Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Thiết kế L,C bằng mạch in.

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Thiết kế L,C bằng mạch in.

    Trong rất nhiều ứng dụng trong cao tần, tôi thấy họ thiêt kế các đường mạch in loằng ngoằng để thay L, những cặp đường song song của 2 đường mạch in để thay C, lại còn những đường hết sức kỳ dị để thay mạch LC. Vậy bác nào có kinh nghiệm thì post lên cho anh em giải trí tý, có vài hình ảnh minh họa thì tốt.
    Nghe nói, chất liệu mạch in, độ dầy... ảnh hưởng cực lớn đến việc thiết kế C,L. Lý thuyết tính toán khá phức tạp, ngày nay người ta vẫn thực nghiệm vấn đề trên là chủ yếu?


  • #2
    Tang cac ban chuong trinh tinh L tren PCB ( khong go duoc tieng Viet mong moi nguoi thong cam).
    Nhà sản xuất chuyên nghiệp các sản phẩm OEM cho gia dụng và công nghiệp.

    Biến tần
    Máy giặt
    Lò vi sóng
    Bếp từ.
    Tủ lạnh.
    Điều hòa

    Comment


    • #3
      Nguyên văn bởi MinhHa
      Tang cac ban chuong trinh tinh L tren PCB ( khong go duoc tieng Viet mong moi nguoi thong cam).
      Sao chưa thấy hình ở đâu cả nhỉ? chỉ post được các file nén lên diễn đàn, và dung lượng<=256Kb.

      Comment


      • #4
        Xin loi File lon qua khong upload duoc. Xin lien he de gui qua Email. Chu y Dung PCB de thay the cho L hay C chi dung cho loc nguon hoac mach ghep noi, phoi hop tro khang. Khong su dung duoc cho mach cong huong boi Q cua L tren PCB rat thap. Do do bang thong se lon, nhu vay se khuyech dai ca nhieu
        Nhà sản xuất chuyên nghiệp các sản phẩm OEM cho gia dụng và công nghiệp.

        Biến tần
        Máy giặt
        Lò vi sóng
        Bếp từ.
        Tủ lạnh.
        Điều hòa

        Comment


        • #5
          Chào các Bạn, tôi mới vào diễn đàn này, thấy Bạn BinhAnh nêu vấn đề mà tôi cũng có thấy qua nên góp một số thông tin giúp vui.
          Về việc làm cuộn dây bằng mạch in thì có ông này làm nè: http://web.telia.com/~u85920178/tx/bug.htm
          Nhưng trong mainboard máy tính hay các mạch in chạy tốc độ cao thì đường mạch lại không phải xoắn trôn ốc để tạo điện cảm mà là chạy kiểu ziczac để khử điện cảm. Tôi đoán lý do là vì các dây trong Bus tốc độ cao phải có cùng chiều dài để không bị trễ. Trong các phần mềm vẽ mạch in cũng có đo chiều dài đường mạch là vì vậy.
          Không biết đúng không?

          Comment


          • #6
            Trong mainboard thường có từ 3 đến 4 lớp, bạn làm sao mà biết được đường mạch nó chạy thế nào !

            Comment


            • #7
              Tôi thấy trong trang web cua bac Que duong có giới thiệu một số mach diều chế và phát sóng có sử dụng kỹ thuật đi mạch Ziczac,tôi nghĩ nên nhờ bac que dương tryền thụ lại kinh nghiệm cho anh em.

              Comment


              • #8
                mạch ziczac trong một số bỏad mạch có vai trò như một điện cảm, thường dùng trong các mạch nguồn có chất lượng cao. tuy nhiên tác dụng của nó có rõ ràng hay không thì khó nói lắm. ở trình độ VN (như chúng ta) làm được điều này - tôi nghĩ là điều rất khó. nó phụ thuộc vào chất liệu, độ dày của mạch in và quan trọng là không đo đạc được.
                trong các mạch cao tần có thể dùng nó để thay cho anten nó có tác dụng như một anten, ziczac co tac dụng làm dài đường mạch cho giống kích thước của anten thật mà thôi. có lẽ QD cũng dùng phương pháp này?

                Comment


                • #9
                  Chuyện này cũng hay ghê.
                  Tui không có hình nhưng nếu anh em đã từng tháo cái ổ mềm cũ hồi xưa (loại bà con hay tháo lấy động cơ bước), thì chắc cũng thấy cách đi dây mạch in của nó để làm phần ứng (cho một động cơ DC khác) như thế nào. Cái mạch tui đã vứt rồi nhưng tại nó quá ấn tượng nên nhớ rõ. Giống như là mấy họa tiết trang trí trên áo của vua vậy, hehe!
                  Tui nghĩ là người ta cũng tính toán cả rồi mới làm chứ đồ công nghiệp không ai làm lụi đâu. Như vậy chắc có riêng ngành nào đó học về cái này, hoặc có thể là mấy công ty như Cadence,... tự nghiên cứu chẳng hạn. Mình hỏi bọn nó thử xem? hehe.

                  on in = don't you know?

                  Comment


                  • #10
                    Nguyên văn bởi 1504
                    mạch ziczac trong một số bỏad mạch có vai trò như một điện cảm, thường dùng trong các mạch nguồn có chất lượng cao. tuy nhiên tác dụng của nó có rõ ràng hay không thì khó nói lắm. ở trình độ VN (như chúng ta) làm được điều này - tôi nghĩ là điều rất khó. nó phụ thuộc vào chất liệu, độ dày của mạch in và quan trọng là không đo đạc được.
                    trong các mạch cao tần có thể dùng nó để thay cho anten nó có tác dụng như một anten, ziczac co tac dụng làm dài đường mạch cho giống kích thước của anten thật mà thôi. có lẽ QD cũng dùng phương pháp này?
                    Khi nào ông 1504 học đến công nghệ ICAP - Hoặc dùng RF trong tầm tay hãy đề cập đến cái này .
                    Chẳng có gì hũ họa mà nó chạy được cả , nói đến kĩ thuật phải kèm theo từ " chính xác " , không chính xác 9 phần thì cũng phải được 8 phần ( cộng thêm thiết bị đo đạc là OK ).
                    Chẳng quốc gia nào đào tạo kĩ sư , tiến sĩ nghiên cứu về cái mạch điện tử lại không dạy tính toán mà chỉ lao vào làm Hũ họa như anh 1504 nói cả.
                    // nếu có nói thì phải nói thế này : nếu làm quen thì có thể nhắm mắt làm theo kiểu hũ họa nó cũng chạy , nếu không quen thậm chí cả năm nó cũng chẳng chạy chứ đừng nói hũ họa mà làm ra. tất cả đều là kiến thức và khả năng.

                    Ngay đến học cách dùng phíp , chất liệu phíp, độ dày mỏng ,cách vẽ mạch nó đã khác nhau rồi.
                    - mà dùng mấy cái phần mềm như kiểu ORCAD , Protel , hay kiểu Winboard dạng này cũng làm sao mà làm nổi
                    - Anh bạn 1504 thấy người ta vẽ và làm mạch chuyên nghiệp có mấy khi chơi mấy cái phần mềm trên không ???
                    - Loại xoàng nhất cũng phải chơi PCAD Master - hoặc ICAP4 tôi đây nè

                    /// cứ thẳng tay , hũ họa mà làm -- Có mà loạn --- ///
                    Module RF chuyên dụng điều khiển, truyền dữ liệu, thiết kế đề tài, dự án điện tử - chuyển giao công nghệ... ĐT: 0904964977 - email: dientuqueduong@yahoo.com

                    Comment


                    • #11
                      Nguyên văn bởi BinhAnh
                      Trong rất nhiều ứng dụng trong cao tần, tôi thấy họ thiêt kế các đường mạch in loằng ngoằng để thay L, những cặp đường song song của 2 đường mạch in để thay C, lại còn những đường hết sức kỳ dị để thay mạch LC. Vậy bác nào có kinh nghiệm thì post lên cho anh em giải trí tý, có vài hình ảnh minh họa thì tốt.
                      Nghe nói, chất liệu mạch in, độ dầy... ảnh hưởng cực lớn đến việc thiết kế C,L. Lý thuyết tính toán khá phức tạp, ngày nay người ta vẫn thực nghiệm vấn đề trên là chủ yếu?
                      Đưa cho bác BA cái RFsim99 ( của tây - free ) từ trước khi bác viết cái bài này cả tháng trời , bác không ngâm cứu về nó sao , trong đó cũng có phần thiết kế LC, strip line , trở kháng cân bằng , loss... Cần chi cái khác.
                      --- Lý thuyết vẫn chỉ là lý thuyết .
                      Lý thuyết + thực hành nhuần nhuyễn + kinh nghiệm + đồ đo = tương đối thành công.
                      Chỉ thành công khi nghiên cứu của mình có người rước ( thành phẩm , đề tài , kiến thức ).
                      Tất cả đều quy ra thóc. Đúng không các bác
                      Module RF chuyên dụng điều khiển, truyền dữ liệu, thiết kế đề tài, dự án điện tử - chuyển giao công nghệ... ĐT: 0904964977 - email: dientuqueduong@yahoo.com

                      Comment


                      • #12
                        Anh Quế Dương nhiều kinh nghiệm, hãy chỉ cho em chút chút về các vấn đề này với:
                        Em làm một mạch thu phát RF truyền dữ liệu số. Mạch phát chạy tốt, tần số cỡ 50MHz. Nhưng do kinh nghiệm còn non nớt, mạch của em chỉ phát có 2m !
                        Vấn đề: với mạch phát: Đo áp cao tần tại chân ra ăn ten (trước tụ ra anten) : 0.2V, tụ phối hợp tổng trở : 100p, anten dài 2dm, mach phát được lắp kiểu Colpitts. Nhưng những thứ đó em làm theo cảm tính thôi, còn đạt yêu cầu thực tế hay không thì không biết.
                        Vấn đề 2: Mạch thu dùng loại super-regenerative, nhưng lý thuyết về nó em vẫn còn hiểu mờ mờ, nhất là phần transistor điện trở âm, hồi giờ ít ai biét nguyên tắc hoạt động loại mạch này lắm, mặc dầu lúc nào họ cũng làm loại này.
                        Vấn đề cuối: Mong anh hãy chỉ cho anh em biết yêu cầu của một mạch RF: công suất, biên độ tín hiệu phát, anten, nhất là phối hợp tổng trở.
                        Đừng làm anh em thất vọng
                        Ai bảo chăn trâu là khổ ...!?

                        Comment


                        • #13
                          Nguyên văn bởi diode1447
                          Anh Quế Dương nhiều kinh nghiệm, hãy chỉ cho em chút chút về các vấn đề này với:
                          Em làm một mạch thu phát RF truyền dữ liệu số. Mạch phát chạy tốt, tần số cỡ 50MHz. Nhưng do kinh nghiệm còn non nớt, mạch của em chỉ phát có 2m !
                          Vấn đề: với mạch phát: Đo áp cao tần tại chân ra ăn ten (trước tụ ra anten) : 0.2V, tụ phối hợp tổng trở : 100p, anten dài 2dm, mach phát được lắp kiểu Colpitts. Nhưng những thứ đó em làm theo cảm tính thôi, còn đạt yêu cầu thực tế hay không thì không biết.
                          Vấn đề 2: Mạch thu dùng loại super-regenerative, nhưng lý thuyết về nó em vẫn còn hiểu mờ mờ, nhất là phần transistor điện trở âm, hồi giờ ít ai biét nguyên tắc hoạt động loại mạch này lắm, mặc dầu lúc nào họ cũng làm loại này.
                          Vấn đề cuối: Mong anh hãy chỉ cho anh em biết yêu cầu của một mạch RF: công suất, biên độ tín hiệu phát, anten, nhất là phối hợp tổng trở.
                          Đừng làm anh em thất vọng
                          -- thứ nhất về anten : nếu phối hợp trở kháng tốt hiệu suất sẽ tốt ,
                          Độ dài của anten cũng cần lưu ý :
                          ở đây em phát sóng 50MHz vậy anten sẽ là : 70/50 = 1,4 met . Nếu em không dùng cuộn cảm để bù chiều dài anten thì phải dùng la 1,4m , tuy nhiên chất liệu là quan trọng, thông dụng nên dùng bằng đồng.
                          Càng mạch dùng dữ liệu thì càng cần có độ chuẩn xác cao về tần số thu nhận và phát , mạch phát nên dùng thạch anh
                          - Chẳng hạn 48 MHz , hoặc đơn giản hơn ( mua cái thạch anh 4 chân - 50MHz về mà làm , đỡ phải làm mạch )
                          - Việc đo áp không hoàn toàn chính xác vì ??? Nếu sử dụng phương pháp đo đơn giản là dùng đi ốt tách tín hiệu cao tần thành âm tần rất dễ xảy ra tự kích.
                          Transistor tầng sau nên có tần số cắt lớn , nhất là với mạch dao động LC kiểu colpit thì càng cần vì kiểu dao động này sinh ra nhiều hài bậc cao ,
                          Tần số càng cao thì hệ số khuếch đại càng giảm.

                          20 MẠCH thu regen đó là cách dùng hiệu ứng theremint ( siêu tái sinh ).
                          tức là máy thu sẽ tự tạo ra một tần số dao động , tần số này trực tiếp đưa vào bazo ( B) làm cân bằng trộn tần .
                          Khi có tần số = ( tần số dao động nội + thành phần trung tần ) sẽ sảy ra hiện tượng " gọi nôm na là giao thoa " hoặc hiệu ứng theremint sẽ có một lệch biên xuất hiện trên lolector (c) và ta có thể lấy biên độ này làm dữ liệu ra . Tín hiệu lệch này rất nhỏ người ta thường đưa qua mạch lưu đỉnh xung , hoặc RAW , hoặc sử lí thuật toán để đưa ra dạng 0 và 1.
                          -- Transistor điện trở âm ??? đó là cách để hạn biên và nâng rộng dải thông trong chế độ khuếch đại dải tần cao.
                          Mỗi cách mắc transistor có một điểm riêng : mắc C chung , B chung ...
                          Cái này thì bạn nên xem trong sách liên quan về kĩ thuật hay lý thuyết mạch.
                          --- Về yêu cầu một sản phẩm RF : Về tần số phát , biên độ , phổ tần ( cái này có liên quan đến cục tần số ) - Có hẳn ban chuyên đề thế giới quy định hẳn hoi , về cái này em phải đọc FCC ruler, RF amateur band...
                          - Tuy nhiên một điều quy định anh có đọc là không cấm các mục đích thử nghiệm, thực nghiệm... vì vậy hãy an tâm
                          // Một bộ RF chuẩn có tần số phát ra chuẩn , máy thu chuẩn , ít có sóng hài ( gây nhiễu các thiết bị khác ) ,
                          về phần anten thì nên giảm thể tích , thu gọn nếu là thiết bị cầm tay hoặc di động , mỗi loại anten có tổng trở ( trở kháng khác nhau ) vì thế nếu biết chắc trở kháng anten , có thể làm đơn giản nếu không có các thiết bị cân chỉnh là dùng một điện trở công suất làm tải giả , điều chế + cân chỉnh mức tín hiệu ( năng lượng ra mạnh nhất ) có thể kết hợp thêm mạch đo biên độ để giám sát.
                          Module RF chuyên dụng điều khiển, truyền dữ liệu, thiết kế đề tài, dự án điện tử - chuyển giao công nghệ... ĐT: 0904964977 - email: dientuqueduong@yahoo.com

                          Comment


                          • #14
                            Cảm ơn anh Quế Dương nhiều, em về nhà ráp lại.
                            Trong mấy cái mạch phát, thu của anh, tổng trở của anten strip line của anh cỡ bao nhiêu vây?
                            Ai bảo chăn trâu là khổ ...!?

                            Comment


                            • #15
                              35 ôm , ( đó là do phần mềm tính toán ) nhưng cho lên antena analyzer chỉ được có 29 ôm .
                              Module RF chuyên dụng điều khiển, truyền dữ liệu, thiết kế đề tài, dự án điện tử - chuyển giao công nghệ... ĐT: 0904964977 - email: dientuqueduong@yahoo.com

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              BinhAnh Tìm hiểu thêm về BinhAnh

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X