Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Mạch RF công suất lớn?

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #31
    Nguyên văn bởi phanbobo Xem bài viết
    Ban đầu phải học xuông đã, khi nào thấy khả thi thì mới đầu tư tiếp được chứ?:P
    Thế thì chơi vài em nhỏ nhỏ sau đó nâng cấp dần lên :

    mới đầu sài C1970 , sau đó C1971 , sau đó C1972 tiếp theo

    lên đến KT931 hoặc BLF245 .

    Chứ mới đầu mà hí hoáy với mấy ông bóng trường công suất lớn lại đắt tiền là không ổn rồi .
    Đặc điểm sống dai , chịu khỏe của bóng trường thì ai cũng biết . Nhưng nó có nhược điểm nếu ban đầu làm không tốt , sơ xảy là móm ngay .

    Với những con kể trên bây giờ ta bắt đầu từ đâu nhỉ ...
    Bắt đầu bằng dụng cụ tân thời hay dụng cụ kiểu " hàng chế đây " ???
    Module RF chuyên dụng điều khiển, truyền dữ liệu, thiết kế đề tài, dự án điện tử - chuyển giao công nghệ... ĐT: 0904964977 - email: dientuqueduong@yahoo.com

    Comment


    • #32
      Hix !Thôi làm cái mạch cải tiến từ mạch có sẵn thôi :d !Em đang có mấy bo mạch kéo dài !Đỡ phải mất công làm mạch !chơi từ 9018(1907)~~~>2053~~~>1971 nhá Bác !Phát ở Band dân dụng thì quá đẹp !
      Thất nghiệp :(

      Comment


      • #33
        Nguyên văn bởi fireman Xem bài viết
        Hix !Thôi làm cái mạch cải tiến từ mạch có sẵn thôi :d !Em đang có mấy bo mạch kéo dài !Đỡ phải mất công làm mạch !chơi từ 9018(1907)~~~>2053~~~>1971 nhá Bác !Phát ở Band dân dụng thì quá đẹp !
        Lâu lắm rồi không sử dụng cái máy quét ảnh , tiện thể để cho nó đỡ mốc meo .
        Quét cái ảnh phần RF của máy kéo dài Samsung mà Quế Dương đã cất công copy , vẽ lại từ năm 2001 .
        ( chắc bây giờ thì mạch của nó cũng vẫn vậy thôi - vì đây là một mạch form chuẩn , chẳng có gì để cải tiến cả ) .


        Sơ đồ vẽ trên giấy , để lâu nên hơi mờ ( thông cảm nhé ).

        Sau đó dần dần chúng ta sẽ mổ sẻ nên phải làm thế nào .
        ( post bài liên tục mà chẳng thấy ai Thanks mình cả , chán qué .. . )
        Module RF chuyên dụng điều khiển, truyền dữ liệu, thiết kế đề tài, dự án điện tử - chuyển giao công nghệ... ĐT: 0904964977 - email: dientuqueduong@yahoo.com

        Comment


        • #34
          Thì cảm ơn Bác 1 cái vậy ! !Đúng là mạch bây h vẫn thế thôi chẳbng cải tiến tí nào cả ?(Còn gì mà cải tiến nũa :d )
          Nhưng mình làm 1 máy phát trong khoảng 88-108 thì hay hơn nhiều !
          Hix !Em phá ko biết bao nhiêu cái rồi mà kết quả còn mù mờ lắm chưa vượt qua đc 200m !Hix !
          Thất nghiệp :(

          Comment


          • #35
            Xin hỏi bác QD thạch anh dùng trong mạch có giá trị bao nhiêu và một số cuộn cảm sao không thấy có giá trị thế ? Hình như các điện thoại cố định nối dài nếu dùng không đăng ký với cục tần số thì không hợp pháp, và loại này khó mua được ngoài thị trường phải không?
            Email:

            Comment


            • #36
              Nguyên văn bởi duyhiep Xem bài viết
              Xin hỏi bác QD thạch anh dùng trong mạch có giá trị bao nhiêu và một số cuộn cảm sao không thấy có giá trị thế ? Hình như các điện thoại cố định nối dài nếu dùng không đăng ký với cục tần số thì không hợp pháp, và loại này khó mua được ngoài thị trường phải không?
              thường ở các mạch máy kéo dài có sử dụng thạch anh 18,xxx sau đó nhân 8 lần lên để được từ 144 --> 149MHz , phổ biến là phát ở các dải tần 147,xxx Mhz.

              Nếu đúng theo luật pháp của VN về quản lý , khai thác , phổ tín hiệu ,... thì những loại này phải được đăng ký sử dụng .
              ( Nhưng như có lần QD đã nói , chẳng có ai đăng ký cả . Đăng kí là ngu !!! )
              trên thực tế các máy này sử dụng quá nhiều . Trung bình cứ 20 chục hộ chắc chắn có người dùng .
              Cứ đi ngoài đường , nhìn lên các nóc nhà là biết ngay .

              --- Loại này không khó mua ngoài thị trường , chúng được bán rất nhiều .
              Giá dao động từ 1,3 triệu đến 2,6 triệu - tùy từng loại tính năng và hãng sản xuất cũng như chế độ bảo hành của người bán.
              ( loại phổ biến như senao , samsung , sanyo của trung quốc giá khoảng 1,4 triệu ).
              Module RF chuyên dụng điều khiển, truyền dữ liệu, thiết kế đề tài, dự án điện tử - chuyển giao công nghệ... ĐT: 0904964977 - email: dientuqueduong@yahoo.com

              Comment


              • #37
                Nguyên văn bởi fireman Xem bài viết
                Thì cảm ơn Bác 1 cái vậy ! !Đúng là mạch bây h vẫn thế thôi chẳbng cải tiến tí nào cả ?(Còn gì mà cải tiến nũa :d )
                Nhưng mình làm 1 máy phát trong khoảng 88-108 thì hay hơn nhiều !
                Hix !Em phá ko biết bao nhiêu cái rồi mà kết quả còn mù mờ lắm chưa vượt qua đc 200m !Hix !
                nhìn vào sơ đồ mạch , bạn có thể dễ dàng modify lại .
                tầng đầu tiên là Q1 dao động nhân 8 lần . bạn có thể dùng thạch anh khoảng 12 ....hoặc lớn hơn ( làm sao lấy được hài tần cao ) , sau đó đến các tầng tiếp theo .

                Ví dụ như ở các khung cộng hưởng có bao gồm thành phần tụ C .
                Bạn có thể nhân chia tỉ lệ , tần số giảm đi bao nhiêu lần thì tụ C tăng bấy nhiêu . Sau đó điều chỉnh cuộn dây để được biên độ lớn nhất tại đúng tần số hài ( nhân 8 ) .

                Để làm được điều này , ít ra bạn phải có một số dụng cụ để phục vụ, dù nó chưa đầy đủ hay không thể nhận biết được hết các hiện thượng nhưng nhìn vào đó ta cũng có căn cứ để hiệu chỉnh . Ví dụ máy đo tần số , máy đo trường hoặc công suất .

                Về các thiết bị , nếu bạn là người dư giả tài chính , đầu tư chuyên nghiệp.
                Nếu không thì phải tìm hiểu và tự làm cho mình những đồ đó để " hành nghề " , dù nó không chính xác nhưng không cái nào sai số đến 100 %

                """ Trích lời : Người ta vẫn làm trung tần , cao tần , cân chỉnh chỉ với cái đồng hồ vạn năng giá 50 ngàn --- Trích lời Nguyen Dinh Van """

                Các máy đo này nếu bạn đầu tư
                Module RF chuyên dụng điều khiển, truyền dữ liệu, thiết kế đề tài, dự án điện tử - chuyển giao công nghệ... ĐT: 0904964977 - email: dientuqueduong@yahoo.com

                Comment


                • #38
                  Bạn QD có thể nói kỹ hơn về việc nhân tần không: hệ số nhân tối đa = ?, và hiệu quả nhất nên chọn như thế nào?
                  Tôi rất thích cái mạch phát công suấtmà QD đã lắp và post lên hôm trước

                  Comment


                  • #39
                    Nguyên văn bởi dung06 Xem bài viết
                    Bạn QD có thể nói kỹ hơn về việc nhân tần không: hệ số nhân tối đa = ?, và hiệu quả nhất nên chọn như thế nào?
                    Tôi rất thích cái mạch phát công suấtmà QD đã lắp và post lên hôm trước
                    Kĩ thuật nhân tần là cách sử dụng các thạnh anh có tần số thấp, cho dao động tại tần số đó , do hiệu ứng phóng nạp của tụ phản hồi và tốc độ chuyển mạch ở vùng cao tần của transistor dẫn tới các hài ( các tầng cao hơn ) n lần của thạch anh có phát sinh trong mạch .
                    Tần số lấy ra được dùng các loại như điện trở , cộng hưởng LC ... để tăng hiệu suất tại một tần số mà ta mong muốn.
                    Càng nhân nhiều lần thì hiệu suất sẽ càng kém đi ( bởi bản thân transistor bị giới hạn về công nghệ ).

                    Thường ta chỉ nhân từ 2 đến 16 lần là tốt nhất . ( trong đó phạm vi từ 2 đến 3 có hiệu suất cao , từ 8 đến 16 giảm dần ) .

                    Vì hiệu suất dao động giảm mạnh nên nếu ta dùng thạch anh tần số thấp sẽ không lấy được các hài cao mà đạt hiệu quả với 1 tầng nhân tần.

                    Với thạch anh tần số cao ta làm dễ dàng hơn . nhưng thạch anh tần số cao sẽ có khả năng điều chế " hẹp " hơn là tần số thấp .

                    VD : ta phát audio sử dụng thạch anh 18Mhz nhân tần 8 lần được 144Mhz ta sẽ nhận thấy tiếng audio to hơn nếu như ta chỉ dùng thạch anh 48Mhz nhân 3 lần ( cũng bằng 144Mhz ).
                    Ngoại trừ những loại thạch anh được chế tạo với những công nghệ " phụ gia " chất đặc biệt , còn hầu như tần số càng cao khả năng " điều chế dải rộng " sẽ kém đi .

                    ( Sử dụng thạch anh : chú ý một điều , không phải thạch anh nào cũng là " CÁT " - có một bạn đã gửi thư và bảo vệ ý định của mình như vậy , đó là một cách hiểu sai . Có rất nhiều loại chất mà người ta làm để chế tạo ra những dao động chuẩn )

                    Về lý thuyết và thực tế có thể áp dụng , ta có thể nhân tần 16 lần , sau đó nắn lọc và lại nhân tần tiếp lên 32, 64...

                    VD : ta có thể dùng thạch anh 27MHz nhân tần lên 432 MHz và vẫn dùng được tốt . Chỉ có nhược điểm là mạch rất cồng kềnh , chi phí cao .
                    và dĩ nhiên là hiệu suất rất thấp rồi.
                    Module RF chuyên dụng điều khiển, truyền dữ liệu, thiết kế đề tài, dự án điện tử - chuyển giao công nghệ... ĐT: 0904964977 - email: dientuqueduong@yahoo.com

                    Comment


                    • #40
                      Nguyên văn bởi duyhiep Xem bài viết
                      Bác QD có thể chỉ giùm tôi cách tính giá trị của cuộn dây mắc ở cực C của transistor ở mạch KĐ công suất RF, khi transistor làm việc ở chế độ độ C, cho trường hợp biết được công suất đầu ra. Tôi đã có bài viết về vấn đề này trong đó có 1 giá trị Q, ko biết đó là thông số gì bác có thể chỉ giáo giùm được không?
                      bác Quế Dương trả lời bạn Hiệp đi
                      Phạm Minh Tuấn

                      (+84) 982006467

                      Comment


                      • #41
                        hi all !
                        Cám ơn bác QD về các bài viết RF của Bác, những kiến thức rất cụ thể rất kinh nghiệm và chuyên nghiệp. Và theo QD thì yếu tố gì quan trọng làm nên thành công khi làm mạch điện tử (hay sửa chữa điện tử), QD đã học ĐT như thế nào và có kỉ niệm gi đáng ghi nhớ ... QD chia sẻ ..

                        Comment


                        • #42
                          Nguyên văn bởi mgdaubo Xem bài viết
                          bác Quế Dương trả lời bạn Hiệp đi
                          Q là hệ số phẩm chất chuyển đổi của mạch, trong RF nó liên quan đến mạch khung cộng hưởng LC , mạch lọc , nối tầng .

                          Có 2 thành phần chính liên quan đến hệ số phẩm chất Q . Trong mạch RF ta quan tâm nhiều đến tụ điện và điện cảm .
                          Hệ số Q càng cao , tức là hiệu suất chuyển đổi sẽ lớn .
                          Các tụ điện có hệ số Q rất cao , cao hơn rất nhiều lần so với cuộn dây .
                          Bởi thế nên ta thường chỉ quan tâm đến hệ số Q trong cuộn dây .

                          Những mạch có liên quan đến cộng hưởng đều cần quan tâm đến hệ số phẩm chất Q.
                          Từ mạch cộng hưởng hay cuộn dây ta có thể tính ra Q . Nếu biết hệ số Q ta cũng có thể tính ngược lại .

                          Biểu thức liên quan của Q trong cuộn dây như sau :
                          Q = ZL / R hay Q = ômega nhân L chia R
                          hoặc
                          Q = ( 2 x pi x Fo x L ) / R

                          từ Q ta cũng tính ra được 1 số thứ khác như bandwidth ( mạch lọc chẳng hạn )

                          Denta f = Fo / Q

                          Đây chỉ là cơ bản tính trên 1 phần tử , nếu tính theo lý thuyết và áp dụng vào mạch lọc , phối hợp trở kháng đầu vào ra của anten thì còn vô cũng phức tạp để tính hệ số Q .

                          Cái này nó rất cơ bản nhưng không phải ai làm RF cũng hiểu và một điều là trong các sách dạy cho SV thì lại ít đề cập .
                          Trong sách " lý thuyết anten " cũng có đề cập đến vấn đề này nhưng hình như nhìn mấy trang công thức cũng đủ rối mắt thành ra chẳng ai để ý cả .
                          Module RF chuyên dụng điều khiển, truyền dữ liệu, thiết kế đề tài, dự án điện tử - chuyển giao công nghệ... ĐT: 0904964977 - email: dientuqueduong@yahoo.com

                          Comment


                          • #43
                            Nguyên văn bởi huyPhuongels Xem bài viết
                            hi all !
                            Cám ơn bác QD về các bài viết RF của Bác, những kiến thức rất cụ thể rất kinh nghiệm và chuyên nghiệp. Và theo QD thì yếu tố gì quan trọng làm nên thành công khi làm mạch điện tử (hay sửa chữa điện tử), QD đã học ĐT như thế nào và có kỉ niệm gi đáng ghi nhớ ... QD chia sẻ ..
                            Cám ơn bạn về câu hỏi , thực ra đối với tôi mà nói , yếu tố quyết định đó là niềm đam mê , kiên trì cộng với những hiểu biết cơ bản .

                            Tôi đã cầm mỏ hàn từ khi tôi 12 tuổi ( tính đến nay tuổi nghề cũng đã được 16 năm ) .
                            Không phải ngẫu nhiên tôi sinh ra đã đam mê điện tử , có lẽ cuộc sống tác động rất nhiều .
                            Bố tôi là một sỹ quan quân đội , ông công tác trong miền Nam từ thời Ngụy .
                            Ông thường mua đồ điện tử , các đồ công nghệ mới lúc đó gửi về biếu ông ngoại tôi , và các đồ đó đều bị tôi phá hết . Ông ngoại bực ghê lắm nhưng có lẽ do bản tính hiếu kỳ của tôi thành ra tôi chỉ muốn xem trong đó nó là những cái gì và rồi đứt dây đứt rợ , lấy cái mỏ hàn của ông ngoại gắn lại nhưng chẳng hiểu gì và cháy hết .

                            Mười ba tuổi tôi một mình trốn đi , chơi xa . Điểm đặt chân của tôi là Chợ Trời bây giờ .
                            Trước thời gian đó tôi cũng có lần bám càng ông anh họ ( cũng làm nghề điện tử ) theo ra chợ một lần . Lúc đó gần chợ vẫn có mương ao chứ chưa là nhà như bây giờ.
                            Ngắm thỏa thê tôi đi xe đạp đi chơi rồi cuối cùng bị lạc tới tận thanh trì ( đồng không mông quạnh ) , may sao được một bác xích lô chỉ đường đến cầu long biên mới về được nhà .
                            Gia đình đằng ngoại nhà tôi rất đông các anh em ( các bác tôi ) trong số đó có nhiều người học công nghệ về điện tử của nước ngoài .
                            tôi được tiếp xúc với rất nhiều sách nhưng chủ yếu là các sách của nga , của hung và của đức . Các sách này đều nói nhiều về các mạch có liên quan đến RF ( như lời khảng định công nghệ của họ ) - Mãi sau này tôi mới nôm na tạm hiểu các mạch đó nói về cái gì ( ngày đó còn nhỏ nên cũng chẳng biết ).

                            Tôi bắt đầu tập tọe với cái mic không dây đầu tiên . tôi đã thất bại và nó không chạy .
                            rồi đến những cái thứ 2 , thứ 3 ... đến cái thứ 8 nó cũng chẳng buồn chạy cho . Tôi cũng chán vô cùng .
                            Người truyền đạt kinh nghiệm đầu tiên cho tôi , đó chính là một ông thợ sửa chữa điện tử già ở gần nhà .
                            Ông đã chỉ tôi kinh nghiệm làm mạch " mic " như thế nào và nhận biết nó ra sao khi trong tay không có nhiều đồ đo đạc . Và có hành động nên tôi rất dễ hiểu cộng thêm lòng phấn khích .

                            Ông bật cái đài thu AM lên , dùng hai quả pin Con Ó , rồi lấy sợ dây điện quệt chập 2 đầu . tức thì trong chiếc đài có tiếng loẹt xoẹt . Ông nói đó là tiếng của sóng điện phát ra . Khi cháu làm mạch nếu nối nguồn mà nhận thấy đài thu loẹt xoẹt thì rất có thể là mạch đã chạy ở điểm nào đó gần đấy .
                            rồi ông chỉ cách làm sao để hiệu chỉnh cho nó bắt được tín hiệu .
                            Đó là những ngày khởi đầu khi tôi tiếp xúc và làm về điện tử . tôi đã thành công sau 9 lần thất bại và mạch phát đầu tay chỉ phát được 1 mét

                            --- Càng làm càng ham , tôi quyết tâm trau dồi , học hỏi từ sách vở , thực tế . Dành dụm tiền , tôi mua rất nhiều sách .
                            Sách của Nguyễn Đức Ánh ( các loại mạch ứng dụng , tổng hợp ...vv. ) , sách của vương khánh hưng ... tạp chí bưu chính viễn thông , tạp chí điện tử
                            tạp chí khoa học và đời sống . Sách nước ngoài. Các mạch điện mà tôi thích đều được triển khai , có mạch thì chạy , có mạch không nhưng quả thực lúc đó tôi rất khoái.
                            Nhưng khoái hơn là mấy cái mạch phát sóng . Tôi đã làm được cái mạch phát sóng , nó gây nhiễu tivi đến nỗi hình chẳng còn , tiếng chẳng ra .
                            Tôi đi chọc ghẹo nhiều nhà , phá nhiều chỗ . Ngày đó thợ thuyền còn rất ít , bởi nên ông anh họ tôi ( làm nghề sửa điện tử , tivi ) , rất khoái món đồ của tôi vì có nhiều người bê tivi đến kiểm tra ... he he

                            Chẳng lẽ cứ mãi tậm tịt làm vài cái mạch phát ngắn ngắn như vậy , tôi cũng thấy chán .
                            Bẵng đi một thời gian , tôi đi học , rồi thi . Năm tôi học lớp 10 , tôi có đi thi học sinh giỏi vè lập trình tin học ( pascal / C ) cho khối học sinh trung học không chuyên tại trường Am Hà nội .
                            Và cũng tại đó , kỉ niệm với mạch mic không dây lại trở lại khi tôi " khắc phục " bằng cách chỉnh lõi cộng hưởng của cái mic nó đã bị chạy tần số .
                            Mọi người về tâng bốc , tôi thấy cũng hả hê lắm . tôi trở lại nghiên cứu kiêm thêm nhiệm vụ phát thanh cho trường học với hệ thống MIC hàng chế của mình. ( trường nay là Trường Quốc Gia Dương Xá 3 - thuộc Dương Xá - Gia Lâm - Hà nội) .
                            Rồi 3 năm học cũng nặng nề trôi qua ngoài 2 môn Cơ khí và vật lý ( kĩ thuật điện , điện tử ) là tôi chưa bao giờ bị điểm kém , còn các môn khác tôi đều kém hơn vì dạo đó tôi rất chểnh mảng học hành mà chỉ quanh vào những trò nghịch ngợm vớ vẩn .
                            Cố gắng rồi cuối cùng tôi cũng thi đỗ đại học , tôi học năm đầu tiên tại Viện Đại Học Mở Hà nội , rồi chuyển sang học Genetic Bách Khoa ( chương trình hợp tác đào tạo ) lúc đó là K40 .
                            Thực ra trong trường tôi cũng chẳng học được gì nhiều . Sáng sáng đến giảng đường , trưa về tôi ôm một đống các đồ mạch cũ , nhặt, mua lại rồi mang ngồi ở chợ Trời bán kiếm thêm .
                            Được tiếp xúc với rất nhiều loại linh kiện lạ và hiếm gặp , tôi đều nhổ hết và cất đi ( trong đó các loại bóng về RF thì rất nhiều ) .
                            Tôi lùng sục hết hang cùng ngõ hẻm của chợ Trời , ngày nào mà không lượn 2 đến 3 lần quanh chợ là y như rằng tôi thấy nhớ và khó chịu . Mặc dù lúc đó rất nhiều thứ đồ tôi thèm nhưng không có tiền để mua .
                            Dân chợ khi đó nhẵn mặt tôi đến nỗi , gọi vui và biệt danh là " Vua chợ Trời " vì hầu như là nhà nào trong chợ tôi cũng biết . Những người hành nghề và bán đồng nát như tôi ngày đó ( có rất nhiều cụ bây giờ già lắm rồi ) , kể cả lớp trẻ tôi đều rất thân thuộc với họ .
                            Chợ đã nuôi tôi lớn , à không , phải nói nuôi đam mê của tôi mới đúng . Bởi khi tôi đi học được gia đình chu cấp rất đầy đủ ( nhà tôi khi đó thuộc hang kinh tế khá nhất nhì trong vùng) . Tôi được trang bị xe máy ,thuê nhà riêng và cả điện thoại nữa .
                            Nói về chơi bời , ăn chơi thì tôi cũng đáng được kể tên trong tất cả các bạn của tôi . ( Hồi học PTTH , lớp tôi có 42 người thì có đến 31 người đỗ đại học lần thi đầu tiên --- Thấy kinh chưa ??? ) .
                            Niềm đam mê vẫn luôn có trong tôi , bởi chưa bao giờ tôi thấy hài lòng , đi ở trọ , đi học ... ngoại trừ đi chơi với bạn còn lại hành trang của tôi thế nào cũng có cái mỏ hàn đi theo ( không hiểu tại sao , như thê có phải là Hâm ,thần kinh không nhỉ ??? ) , Bởi tôi hay bán đồng nát ( mấy cái mạch cũ nên có đồ ngon là - dùng mỏ hàn gỡ ngay mà ).

                            Tôi chỉ sơ lược , rất , rất vắn tắt một tí tẹo . Chắc nếu kể hết phải đến cả trăm trang cũng chưa hết được ( Ví như ngày tôi vào Sài Gòn phải chịu đói ra sao ??? . Trốn tàu ra bắc rồi bị bắt thế nào , sao tôi trở nên liều lĩnh khi bị trận đòn trên tàu ... ) chắc tôi cũng chưa kể hết được .
                            Bởi đây là luồng kĩ thuật .

                            Rất cáo lỗi và đã làm mất thời gian hay gây bực mình cho bạn nào không vừa ý .
                            Module RF chuyên dụng điều khiển, truyền dữ liệu, thiết kế đề tài, dự án điện tử - chuyển giao công nghệ... ĐT: 0904964977 - email: dientuqueduong@yahoo.com

                            Comment


                            • #44
                              Bác có tiểu sử hơi hơi giống tui. Tui cũng làm mạch từ hồi năm lớp 5. Mạch đầu tiên tôi lắp đó là mạch đa hài. Nghĩ hối đó làm cho cái mạch nó sáng nhấp nháy cũng hay thiệt! Rất may cho tôi là mạch đó là cái mạch đầu tiên tôi làm và chạy luôn(thực ra mạch đa hài rất dễ chạy). Sau đó tôi cũng thử lắp rất nhiều mạch khác nhau như mạch siêu âm, mạch tạo sóng đứng, mạch Mic không dây(như mạch của bác QDe), mạch chống trộm điện thoại v.v. Nhưng đến năm lớp 12 tôi cũng phải bỏ thời gian học hành để thi ĐH. Bố mẹ tôi biết tôi đam mê kinh khủng nên hay khích lệ tôi rằng vào trường BK rồi tha hồ mà nghiên cứu. Rằng trong trường BK có rất nhiều người giỏi tha hồ học tập họ. Tất cả các điều trên đều đúng tuy nhiên khi vào trường thì tôi lại quá bận bịu với việc học nên chỉ có thể đảm bảo chương trình học là hết sức rồi! Các việc nghiên cứu về mạch điện tử hầu như tôi chỉ làm trên lý thuyết, mô phỏng và nghiên cứu chung chung chứ ít làm thực tế! Chỉ khi làm đồ án tốt nghiệp (tôi làm về Power line communication) thì tôi mới có thời gian ngồi thiết kế mạch và làm mạch thực tế! Lúc này tôi mới thấy từ lý thuyết đến thực tế khác nhau nhiều! Ngày xưa khi mô phỏng phương thức điều chế CDMA tôi chỉ mất một thời gian ngắn trên MathLab (3 ngày) thì khi đọc lại tài liệu để làm thực tế thì mới hiểu để một mình làm được thiết bị đó là không thể! Tôi được thầy hướng dẫn cho làm một về một thiết bị để có thể truyền qua đường điện. Ban đầu tôi nghĩ việc truyền qua đường điện là một điều rất dễ dàng (theo tôi nghĩ chỉ đơn giản là cộng tín hiệu và tách tính hiệu ra) nhưng sau đó làm thì nảy sinh rất nhiều điều không có trong sách vở. Từ việc làm sao phát được sóng sine tần số thấp cho đến việc làm sao thu được và phối hợp trở kháng phát và thu cho tốt.
                              Cũ người mới ta!

                              Comment


                              • #45
                                Nguyên văn bởi queduong Xem bài viết
                                thường ở các mạch máy kéo dài có sử dụng thạch anh 18,xxx sau đó nhân 8 lần lên để được từ 144 --> 149MHz , phổ biến là phát ở các dải tần 147,xxx Mhz.

                                Nếu đúng theo luật pháp của VN về quản lý , khai thác , phổ tín hiệu ,... thì những loại này phải được đăng ký sử dụng .
                                ( Nhưng như có lần QD đã nói , chẳng có ai đăng ký cả . Đăng kí là ngu !!! )
                                trên thực tế các máy này sử dụng quá nhiều . Trung bình cứ 20 chục hộ chắc chắn có người dùng .
                                Cứ đi ngoài đường , nhìn lên các nóc nhà là biết ngay .

                                --- Loại này không khó mua ngoài thị trường , chúng được bán rất nhiều .
                                Giá dao động từ 1,3 triệu đến 2,6 triệu - tùy từng loại tính năng và hãng sản xuất cũng như chế độ bảo hành của người bán.
                                ( loại phổ biến như senao , samsung , sanyo của trung quốc giá khoảng 1,4 triệu ).
                                Bác QUEDUONG ơi nhìn lên mấy cái nóc toà nhà thi có loại Anten nào để mình nhận biết vậy ?
                                Cám ơn

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                duyhiep Tìm hiểu thêm về duyhiep

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X