Thông báo

Collapse
No announcement yet.

mạch dao động ngẹt, ai biết xin chỉ giáo

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • mạch dao động ngẹt, ai biết xin chỉ giáo

    mình thấy trong nguồn ATX hay dùng mạch này cho phần nguồn cấp trước
    5V stand by, nhưng ko hiểu nó hoạt động thế nào và cách tính toán giá trị các linh kiện,ai có thể trả lời giúp

  • #2
    Dao động nghẹt hay Blocking Oscillator là mạch dao động đơn giản nhất gồm một tụ điện, biến áp và một phần tử khuếch đại, mạch thường dùng trong đèn Flash và các mạch cấp điện trong thương mại.



    SKYPE NICK: anhtungdx

    Comment


    • #3
      Nguyên văn bởi muaban Xem bài viết
      Dao động nghẹt hay Blocking Oscillator là mạch dao động đơn giản nhất gồm một tụ điện, biến áp và một phần tử khuếch đại, mạch thường dùng trong đèn Flash và các mạch cấp điện trong thương mại.


      bác có nhầm ko đấy, mạch như bác chỉ ra thế kia làm sao chạy đc, làm gì có dao động đâu?hay em chưa hiểu, bác giải thích được chứ?

      Comment


      • #4
        Nguyên văn bởi muaban Xem bài viết
        Dao động nghẹt hay Blocking Oscillator là mạch dao động đơn giản nhất gồm một tụ điện, biến áp và một phần tử khuếch đại, mạch thường dùng trong đèn Flash và các mạch cấp điện trong thương mại.


        Một trong 2 cuộn dây chắc chắn mắc ngược.Mạch không thể hoạt động.

        Comment


        • #5
          Không có sơ đồ nào dễ "nhìn" như sơ đồ này, không có mạch dao động nào dễ chạy bằng mạch dao động nghẹt, tại các bác xem sơ đồ chưa tới thui.

          SKYPE NICK: anhtungdx

          Comment


          • #6
            hix, bác cứ đùa dai em thấy người ta nói dao động nghẹt cần phải có hồi tiếp. sao em ko thấy phần hôig tiếp trong sơ đồ này?
            trích dẫn:
            Dao dộng nghẹt ( Blocking)

            Nội dung : Nguyên lý hoạt động của mạch dao động nghẹt, Dao động nghẹt hồi tiếp âm, hồi tiếp dương.
            --------------------------------------------------------------------------------
            1. Mạch dao động nghẹt ( Blocking OSC )
            Mạh dao động nghẹt có nguyên tắc hoạt động khá đơn giản, mạch được sử dụng rộng rãi trong các bộ nguồn xung ( switching ), mạch có cấu tạo như sau :



            Mạch dao động nghẹt

            Mạch dao động nghẹt bao gồm :

            Biến áp : Gồm cuộn sơ cấp 1-2 và cuộn hồi tiếp 3-4, cuộn thứ cấp 5-6

            Transistor Q tham gia dao động và đóng vai trò là đèn công xuất ngắt mở tạo ra dòng điện biến thiên qua cuộn sơ cấp.

            Trở định thiên R1 ( là điện trở mồi )

            R2, C2 là điện trở và tụ điện hồi tiếp

            Có hai kiểu mắc hồi tiếp là hồi tiếp dương và hồi tiếp âm, ta xét cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của từng mạch.

            * Mạch dao động nghẹt hồi tiếp âm .



            Mạch hồi tiếp âm có cuộn hồi tiếp 3-4 quấn ngược chiều với cuộn sơ cấp 1-2 , và điện trở mồi R1 có trị số nhỏ khoảng 100KW , mạch thường được sử dụng trong các bộ nguồn công xuất nhỏ khoảng 20W trở xuống

            Nguyên tắc hoạt động : Khi cấp nguồn, dòng định thiên qua R1 kích cho đèn Q1 dẫn khá mạnh, dòng qua cuộn sơ cấp 1-2 tăng nhanh tạo ra từ trường biến thiên => cảm ứng sang cuộn hồi tiếp, chiều âm của cuộn hồi tiếp được đưa về chân B đèn Q thông qua R2, C2 làm điện áp chân B đèn Q giảm < 0V => đèn Q lập tức chuyển sang trạng thái ngắt, sau khoảng thời gian t dòng điện qua R1 nạp vào tụ C2 làm áp chân B đèn Q tăng => đèn Q dẫn lặp lại chu kỳ thứ hai => tạo thành dao động .

            Mạch dao động nghẹt hồi tiếp âm có ưu điểm là dao động nhanh, nhưng có nhược điểm dễ bị xốc điện làm hỏng đèn Q do đó mạch thường không sử dụng trong các bộ nguồn công xuất lớn.

            * Mạch dao động nghẹt hồi tiếp dương .

            Mạch dao động nghẹt hồi tiếp dương có cuộn hồi tiếp 3-4 quấn thuận chiều với cuộn sơ cấp 1-2, điện trở mồi R1 có trị số lớn khoảng 470KW

            Vì R1 có trị số lớn, lên dòng định thiên qua R1 ban đầu nhỏ => đèn Q dẫn tăng dần => sinh ra từ trường biến thiên cảm ứng lên cuộn hồi tiếp => điện áp hồi tiếp lấy chiều dương hồi tiếp qua R2, C2 làm đèn Q dẫn tăng => và tiếp tục cho đến khi đèn Q dẫn bão hoà, Khi đèn Q dẫn bão hoà, dòng điện qua cuộn 1-2 không đổi => mất điện áp hồi tiếp => áp chân B đèn Q giảm nhanh và đèn Q lập tức chuyển sang trạng thái ngắt, chu kỳ thứ hai lặp lại như trạng thái ban đầu và tạo thành dao động.

            Mạch này có ưu điểm là rất an toàn dao động từ từ không bị xốc điện, và được sử dụng trong các mạch nguồn công xuất lớn như nguồn Ti vi mầu

            nhưng mà vấn đề của em bây giờ là ko biết các thông số cần thiết, cách tính toán trị số linh kiện.giả sử em dùng mạch này thì phải tính toán thế nào?
            Attached Files
            Last edited by hoasua_2005; 18-06-2009, 18:19.

            Comment


            • #7
              Nguyên văn bởi hoasua_2005 Xem bài viết
              hix, bác cứ đùa dai em thấy người ta nói dao động nghẹt cần phải có hồi tiếp. sao em ko thấy phần hôig tiếp trong sơ đồ này?
              trích dẫn:
              Dao dộng nghẹt ( Blocking)

              Nội dung : Nguyên lý hoạt động của mạch dao động nghẹt, Dao động nghẹt hồi tiếp âm, hồi tiếp dương.
              --------------------------------------------------------------------------------
              1. Mạch dao động nghẹt ( Blocking OSC )
              Mạh dao động nghẹt có nguyên tắc hoạt động khá đơn giản, mạch được sử dụng rộng rãi trong các bộ nguồn xung ( switching ), mạch có cấu tạo như sau :



              Mạch dao động nghẹt

              Mạch dao động nghẹt bao gồm :

              Biến áp : Gồm cuộn sơ cấp 1-2 và cuộn hồi tiếp 3-4, cuộn thứ cấp 5-6

              Transistor Q tham gia dao động và đóng vai trò là đèn công xuất ngắt mở tạo ra dòng điện biến thiên qua cuộn sơ cấp.

              Trở định thiên R1 ( là điện trở mồi )

              R2, C2 là điện trở và tụ điện hồi tiếp

              Có hai kiểu mắc hồi tiếp là hồi tiếp dương và hồi tiếp âm, ta xét cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của từng mạch.

              * Mạch dao động nghẹt hồi tiếp âm .



              Mạch hồi tiếp âm có cuộn hồi tiếp 3-4 quấn ngược chiều với cuộn sơ cấp 1-2 , và điện trở mồi R1 có trị số nhỏ khoảng 100KW , mạch thường được sử dụng trong các bộ nguồn công xuất nhỏ khoảng 20W trở xuống

              Nguyên tắc hoạt động : Khi cấp nguồn, dòng định thiên qua R1 kích cho đèn Q1 dẫn khá mạnh, dòng qua cuộn sơ cấp 1-2 tăng nhanh tạo ra từ trường biến thiên => cảm ứng sang cuộn hồi tiếp, chiều âm của cuộn hồi tiếp được đưa về chân B đèn Q thông qua R2, C2 làm điện áp chân B đèn Q giảm < 0V => đèn Q lập tức chuyển sang trạng thái ngắt, sau khoảng thời gian t dòng điện qua R1 nạp vào tụ C2 làm áp chân B đèn Q tăng => đèn Q dẫn lặp lại chu kỳ thứ hai => tạo thành dao động .

              Mạch dao động nghẹt hồi tiếp âm có ưu điểm là dao động nhanh, nhưng có nhược điểm dễ bị xốc điện làm hỏng đèn Q do đó mạch thường không sử dụng trong các bộ nguồn công xuất lớn.

              * Mạch dao động nghẹt hồi tiếp dương .

              Mạch dao động nghẹt hồi tiếp dương có cuộn hồi tiếp 3-4 quấn thuận chiều với cuộn sơ cấp 1-2, điện trở mồi R1 có trị số lớn khoảng 470KW

              Vì R1 có trị số lớn, lên dòng định thiên qua R1 ban đầu nhỏ => đèn Q dẫn tăng dần => sinh ra từ trường biến thiên cảm ứng lên cuộn hồi tiếp => điện áp hồi tiếp lấy chiều dương hồi tiếp qua R2, C2 làm đèn Q dẫn tăng => và tiếp tục cho đến khi đèn Q dẫn bão hoà, Khi đèn Q dẫn bão hoà, dòng điện qua cuộn 1-2 không đổi => mất điện áp hồi tiếp => áp chân B đèn Q giảm nhanh và đèn Q lập tức chuyển sang trạng thái ngắt, chu kỳ thứ hai lặp lại như trạng thái ban đầu và tạo thành dao động.

              Mạch này có ưu điểm là rất an toàn dao động từ từ không bị xốc điện, và được sử dụng trong các mạch nguồn công xuất lớn như nguồn Ti vi mầu

              nhưng mà vấn đề của em bây giờ là ko biết các thông số cần thiết, cách tính toán trị số linh kiện.giả sử em dùng mạch này thì phải tính toán thế nào?


              Vể nguyên lý thì mạch của bác muaban là đúng.Chỉ có chỗ cuộn dây là nhầm một tí .Chỉ cần đảo chiều 1 trong 2 cuộn dây là mạch hoạt động ngay.Trên mạch có hồi tiếp nhưng trong sơ đồ của bác muaban là hồi tiếp âm và sẽ không có dao động.Chỉ cần đổi 1 trong 2 cuộn sẽ có hồi tiếp dương và mạch hoạt động.Trong mạch đã có hồi tiếp.

              Comment


              • #8
                Các bác nên biết thêm ký hiệu trên sơ đồ, dấu chấm ở mỗi đầu ký hiệu biến áp là chỉ chiều của cuộn dây, như sơ đồ trên 2 dấu chấm ở 2 đầu cho biết 2 cuộn dây ngược chiều nhau. Rỏ rồi nha.
                Last edited by muaban; 18-06-2009, 20:06.

                SKYPE NICK: anhtungdx

                Comment


                • #9
                  thnk các bác đã giúp đỡ, về phần tính toán linh kiện thì sao?nếu tính theo cái ,mạch của em thì tính thế nào?em cần đầu ra có dòng khoảng 500mA, áp 13V, đầu vào 220V

                  Comment


                  • #10
                    Các pro chỉ giáo cho e cái vấn đề Luxeon 3w dùng biến ap xung ko ??!?!? 12vdc--->3~3.5vdc ??
                    em nghe nói là dùng trans + biến áp xung = oke !!
                    Vọc sĩ, nghiệp dư...

                    Comment


                    • #11
                      mạch đây

                      mạc này có được không
                      Attached Files

                      Comment


                      • #12
                        đây nữa

                        mạch này nữa
                        Attached Files

                        Comment

                        Về tác giả

                        Collapse

                        hoasua_2005 Tìm hiểu thêm về hoasua_2005

                        Bài viết mới nhất

                        Collapse

                        Đang tải...
                        X