Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Cho Mình hỏi 1 chút vể PT2262/PT2272

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Cho Mình hỏi 1 chút vể PT2262/PT2272

    Mình có làm 1 đề tài về RF có dùng 2 cặp PT22 này . Mình có 1 chút thắc mắc mong các bạn chỉ giáo .
    Ví dụ mình thấy trong tài liệu về PT2262 có nói , 8 bít mã hóa nối lên (+) hoặc (-) hoặc bỏ kô ( ở đây mình nối lên (+)
    Như vậy khi mình đk rô bốt mini có 1 người khác củng xài 1 remote cũng mã hóa như vậy thì họ cũng đk đc con robot mình ah , mình có thử là cũng cùng 1 mã hóa như vậy khi đk thì 2 con robot cùng chay , mình kô rõ về cách mã hóa và cách giải mã của 2 con PT .Mong các bạn chỉ giáo giúp mình

  • #2
    Nguyên văn bởi mrlethinh Xem bài viết
    Mình có làm 1 đề tài về RF có dùng 2 cặp PT22 này . Mình có 1 chút thắc mắc mong các bạn chỉ giáo .
    Ví dụ mình thấy trong tài liệu về PT2262 có nói , 8 bít mã hóa nối lên (+) hoặc (-) hoặc bỏ kô ( ở đây mình nối lên (+)
    Như vậy khi mình đk rô bốt mini có 1 người khác củng xài 1 remote cũng mã hóa như vậy thì họ cũng đk đc con robot mình ah , mình có thử là cũng cùng 1 mã hóa như vậy khi đk thì 2 con robot cùng chay , mình kô rõ về cách mã hóa và cách giải mã của 2 con PT .Mong các bạn chỉ giáo giúp mình
    Tất nhiên cùng mã hóa, cùng tần số thì sẽ điều khiển được thôi. 8 bits mã hóa địa chỉ ở đây ( từ chân 1-8 ) ... có thể nối từng chân lên (+) , (-) , bỏ trống (0) bất kỳ ... nghĩa là bạn sẽ có 3^8 (3 mũ 8) mã .... với 6561 mã nếu bạn không bảo người ta làm y hệt thì xác suất trùng nhau 1/6561 lần là rất nhỏ.... khó mà trùng được

    Comment


    • #3
      thank bạn đã chỉ dẫn mình, cho mình hỏi thêm 1 chút là nếu cũng địa chỉ mã hóa mà khác tần số , thì có dk đc kô, mình nghe nói nó là kô dk dc nhưng nó làm nhiễu , không biết nhiễu đây là sao và có ảnh hưởng gì kô , , và
      theo mình biết thì ở chân ra 17 của con pt 26 thì tần số đc tính theo công thức f=R/12 ( với R là điện trở dao động mắc ở chân 15 và 16) kô biết có phải muốn thay đổi tần số thì mình thay đổi R đó đúng kô

      Comment


      • #4
        Nguyên văn bởi mrlethinh Xem bài viết
        thank bạn đã chỉ dẫn mình, cho mình hỏi thêm 1 chút là nếu cũng địa chỉ mã hóa mà khác tần số , thì có dk đc kô, mình nghe nói nó là kô dk dc nhưng nó làm nhiễu , không biết nhiễu đây là sao và có ảnh hưởng gì kô , , và
        theo mình biết thì ở chân ra 17 của con pt 26 thì tần số đc tính theo công thức f=R/12 ( với R là điện trở dao động mắc ở chân 15 và 16) kô biết có phải muốn thay đổi tần số thì mình thay đổi R đó đúng kô
        đây là tần số của xung mã chứ không phải là tần số sóng mang .... vì thế có giới hạn không phải cứ tăng hay giảm là thay đổi tần số sóng phát.
        --- dĩ nhiên cùng mã, khác tần số...(sóng mang) hoặc khác tần số dao động (mã) khác biệt rất lớn... thì cũng không điều khiển được.
        --- còn nhiễu :nhiễu là tín hiệu bị một tín hiệu khác đan xen, lấn át ... gây ra cho máy thu (giải mã ) đọc nhầm ... nên không cho ra được kết quả, hoặc kết quả không chính xác ... đọc thêm cơ bản trong sách nhé . Nhiễu là gì ???? ===> đọc sách.

        Comment


        • #5
          Em có một vài câu hỏi về chủ đề này , mong mọi người giúp đỡ.
          Hiện tại em đang làm mạch thu phát RF phần thu kết nối VDK AVR , mạch thì chạy rồi nhưng em có một số thắc mắc :
          1- mạch thu PRC1B (2272) cấp nguồn 5v ,khi sử dụng adaptor >500mA thì mach thu rất yếu khoảng cách 20cm chuyển lên Adaptor >=1A thì thu phát khá tốt chắc được vài chục mét . Em chưa hiểu rõ phần này lắm ? ( Remote 4 kênh )
          2 - để tăng tính ổn định cho mạch thu thì phần nguồn cần đạt yêu cầu j ? Angten cho mạch thu như thế nào ?
          Mong mọi người giúp đỡ

          Comment


          • #6
            Nguyên văn bởi coldrockvn Xem bài viết
            Em có một vài câu hỏi về chủ đề này , mong mọi người giúp đỡ.
            Hiện tại em đang làm mạch thu phát RF phần thu kết nối VDK AVR , mạch thì chạy rồi nhưng em có một số thắc mắc :
            1- mạch thu PRC1B (2272) cấp nguồn 5v ,khi sử dụng adaptor >500mA thì mach thu rất yếu khoảng cách 20cm chuyển lên Adaptor >=1A thì thu phát khá tốt chắc được vài chục mét . Em chưa hiểu rõ phần này lắm ? ( Remote 4 kênh )
            2 - để tăng tính ổn định cho mạch thu thì phần nguồn cần đạt yêu cầu j ? Angten cho mạch thu như thế nào ?
            Mong mọi người giúp đỡ
            --- có 2 điều quan trọng :
            1) mạch nguồn ( của mạch thu ) đã dùng ổn áp 7805 chưa ???
            2) điện trở dao động (chân 15, 16 ) của mạch thu có " hợp" với mạch phát ???

            --- anten cho mạch thu ( nếu không có anten xịn, chuẩn) thì đơn giản nối một đoạn dây điện ( lõi đồng nhiều sợi hoặc 1 sợi to cỡ 1- 2mm ) dài 23cm hàn vào chỗ chân anten của mach thu ấy cũng khá tốt rồi.
            nguồn điện thì tất nhiên cần ổn định, có tụ lọc kỹ.

            Comment


            • #7
              phúc hiệp ơi cho mình hỏi 1 chút , bạn có thể giải thích cho mình toàn bộ quá trình từ khi bấm nút ở remote > PT2262> pt2272 được kô mình không rõ lắm quá trình sóng nó đi thế nào., mình hiểu thế này kô biết có đúng kô
              Khi mình bấm nút ở remote , thì nó gủi địa chỉ dữ liệu kết hợp với 8 bít mã hóa , đưa ra chân 17 của pt2262 . Đầu ra o chân 17 là sóng mang dao động + địa chỉ mã hóa + địa chỉ dữ liệu ( ở đây cho mình hỏi là làm sao tạo đc sóng mang dao động đó có phải do ta lắp điện trở dao động ở giữa 2 chan 15 16 kô ), Sau khi ra ở chân 17 thì tín hiệu thì tín hiệu đó là sóng hình sin hay là kiểu xung vuông . Sau khi ra o chân 17 thì theo mình thấy trong 1 số mạch phát RF thì thấy dữ liệu ra o chân 17 nó qua tầng dao động và tầng công suất ( cho mình hỏi là vì sao phải qua tầng dao động và tầng công suất và tín hiệu sau khi ra 2 tầng đó như thế nào , sóng phát ra từ ăng ten là dạng hinh gì . Sau khi tới pt 2272 thì mình thấy 1 số mạch qua LM358 ) bạn có thể giải thích quá trình từ khi ằng ten nhận qua LM358 rồi tới PT2272 đc ko . Kiến thức mình còn yếu mong bạn chỉ giáo giúp

              Comment


              • #8
                Nguyên văn bởi mrlethinh Xem bài viết
                phúc hiệp ơi cho mình hỏi 1 chút , bạn có thể giải thích cho mình toàn bộ quá trình từ khi bấm nút ở remote > PT2262> pt2272 được kô mình không rõ lắm quá trình sóng nó đi thế nào., mình hiểu thế này kô biết có đúng kô
                Khi mình bấm nút ở remote , thì nó gủi địa chỉ dữ liệu kết hợp với 8 bít mã hóa , đưa ra chân 17 của pt2262 . Đầu ra o chân 17 là sóng mang dao động + địa chỉ mã hóa + địa chỉ dữ liệu ( ở đây cho mình hỏi là làm sao tạo đc sóng mang dao động đó có phải do ta lắp điện trở dao động ở giữa 2 chan 15 16 kô ), Sau khi ra ở chân 17 thì tín hiệu thì tín hiệu đó là sóng hình sin hay là kiểu xung vuông . Sau khi ra o chân 17 thì theo mình thấy trong 1 số mạch phát RF thì thấy dữ liệu ra o chân 17 nó qua tầng dao động và tầng công suất ( cho mình hỏi là vì sao phải qua tầng dao động và tầng công suất và tín hiệu sau khi ra 2 tầng đó như thế nào , sóng phát ra từ ăng ten là dạng hinh gì . Sau khi tới pt 2272 thì mình thấy 1 số mạch qua LM358 ) bạn có thể giải thích quá trình từ khi ằng ten nhận qua LM358 rồi tới PT2272 đc ko . Kiến thức mình còn yếu mong bạn chỉ giáo giúp
                khi bấm nút ( thay đổi đầu vào data ( chân 10-13 của PT2262) và chân TE ( chân 14)được nối GND thì PT2262 sẽ đưa ra 1 chuỗi xung trong đó sẽ gồm ( địa chỉ ( chân 1-8) được xác lập sẵn + data ( chân 10-13 ( do người dùng thay đổi ) và có 1 chuỗi xung kiểm tra , (check) .... các xung này ra ở đầu chân 17 ... độ rộng xung được quyết định bởi điện trở lắp ở chân 15-16 .
                Đầu ra chân 17 này không phải là sóng mang Đơn thuần nó chỉ là 1 chuỗi xung nối tiếp ( lên cao, xuống thấp ) .
                Sau PT2262 còn có thêm 1 mạch tạo sóng mang ( phụ trợ ) để gửi chuỗi tín hiệu này đi.
                mạch tạo sóng mang cao tần sẽ tạo ra sóng hình sin( phát xạ ra anten) . Khi được chuỗi xung lên xuống ở đầu ra 17 điều biến ... sẽ phát ra các chùm hình sin ngắt quãng ( mình không vẽ ở đây nhung mô tả kiểu đầu ra của nó thế này : ____||||||||||_____||||||||||___||||||||____|||||| |||||||||||||__|||||||__

                tức là khi đầu ra 17 có xung + (1) ... thì nó |||||||||| ( tức là sóng cao tần từ mạch (phụ) phát ra) ... còn đầu ra là - (thực ra là 0)... thì mạch phụ ( tạo cao tần) không phát sóng.... biểu thị bằng ____ như mình mô tả ở trên.

                ---- Nếu không có mạch phụ ( tạo dao động sóng mang cao tần để gửi tín hiệu từ pt2262 đi ) thì pt2262 cũng không phát xa được đâu... vì đơn thuần năng lượng bức xạ xung của nó quá nhỏ, tần số thấp nên không phát xạ được.

                --- nói 1 cách tổng quát là PT2262 chỉ là để tạo tín hiệu, còn việc truyền tín hiệu đó đi là do mạch cao tần lắp thêm sau nó đảm nhiệm. Chỉ độc lập 1 mình pt2262 thì Không có ý nghĩa.

                ////////// Ở mạch thu sau khi thu được tín hiệu cao tần, qua quá tình tách sóng ... lấy ra thành phần âm tần ( tín hiệu) , ( có biên độ rất nhỏ )... sau đó được lm358 khuếch đại, so sánh . Sử dụng phuơng pháp lưu đỉnh (hoặc nôm na là lấy tín hiệu to (chùm xung sóng phát )...và bỏ những vùng biên độ bé (khi không có sóng phát) (LM358 mắc kiểu so sánh mà ) ... lúc đó do tụ lọc (san bằng các gợn nhiễu của xung ) nên tín hiệu đầu ra lại có dạng 0101010.... giống như tín hiệu ở chân số 17 của PT2262.
                --- PT2262 đưa ra chuỗi 0101010.... thì bên đầu ra LM358 cũng sẽ có 0101010....
                Cách thức xử lý kiểu này cũng còn gọi là " Ngang qua điểm 0 " Zero crossing. Tín hiệu này đưa vào chân 14 của PT2272 .... nhở điện trở ( tại chân 15-16 của PT2272 ) , nhờ các địa chỉ mã ( chân 1-8 ) của PT2272 ... kiểm tra ( khớp tần số , khớp địa chỉ )... cho phép các đầu ra VT ( chân 17 của pt2272 lên mức cao (1)... và các chân (10-13 của pt2272 ) có trạng thái giống bên pt2262.

                Như vậy là hoàn thành quá trình từ a đến z . Mình đã giải đáp kỹ, hi vọng bạn nắm bắt và hiểu trọn vấn đề.
                chúc may mắn

                Comment


                • #9
                  Cam ơn phuchiepjsc , bạn trả lời rất rõ ràng, trước giờ mình vẫn luôn thắc mắc về vấn đề này.

                  Mình đang làm đồ án Hệ Thống Cơ Điện Tử, đề tài là Điều khiển Robot đo nhiệt độ của một thiết bị nào đó rồi truyền về PC, việc điều khiển robot từ PC cũng như truyền nhiệt độ mà robot đo được về PC (giao diện trên PC được viết bằng VB) được thực hiện bằng sóng RF.
                  Mình đang tìm hiểu về RF nhưng vẫn còn mập mờ lắm. Modun thu phát RF chỉ truyền nhận 1 lúc 4bit dữ liệu, trong khi đó nhiệt độ mình truyền về PC là giá trị 8 bit, vậy mình phải thực hiện việc truyền nhận 2 lần phải không? sau đó ghép 4 bit cao và 4 bit thấp lại để có kết quả đúng. mình nghĩ như vậy không biết có đúng không bởi vì trước giờ mình chưa biết về RF. Mong các bạn giúp đỡ.

                  Comment


                  • #10
                    anh phuchiepjsc ơi nếu em cần truyền một dải tín hiệu yêu cầu tốc độ truyền là lớn hơn 28.8KB mỗi giây vậy yếu tố nào của mạch sẽ ảnh hưởng - điện trở R chân 15,16 hay cấu trúc mạch tạo sóng mang ,Nếu được xin chỉ cách cho em nâng tốc độ truyền của cặp PT2262, PT2272

                    Comment


                    • #11
                      các pro cho em hỏi. Em làm thu phát RF 4 kênh bằng PT2262 và PT 2272-L4 nhưng khi bấm remote thi 4 ngõ ra của mạch thu sáng hết vậy là mạch em bị gig vậy ah !

                      Comment


                      • #12
                        Các anh cho em hỏi chút: Em cũng đang bài về thu phát RF sử dụng PT2262 va 72 để mã hóa và giải mã, nhưng em không biết chon điện trở nối chân OSC của 2 con này thế nào? nó có phụ thuộc vào cái modul RF kết nối vs nó ko ah?
                        Modul RF em mua được có tần số thu 315Mhz va tốc độ max 4800baud.
                        Liệu có phải tính trở để tần số của nó phù hợp vs tốc độ 4800baud không?

                        Comment


                        • #13
                          Nguyên văn bởi huutoan_ss Xem bài viết
                          Các anh cho em hỏi chút: Em cũng đang bài về thu phát RF sử dụng PT2262 va 72 để mã hóa và giải mã, nhưng em không biết chon điện trở nối chân OSC của 2 con này thế nào? nó có phụ thuộc vào cái modul RF kết nối vs nó ko ah?
                          Modul RF em mua được có tần số thu 315Mhz va tốc độ max 4800baud.
                          Liệu có phải tính trở để tần số của nó phù hợp vs tốc độ 4800baud không?
                          thử điện trở 2M cho PT2262 và 470k cho PT2272
                          Module RF chuyên dụng điều khiển, truyền dữ liệu, thiết kế đề tài, dự án điện tử - chuyển giao công nghệ... ĐT: 0904964977 - email: dientuqueduong@yahoo.com

                          Comment


                          • #14
                            Thanks anh.
                            Em đang thiết kế mạch đên chỗ đó thấy mắc. hjhj.
                            Anh cho em hỏi vs.
                            Khi mình lạp trình xuất dữ liệu ra con PT2262 thì phải cần delay bao nhiêu để đảm bảo nó có thể truyền xong. Vì đối vs con PT2272 khi nhận đúng nó còn có chân VT để báo nhân, còn con PT2262 này ko có chân báo truyền nên em chẳng biết khi nào nó truyền xong để xuất tiếp dư liệu ra.

                            Comment


                            • #15
                              Có ai đã tưng lập trình sử dụng PT2262 mách cho em biết với. Để tránh mất dư liệu mình nên để trễ bao lâu để có thể truyền tiếp thằng tiếp theo nhi?

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              mrlethinh Tìm hiểu thêm về mrlethinh

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X