Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Mạch RF công suất lớn?

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Mạch RF công suất lớn?

    Tôi đang có một mạch phát tín hiệu RF của bác QD như hình dưới vạy bác nào có thể hướng dẫn cách tính mạch lọc ở đầu ra an ten được ko?
    Attached Files
    Email:

  • #2
    Nguyên văn bởi duyhiep
    Tôi đang có một mạch phát tín hiệu RF của bác QD như hình dưới vạy bác nào có thể hướng dẫn cách tính mạch lọc ở đầu ra an ten được ko?
    Tôi sẽ giúp bạn phối hợp trở kháng , tính toán trở kháng với anten .
    ( công thức thực nghiệm và lý thuyết ).

    Các công thức về anten , lọc thì khá dài dòng và phức tạp , tôi cũng không có nhiều thời gian .
    Về các mạch lọc bạn xem các tài liệu hoặc tham khảo các bạn khác.

    ( Ở các hình minh họa tôi có sưu tầm và sửa đổi , cách tính áp dụng cho 3 Pole ) , với mạch N Pole cách tính cũng tương tự.
    Last edited by queduong; 11-05-2009, 10:13.
    Module RF chuyên dụng điều khiển, truyền dữ liệu, thiết kế đề tài, dự án điện tử - chuyển giao công nghệ... ĐT: 0904964977 - email: dientuqueduong@yahoo.com

    Comment


    • #3
      Xin hỏi bác QD nếu mạch ra ở tầng KĐ công suất cao tần của mạch trên Q4 nếu nối trực tiếp với an ten bằng 1 tụ có được không?
      Email:

      Comment


      • #4
        Nguyên văn bởi duyhiep
        Xin hỏi bác QD nếu mạch ra ở tầng KĐ công suất cao tần của mạch trên Q4 nếu nối trực tiếp với an ten bằng 1 tụ có được không?
        Được ! tuy nhiên hiệu suất phát sẽ rất kém ( vì phối hợp trở kháng không đúng ).

        - Sóng phát ra gồm nhiều hài bậc cao , các hài sẽ gây nhiễu các thiết bị có liên quan đến nó . ( vì không có mạch lọc ).
        Module RF chuyên dụng điều khiển, truyền dữ liệu, thiết kế đề tài, dự án điện tử - chuyển giao công nghệ... ĐT: 0904964977 - email: dientuqueduong@yahoo.com

        Comment


        • #5
          Trong mạch nếu không có thạch anh 40MHZ, vậy có thể thay bằng 1 thạch anh khác có tần số thấp hơn được không (chẳng hạn thạch anh 27MHZ, nếu được lúc đó giá trị của tụ ở mạch dao động 47, 39p phải đổi thành bao nhiêu ddae tầng dao động hoạt động và diode biến dung có phải thay đổi loại có điện dung phù hợp không). Xin nhờ các bác giải đáp giùm nhé!
          Email:

          Comment


          • #6
            Còn mạch thu nó như thế nào hả bác, cách tính đầu vào cho phần thu có như vậy không?

            Comment


            • #7
              Nguyên văn bởi tanbinh_mu
              Còn mạch thu nó như thế nào hả bác, cách tính đầu vào cho phần thu có như vậy không?
              Có sự khác biệt ! về công thức tính toán ==> được , về tính chất của mạch ==> không được .
              Mạch thu thường sử dụng các mạch lọc chặn , hoặc bandpass , match

              Cách tính và phối hợp mạch thu khó hơn mạch phát nhiều lần ===> làm mạch thu ( theo kiểu thủ công ) rất khó ( với những mạch đơn giản thì làm được, còn những mạch tầm xa, phức tạp cần độ nhạy cao ) có thành công cũng không đạt hiệu suất cao bằng các mạch tích hợp ( VD : sử dụng các IC thu chuyên dụng để thu).
              Module RF chuyên dụng điều khiển, truyền dữ liệu, thiết kế đề tài, dự án điện tử - chuyển giao công nghệ... ĐT: 0904964977 - email: dientuqueduong@yahoo.com

              Comment


              • #8
                Nguyên văn bởi duyhiep
                Trong mạch nếu không có thạch anh 40MHZ, vậy có thể thay bằng 1 thạch anh khác có tần số thấp hơn được không (chẳng hạn thạch anh 27MHZ, nếu được lúc đó giá trị của tụ ở mạch dao động 47, 39p phải đổi thành bao nhiêu ddae tầng dao động hoạt động và diode biến dung có phải thay đổi loại có điện dung phù hợp không). Xin nhờ các bác giải đáp giùm nhé!
                1) Về mạch dao động và cộng hưởng : chỉ cần thay thạch anh và hiệu chỉnh hoặc giảm tụ cộng hưởng theo số lần . Đó là cách đơn giản, ( mọi người đều lầm tưởng về lý thuyết là đúng nhưng thực tế có thể chạy nhưng sẽ không tốt bằng cách giảm đồng thời cả tụ và cuộn dây trong khung cộng hưởng ( cách đảm bảo phẩm chất khung cộng hưởng ).

                2) Mạch lọc đầu ra anten lúc đó không dùng được nữa, phải hiệu chỉnh.

                3) các tụ nối tầng , giảm biên ... đều cần phải thay đổi.

                -- Tóm lại Thay thạch anh trên tài liệu đã thiết kế ==> vất vả hơn cách dựa vào mạch điện đó , lấy những cái có thể dùng được , còn các thành phần khác thì hiệu chỉnh , tính toán.
                Module RF chuyên dụng điều khiển, truyền dữ liệu, thiết kế đề tài, dự án điện tử - chuyển giao công nghệ... ĐT: 0904964977 - email: dientuqueduong@yahoo.com

                Comment


                • #9
                  Trong mạch trên ở thì Q3 và Q4 đều làm việc ở chế độ C, ở đầu ra Q3 các tụ 47p, 100p và cuộn L4 xin hỏi cụm đó có tác dụng gì ? Tại sao không nối thẳng từ Q3 qua Q4 bằng một tụ như tầng Q2 qua Q3, Nếu nối bằng mạch lọc như trên thì tín hiệu ra ở Q3 có bị suy giảm nhiều so với khi đưa từ Q3 vào Q4 bằng 1 tụ hay không?
                  Theo mạch trên thì các tầng KĐ Q3, Q4 thì tải đầu ra đều là cuộn cảm. Nhưng giá trị cuộn cảm ở Q3 nhỏ hơn Q4 (tải ở Q3 là 7T còn Q4 là 9T). Theo mạch trên thì Q3 là tầng drive (tầng đệm) của Q4 nên dòng qua Q4 sẻ lớn hơn. Nếu theo mạch trên thì đã hợp lý chưa mong các bác chỉ giáo cho.
                  Email:

                  Comment


                  • #10
                    Nguyên văn bởi duyhiep
                    Trong mạch trên ở thì Q3 và Q4 đều làm việc ở chế độ C, ở đầu ra Q3 các tụ 47p, 100p và cuộn L4 xin hỏi cụm đó có tác dụng gì ? Tại sao không nối thẳng từ Q3 qua Q4 bằng một tụ như tầng Q2 qua Q3, Nếu nối bằng mạch lọc như trên thì tín hiệu ra ở Q3 có bị suy giảm nhiều so với khi đưa từ Q3 vào Q4 bằng 1 tụ hay không?
                    Theo mạch trên thì các tầng KĐ Q3, Q4 thì tải đầu ra đều là cuộn cảm. Nhưng giá trị cuộn cảm ở Q3 nhỏ hơn Q4 (tải ở Q3 là 7T còn Q4 là 9T). Theo mạch trên thì Q3 là tầng drive (tầng đệm) của Q4 nên dòng qua Q4 sẻ lớn hơn. Nếu theo mạch trên thì đã hợp lý chưa mong các bác chỉ giáo cho.
                    Người ta có thể hoàn toàn ghép các tầng bằng nối thẳng tụ từ tầng nọ sang tầng kia .
                    Trong các ứng dụng thì không ai lại làm thế . Bởi có nhiều lý do như sau .

                    - Tần số càng cao ==> độ khuếch đại càng giảm .
                    - Tần số đằng trước ( kể cả các hài ) lớn hơn tần số cắt Ft đằng sau , hệ số K Đ giảm rất rõ .

                    - Trở kháng tầng trước cao , trở kháng tầng sau nhỏ ==> ghép nối vào sẽ bị tổn thất.

                    --- Tại sao phải mắc mạng mạch lọc như vậy ???

                    Bạn hoàn toàn có thể mắc trực tiếp tụ với điều kiện transistor mạch đằng sau có tần số cắt rất cao , cao hơn hẳn các hài lớn nhất mà ở tầng trước sinh ra . Nhưng nó sẽ không tốt nếu bạn mắc mạng mạch lọc phối hợp bởi vì :

                    VD : tại đầu ra của Q3 có các hài = n Tần số .
                    Chẳng hạn , bóng đằng sau K Đ tại dải tần 120MHz có Beta là 70
                    tại dải tần hài 240MHz bóng đằng sau có hệ số Beta = 1/3 có nghĩa nó không những không khuếch đại mà còn bị giảm đi ( vì sóng hài đã vượt quá tần số cắt ) làm giảm hệ số khuếch đại.
                    Với một mạch lọc bandpass phối hợp bạn đã loại được các thành phần hài thấp , hài cao , chỉ lấy thành phần có ích ===> Mạch sẽ tốt hơn đáng kể rất nhiều .
                    Dù loại transistor công suất đằng sau nào có tần cắt rất cao nhưng mạch lọc phối hợp đều phát huy công dụng hơn hẳn là nối chỉ có tụ trực tiếp.
                    Đó là lý do người ta hay dùng , và có thể nói nó như một form mẫu ( chứ không phải dùng kiểu thói quen thích thì cho , mà không thích thì thôi ).

                    Vì nó là mạch lọc phối hợp , nếu làm tốt sẽ đem lại hiệu quả cao . Nếu không biết hoặc làm không tốt thì sẽ phản tác dụng , có khi còn yế hơn là mắc tụ trực tiếp .
                    VD : Tần số cắt của C1971 là 170MHz , đáng nhẽ ta phải làm cái mạch băng thông từ 110 MHz đến 130 MHz đúng dải tần mà trong bộ dao động , cộng hưởng các tầng trước có chứa ( tín hiệu có ích lấy ra ) .
                    Nay ta lại chế ra cái mạch lọc từ 200 đến 250Mhz thì điều gì xảy ra ... Tự khắc sẽ biết.
                    Module RF chuyên dụng điều khiển, truyền dữ liệu, thiết kế đề tài, dự án điện tử - chuyển giao công nghệ... ĐT: 0904964977 - email: dientuqueduong@yahoo.com

                    Comment


                    • #11
                      Trong mạch trên thì dải tần làm việc của mạch như bác QD nói mạch làm việc dải tần từ 88MHZ đến 108MHZ nhưng vì sao thạch anh ở tần dao động chỉ có tần số là 40MHZ, trong khi đó tần dao động được phân cực trong vùng tuyến tính của transistor (chế độ A, khả năng nhân tầng bằng khung công hưởng LC đặt ở cực C của transistor dao động là khó có thể xảy ra, vậy bác nào có thể giải thích giùm tôi vấn đề này không?
                      Email:

                      Comment


                      • #12
                        Nguyên văn bởi duyhiep
                        Trong mạch trên thì dải tần làm việc của mạch như bác QD nói mạch làm việc dải tần từ 88MHZ đến 108MHZ nhưng vì sao thạch anh ở tần dao động chỉ có tần số là 40MHZ, trong khi đó tần dao động được phân cực trong vùng tuyến tính của transistor (chế độ A, khả năng nhân tầng bằng khung công hưởng LC đặt ở cực C của transistor dao động là khó có thể xảy ra, vậy bác nào có thể giải thích giùm tôi vấn đề này không?
                        Lạy giời !!! Cái mạch đó ai bảo làm việc dải 88 đến 108 vậy ??? Ai phát ngôn bừa bãi thế ( không phải Quế Dương nói đâu nhá ).

                        Sơ đồ mạch mà bạn Post lên được QD thiết kế từ rất lâu , nó làm việc ở dải tần số 120 MHz ( chứ không phải là dải 88 đến 108 - sai bét ).

                        -- Mạch trên là mạch điển hình nhân 3 lần tần số dựa vào cộng hưởng hài LC với phản hồi dao động.

                        - Nhớ có một lần bán cho một em sinh viên một cái mạch phát FM sử dụng biện pháp dao động tương tự .
                        Tại sao 32Mhz lại ra được 96MHz , cái nào làm nó nâng lên , ôi giải thích mất cả một buổi thành ra cả ngày hôm đó đói ... hic nhớ đến già.
                        Nguyên văn bởi duyhiep
                        trong khi đó tần dao động được phân cực trong vùng tuyến tính của transistor (chế độ A, khả năng nhân tầng bằng khung công hưởng LC đặt ở cực C của transistor dao động là khó có thể xảy ra
                        --- Nó chạy được và chạy tốt là đằng khác - thế mới gọi là RF.
                        Module RF chuyên dụng điều khiển, truyền dữ liệu, thiết kế đề tài, dự án điện tử - chuyển giao công nghệ... ĐT: 0904964977 - email: dientuqueduong@yahoo.com

                        Comment


                        • #13
                          Bác QD ơi !Hôm nào bác thiết kế một mạch Fm dân dụng (88-108) dùng C1971 cho Anh em ké 1 tí !Em thấy mạch này còn thực tiễn hơn mạch 120 Mhz trên ấy chứ !Em đang có con xtal 33,xxx (ko nhớ nữa ) hôm nọ mới lắp mạch dùng 9018 của bọn tàu (fmdiy.com) mà kết quả chưa cao lắm (Hix Hài ở băng Vhf còn cao hơn cả hài bậc 3 là 101,xxxmhz !Em ko có kinh nghiệm lắp mạch lọc !cũng như tính toán trở kháng nối tầng !(Nhìn đã hoa mắt jrồi )
                          Mạch của Em lắp trên mạch của máy điện thoại nối dài cũng dùng c1971 mà chỉ phát đc khoảng 200m thôi !
                          Thất nghiệp :(

                          Comment


                          • #14
                            Nguyên văn bởi fireman
                            Bác QD ơi !Hôm nào bác thiết kế một mạch Fm dân dụng (88-108) dùng C1971 cho Anh em ké 1 tí !Em thấy mạch này còn thực tiễn hơn mạch 120 Mhz trên ấy chứ !Em đang có con xtal 33,xxx (ko nhớ nữa ) hôm nọ mới lắp mạch dùng 9018 của bọn tàu (fmdiy.com) mà kết quả chưa cao lắm (Hix Hài ở băng Vhf còn cao hơn cả hài bậc 3 là 101,xxxmhz !Em ko có kinh nghiệm lắp mạch lọc !cũng như tính toán trở kháng nối tầng !(Nhìn đã hoa mắt jrồi )
                            Mạch của Em lắp trên mạch của máy điện thoại nối dài cũng dùng c1971 mà chỉ phát đc khoảng 200m thôi !
                            Mình sẽ sắp xếp thời gian .
                            Trong dải FM bạn có thể dùng các thạch anh 36MHz , 33,86 ( loại này trong các ổ CD ROM đời cũ ( 32X ,48 X ) hay dùng .
                            Ai bảo tần số 120MHz không hữu ích ???

                            Trước đây , máy bộ đàm , truyền dữ liệu , điều khiển cửa cuốn ...v.v tôi đều dùng tần số này .
                            Đơn giản vì các thạch anh khoảng 40MHz rất dễ kiếm , dễ mua .
                            Giá của thạch anh 40,4MHz chỉ có 4 đến 5 ngàn . Nhất là loại Ceramic thì khả năng điều chế dải rộng là rất tốt .
                            Module thu cũng dễ chế tạo mới hay cũng có thể Modify từ một cái đài FM bán đầy ngoài thị trường ( với giá dưới 50 ngàn ) .

                            -- Ở dải 88 đến 108 MHz dùng thạch anh Ceramic 33,86xxx nhân 3 lần tần số khoảng 101,5MHz là rất tốt.
                            Trên cơ sở mạch trên cũng có thể sửa chữa lại các trị số để dùng .
                            - Có thời gian tôi sẽ ngồi vẽ rồi post lên.
                            Module RF chuyên dụng điều khiển, truyền dữ liệu, thiết kế đề tài, dự án điện tử - chuyển giao công nghệ... ĐT: 0904964977 - email: dientuqueduong@yahoo.com

                            Comment


                            • #15
                              Tôi có sưu tập một mạch KĐ RF có công suất ra 400mW tín hiệu đầu vào trong khoảng 5 đến 10mW, ở dải tần 88M đến 108 MHZ. Theo các bác mạch này có khả năng làm được ở VN hay không. Các lõi pherit nhu ở hình thì liệu ở VN có bán hay không
                              Attached Files
                              Last edited by duyhiep; 13-09-2006, 17:59.
                              Email:

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              duyhiep Tìm hiểu thêm về duyhiep

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X