Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Thiết kế L,C bằng mạch in.

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Còn đây là một trong số thông tin về anten của hãng RFM ( hãng chuyên về RF có RF master *.RFM) , mời bạn tham khảo mộ số kiểu anten .
    Module RF chuyên dụng điều khiển, truyền dữ liệu, thiết kế đề tài, dự án điện tử - chuyển giao công nghệ... ĐT: 0904964977 - email: dientuqueduong@yahoo.com

    Comment


    • #17
      Cảm ơn anh, cái này rất hay đây.
      Ai bảo chăn trâu là khổ ...!?

      Comment


      • #18
        Chao cac ban, toi moi vao dien dan va thay moi nguoi thao luan ve cac linh kien L va C co the thay the bang mach in. Mot chut hieu biet ve van de nay xin chia se voi cac ban. Trong cao tan nguoi ta dung cac mach co tham so phan bo (hay thong so dai). Trong hinh vẽ gửi kèm, các bạn có thể thấy đó là những đường truyền được thiết kế theo những hình dạng nhất định và có bề rộng, khoảng cách, chiều dài nhất định. Các kích cỡ này trước hết được tính toán sơ bộ sau đó lên layout rồi dùng chương trình simulator như ADS của Agilent hoặc Microwave Office vv... để tối ưu và cho ra đặc tính kỹ thuật mong muốn. Ngoài ra phải nói đến loại vật liệu của PCB, nó không giống như PCB của mạch tần thấp. Các thông số quan trọng của PCB cao tần như: hằng số điện môi tương đối, hệ số từ thẩm tương đối, hệ số tổn hao hay góc tổn hao của điện môi, bề dày điện môi, bề dày và chất liệu của lớp dẫn (đồng, vàng, bạc vv...). Các bạn quan tâm tới lĩnh vực này có thể liên lạc với mình để trao đổi.

        Comment


        • #19
          Các bác cho em hỏi họ viết như thế này nghĩa là sao ạ? Mong các bác hình tượng hóa cho em hiểu thực tế hình dáng cuộn dây này nó ra sao? Em cảm ơn ạ.
          Attached Files

          Comment


          • #20
            Chẳng nhẽ không bác nào giải thích giúp em được sao?

            Comment


            • #21
              AWG (American Wire Gauge) là tên của laọi dây đó, theo tiêu chuẩn (Mỹ thì phải- tôi không nhớ rõ). Theo tiêu chuẩn này thì dây #14AWG có đường kính là 1.62814mm, Hairpin là uốn như cái cặp tóc(giống hình vẽ của bạn và nó có đọ dài là 0.8"=20.32mm.
              Ferroxcube nghĩa là nó được lông trong ống phe-rít, VK200-19/4b là mã hiệu của cuộn dây đó. Mỗi hãng sẽ có mã hiệu riêng bạn cần biết của hãng nào hay theo tiêu chuẩn nào thì sẽ tra được điện cảm của nó
              Enameled.0.3" là quấn sát nhau có đường kính trong là 0.3". RFC là cuộn chặn cao tần, thông thường là để cấp nguồn.
              Vài thông tin như vậy, bận cần gì thì hỏi thêm nhé- chúc thành công

              Comment


              • #22
                Cảm ơn cyxoi. Thế 0.3" ID là gì vậy?

                Comment


                • #23
                  Nguyên văn bởi cai_nguc Xem bài viết
                  Cảm ơn cyxoi. Thế 0.3" ID là gì vậy?
                  0.3" = 0,3 inch
                  ID = internal diameter = đường kính (bên) trong.

                  Ferroxcube = tên 1 hãng chuyên sản xuất lõi fe-rít các loại.

                  Comment


                  • #24
                    Người ta nói cuộn dây ông gigatech cứ tưởng là microstripline, ông gigatech làm ơn tính dùm độ rộng đường mạch in với Z=50 Ohm & BPF@7GHz BW500MHz-3dB trên laminate Rogers RO 3003.
                    Last edited by httung; 26-12-2007, 22:05.

                    Comment


                    • #25
                      Chào các bạn,
                      Lâu rồi không trở lại diễn đàn do dạo này bận việc quá. Hiện tôi đang chủ trì 1 đề tài thiết kế mạch thu phát 2.4 GHz hoàn toàn từ các linh kiện rời rạc (không dùng IC). Nói là chủ trì nhưng thực chất chỉ có mình tôi làm từ A đến Z. Do thời gian ngắn (6 tháng) nên mọi thiết kế chưa hoàn toàn được tối ưu và làm việc hoàn toàn như những tiêu chí đặt ra. Tuy nhiên, mọi thiết kế chẳng bao giờ hoàn hảo từ bước đầu tiên. Vậy nên việc hoàn thiện hãy để ở giai đoạn sau.

                      Giới thiệu với các bạn layout của mạch khuếch đại công suất chế độ A, 8.5 dB gain, 29.5 dBm output power @ 1dB-compression point. Lẽ ra có thời gian tôi sẽ thiết kế thêm 1 tầng drive ở đầu vào những thời gian có hạn nên dành cho đồng nghiệp làm tiếp (vì tôi đang hướng dẫn 1 đồng nghiệp làm về thiết kế mạch cao tần).
                      Click image for larger version

Name:	layout 2,4GHz_small.bmp
Views:	1
Size:	114.6 KB
ID:	1329302

                      Click image for larger version

Name:	PA 2,4 Ghz 3D_small.bmp
Views:	1
Size:	107.5 KB
ID:	1329303

                      Click image for larger version

Name:	PA_response_small.bmp
Views:	1
Size:	292.3 KB
ID:	1329305

                      Ở đây thiết kế dùng các đường truyền microstrip line trên substrate có hằng số điện môi 2.33, bề dày cỡ 0,5 mm. Nếu các bạn có quan tâm đến lĩnh vực này hãy cùng nhau làm 1 cái gì đó lớn hơn góp phần vào sự phát triển chung về khoa học kỹ thuật của đất nước, nhất là về ứng dụng trong quốc phòng.

                      Đây chỉ là gửi lên để mọi người tham khảo thôi. Mạch LNA 2 tầng KD tôi cũng đã thiết kế xong nếu moi người có nhu cầu tham khảo tôi sẽ đưa lên.

                      Tôi đã từng thiết kế và chế tạo thành công một vật thể chuyển động ảo để kiểm chuẩn cho Radar xe hơi 24 GHz. Việc chế tạo radar ko phải là khó, vấn đề là có tiền mua thiết bị đo và chế tạo cùng công sức của cộng đồng những người tâm huyết.

                      Hi vọng các bạn sẽ có những suy nghĩ giống tôi.
                      Anh Nghiem
                      Last edited by anhnx; 27-12-2007, 13:12.

                      Comment


                      • #26
                        Với mạch trên tôi chỉ cần 1 tuần, trước tiên mình chọn linh kiện nào thích hợp từ các hãng như AVNET, FUJITSU... Sau đó tải datasheet, thí dụ dùng con FLU17ZM:
                        http://www.tranzistoare.ro/datasheets2/24/242532_1.pdf Trong đó có tất cả các thông số và PCB mẫu cứ theo đó mà thực hiện, lắp ráp và cân chỉnh đúng với các chỉ tiêu là đạt. Trước mình mua mấy con MMIC họ gửi tặng mẫu PCB layout sample:

                        Còn tự làm lấy PCB thủ công thì mình dùng Printed circuit board transfer film: http://www.cibs.co.uk/etch/x7.html
                        Mình xài laminate RO 3003 của Rogers.

                        Comment


                        • #27
                          Thật sự lên tới tần số vài GHz thực hiện các mạch PA, LNA không khó vì các hãng linh kiện hổ trợ mình tối đa để họ bán được hàng (Họ gọi diện hỏi mình vướng mắc chổ nào, có cần hổ trợ thêm gì không...), cái khó của mình là thiết bị đo, cá nhân ở VN ít khi bỏ tiền mua mấy cái "đồ bỏ" đó vì không...kinh tế, còn dư tiền mua chỉ xoay quanh mấy mạch FM không dây thì .....
                          Còn kỹ năng chơi tới hàng Gig. thì phải....thực hành nhiều, học bạn, học trên mạng, học trên các khối mạch thiết bị thông tin của các nước tiên tiến....Cái nữa là phải bỏ tính tự phụ, làm thày......siêu cao tần.

                          Comment


                          • #28
                            Xin chào bạn Httung,
                            Nghe bạn nói tôi cho rằng tự bạn chưa bao giờ thiết kế con LNA hay PA đúng không? việc sử dụng PCB và components từ Datasheet và ráp lại thì nói làm gì. Nếu bạn đã từng làm qua, xin bạn hãy chỉ giáo xem trình tự, phương pháp thiết kế như thế nào, sự khác biệt cơ bản giữa thiết kế LNA và PA cùng các tham số thiết kế liên quan. Công cụ thiết kế bạn dùng là gì? Với tôi, sau khi đã từng làm thành công thì 1 tuần làm xong cũng là chuyện nhỏ vì trình tự và phương pháp thiết kế đã nằm lòng rồi. Tuy nhiên có nhiều cách tiếp cận hiện có mà tôi biết.

                            Chả phải là làm thày theo nghĩa bạn hiểu mà bản thân tôi cũng giảng dạy SCT ở 1 trường ĐH. Vậy nên, trước khi bảo người khác đừng tự phụ hãy suy ngẫm bản thân mình trước. Đúng không các bạn. Tôi không có ý chê bai ai cả vì các bạn ai cũng có những điểm mạnh của mình. Thông tin đưa lên trên này chỉ là để chia sẻ kinh nghiệm. Nếu bạn có, xin hãy chia sẻ với mọi người.

                            Anh Nghiem
                            Last edited by anhnx; 28-12-2007, 20:42.

                            Comment


                            • #29
                              Thực hiện mạch hay chưa tự chúng ta biết, còn kỹ năng thì mỗi người mỗi khác, lên đây chúng ta trao đổi kinh nghiệm lẩn nhau còn việc khác thì xin miễn bàn nha:
                              Prototype PA:

                              Vật không thể thiếu khi cân chỉnh mạch dải:

                              Thừa ra:

                              Về trình tự ngoài các vấn đề đã nêu chỉ cần lấy thông số khối thu phát và thực hiện các phép đo xem như pass.... NF, Gain, S-parameters,1dB compression, IP3 nói chung tôi làm theo cách của Lance Lascari.
                              Có máy đo thử thỉ thông số nào cũng vượt qua, mỗi người dều có kỹ năng riêng để thiết kế mạch, như vẽ và xuyên lỗ (through hold) thêm chổ nào đẻ tránh tự kich và giãm tạm âm....Còn một phương cách mới (cũ người) là dán tấm lên vách vỏ hộp nhất là khối LNA và PA có nhiều tầng khuếch đại, nó triệt năng lượng phát xạ giãm bớt tạm âm và tự kích.
                              Last edited by httung; 29-12-2007, 06:56.

                              Comment


                              • #30
                                Công ty tôi làm có đủ các máy đo để cân chỉnh và đo các thông số cần thiết của máy và mạch thu, phát, tôi nhờ may mắn có chổ làm tốt.

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                BinhAnh Tìm hiểu thêm về BinhAnh

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X