra ở ngõ ra) bị suy giảm. Để tiện việc đánh giá thì có một hai cái ngưỡng gì đó được đặt ra, gọi là tần số cắt 3 dB gì gì đó. Người ta dựa vào đọ suy giảm tín hiệu đó để đánh giá xem mạch này cho tần số bao nhiêu đi qua mà không bị suy giảm, tần số nào thì suy giảm, và tần số nào không qua được. Thực chất tần số nào cũng qua được (vì trở kháng trên tụ điện luôn tồn tại nên luôn tồn tại tín hiệu ngõ ra), nhưng nếu qua được mà tín hiệu nhỏ quá thì coi như không qua.

                            Gọi là mạch tích phân thì chưa hẳn, vì nó còn phụ thuộc vào việc mạch đó có thỏa mãn điều kiện của mạch tích phân hay không. Để dễ hiểu có thể hình dung tình huống một sóng vuông đi qua mạch trên. Thực chất nó cũng là dựa trên cái đặc tuyến nạp xả của tụ cả.

                            Ở trên có nói tích phân của sóng vuông là sóng tam giác. Muốn coi nó có phải là mạch tích phân hay không thì coi thử nó có tạo được dạng sóng tam giác tại ngõ ra không. Điều này có thể thực hiện được nếu tụ chỉ nạp rồi xả trong đoạn được cho là tuyến tính của đặc tuyến nạp xả tụ điện (cho nó nạp lên hết đoạn tuyến tính thôi thì cho xả). Nếu không thì sóng ngõ ra không thể gọi là tam giác hoặc sóng tam giác nhưng bị méo dạng thể thảm.

                            Như vậy phải có một sự tương quan nào đó giữa tần số ngõ vào và thời hằng nạp xả của tụ để tạo ra đươc sóng tam giác, hay nói khác hơn có một điều kiện nào đó để mạch RC là mạch tích phân. Cái này cũng không nhớ nữa, phải lật sách lại mới được. . Đại khái là tích phân vi phân lằng nhằng gì đó.
                            No, I don't think so

                            Comment


                            • #29
                              Nhân tiện cho em hỏi vi phân của sóng vuông là sóng gì nhẩy.
                              No, I don't think so

                              Comment


                              • #30
                                Vậy anh đưa 1 ví dụ về mạch tích phân ko là mạch lọc thông thấp đi. Chú ý biểu thức tích phân, nếu tần số càng cao thì hệ số tích phân càng thấp.
                                Còn về vi phân hình vuông thì như sau(tùy theo dấu, sau đây là dấu dương, còn - thì ngược lại)
                                Attached Files

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                daihang86 Tìm hiểu thêm về daihang86

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X