Thông báo

Collapse
No announcement yet.

làm mạch thu phát RF

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #46
    Mình chuẩn bị làm USB-RF. Sau đây là mô phỏng phần cứng phần phát (module TX11 made by QDE):

    Đang mắc ở khâu mạch in 2 lớp, sắp tới có lẽ là khâu lập trình. Bác nào hứng thú thì làm cùng nhé. Nháy 1 LED -> 8 LEDs -> chạy n LEDs.
    Last edited by bravesoldier; 04-06-2011, 20:15.
    Manchester United FC forever!

    Comment


    • #47
      Bạn bravesoldier cho mình tham gia cùng nhé. Bạn làm ở dải tần RF nào?

      Comment


      • #48
        Mình có 1 cặp thu phát TX11 - RX11, định làm mã hóa, giải mã bằng 18F4550, giao tiếp PC qua USB - HID. Dải tần của cặp này là 315MHz. Mình thí nghiệm với mục đích dùng cho quang báo.
        Manchester United FC forever!

        Comment


        • #49
          Nguyên văn bởi bravesoldier Xem bài viết
          Mình chuẩn bị làm USB-RF. Sau đây là mô phỏng phần cứng phần phát (module TX11 made by QDE):

          Đang mắc ở khâu mạch in 2 lớp, sắp tới có lẽ là khâu lập trình. Bác nào hứng thú thì làm cùng nhé. Nháy 1 LED -> 8 LEDs -> chạy n LEDs.
          Bạn dùng phần mềm nào để mô phỏng cho mạch vậy?

          Comment


          • #50
            Hi

            Chào mọi người,
            không biết hiện giờ có ai theo dõi luồng này không nhỉ?
            Em muốn hỏi vài điều về thu phát rf.
            Em co st dc 2 mạch thu phát này (của bác QD )





            mach in phan thu

            Em đã làm cả mạch cả phần thu và phát rồi (phần thu thì bác QD đã làm cho) phần phát thì em tự làm mạch in,
            đây :
            ,
            nhưng khi test thì không thấy có động tĩnh gì hết, chẳng biết phải kiểm tra thế nào. Theo như kinh nghiệm hóng hớt được trên 4f thì phải dựa vào phần thu chuẩn kia mà điều chỉnh phần phát, nhưng em lại chẳng biết phải điều chỉnh thế nào ( vì là dân ngoại đạo),
            Em chỉ biết là làm một mạch dò xem mạch phát có phát sóng không , em đã làm và dò thử (vào anten, anten của em là đoạn dây đồng lấy từ cáp mạng, dài 17cm) thấy led có sáng không sáng lắm nhưng có sáng => như vậy là có phát sóng phải không ạ. Đến đây thì em tịt, chẳng biết phải làm thế nào để kiểm tra mạch nữa cả cái mạch thu vẫn im thít.


            (Em chắc các bác sẻ khuyên em nên dùng pt2262 và 2272 trong vụ rf này, nhưng vì là amater nên em nghĩ em sẽ bắt đầu từ cái pt2248/2249 này vì bác QD đã hướng dẫn khá chi tiết, nhưng còn nhiều cái không biết nên nhờ các bác trong 4f chỉ giáo cho)
            Last edited by stungun; 05-02-2012, 22:21.
            0988 445 085

            Comment


            • #51
              Nguyên văn bởi stungun Xem bài viết
              Chào mọi người,
              không biết hiện giờ có ai theo dõi luồng này không nhỉ?
              Em muốn hỏi vài điều về thu phát rf.
              Em co st dc 2 mạch thu phát này (của bác QD )

              [ATTACH=CONFIG]39367[/ATTACH]

              [ATTACH=CONFIG]39368[/ATTACH]

              mach in phan thu
              [ATTACH=CONFIG]39363[/ATTACH]
              Em đã làm cả mạch cả phần thu và phát rồi (phần thu thì bác QD đã làm cho) phần phát thì em tự làm mạch in,
              đây :
              [ATTACH=CONFIG]39365[/ATTACH],
              nhưng khi test thì không thấy có động tĩnh gì hết, chẳng biết phải kiểm tra thế nào. Theo như kinh nghiệm hóng hớt được trên 4f thì phải dựa vào phần thu chuẩn kia mà điều chỉnh phần phát, nhưng em lại chẳng biết phải điều chỉnh thế nào ( vì là dân ngoại đạo),
              Em chỉ biết là làm một mạch dò xem mạch thu có phát sóng không [ATTACH=CONFIG]39366[/ATTACH], em đã làm và dò thử (vào antena) thấy led có sáng không sáng lắm nhưng có sáng => như vậy là có phát sóng phải không ạ. Đến đây thì em tịt chẳng biết phải làm thế nào để kiểm tra mạch nữa cả cái mạch thu vẫn im thít.
              Mong các bác trong 4f chỉ bảo cho để được mở mang kiến thức.
              thank all
              phần phát của bác là IC 2248, phần thu là led phát hồng ngoại (IR Led). Như vậy cần phải có 1 mạch thu hồng ngoại và IC 2249 bên mạch thu nữa.

              2248 mã hóa lệnh và phát rf -> thu đưa tín chuyển tính hiệu thành ir & phát tiếp -> 2249 thu ir giải mã lệnh -> tín hiệu điều khiển

              Comment


              • #52
                cám ơn bác đã góp ý
                nhưng vấn đề ở đây là modul thu va phát không có sự liên lạc với nhau, nếu có sự liên lạc đó thì còn ir led ở modul thu kia sẽ phát ra th đúng không? đàng này nó im thít không có tín hiệu (nếu có phát thì em đã có cách nhận ra).
                0988 445 085

                Comment


                • #53
                  Nguyên văn bởi stungun Xem bài viết
                  cám ơn bác đã góp ý
                  nhưng vấn đề ở đây là modul thu va phát không có sự liên lạc với nhau, nếu có sự liên lạc đó thì còn ir led ở modul thu kia sẽ phát ra th đúng không? đàng này nó im thít không có tín hiệu (nếu có phát thì em đã có cách nhận ra).
                  Led hồng ngoại khi nó sáng thì mắt thường mình không nhìn thấy gì hết. bác phải mắc song song 1led thường với led phát ir xem khi nhấn nút bên mạch phát thì đèn led có sáng không?

                  Các cuộn dây bác tự quấn hay mua?

                  Comment


                  • #54
                    Có 2 điều trong câu hỏi của bạn phải lưu ý.
                    1 là: Để đồng bộ hóa giữa mạch thu và mạch phát RF không phải đơn giản, nhất là với mạch phát có thêm tầng khếch đại. Nhiều khi còn làm yếu cả khi chi mỗi mạch dao động. Để đồng bộ được bạn phải điều chỉnh cộng hưởng được bộ dao động LC và phối hợp trở kháng hợp lý giữa tầng khếch đại và anten. Riêng về lĩnh vực RF kể cả được hướng dẫn cũng không phải đã làm được luôn.
                    2 là: Về lý thuyết có thể 2248 và 2249 lắp cho thu phát RF đc, nhưng với tôi đã lắp thực tế thì không được. Tần số phát ra của 2248 chỉ tương thích với mạch IR ( Thạch anh dao động = 455). Trong khi với 2262 thì = 3,58Mhz. Mặt khác bạn lắp 2262/2272 dễ lắp và tiện lợi nhiều chức năng hơn 2248/2249 mà. Nó đưa ra 4 bit cho bạn đc 15 tính năng sử dụng ( trừ mã 0000). Lại thêm 8bit mã hóa 2 đường - +. Datasheet của 2262 có nói tôi nhớ không dõ lắm là khoảng hơn 32 nghìn mã hóa. Tương ứng như thế nếu bạn linh động sẽ sử dụng được tối đa khoảng 32 nghìn thiết bị muốn điều khiển. Bạn thấy thế nào, chúc bạn thành công nhé
                    YH:
                    Email:
                    Phone: 0986320312

                    Comment


                    • #55
                      Nguyên văn bởi lvhn Xem bài viết
                      Led hồng ngoại khi nó sáng thì mắt thường mình không nhìn thấy gì hết. bác phải mắc song song 1led thường với led phát ir xem khi nhấn nút bên mạch phát thì đèn led có sáng không?

                      Các cuộn dây bác tự quấn hay mua?
                      theo em hiểu thì mạch phát này chỉ cần cấp nguồn là đã phát rồi, phát ? thì không rõ, còn các nút bấm chỉ là để cài thêm phần mã hóa của hồng ngoại (chưa cần quan tâm).

                      các cuộn dây em làm theo hd 10uH mua còn tự quấn ]

                      Nguyên văn bởi wedlist3 Xem bài viết
                      Có 2 điều trong câu hỏi của bạn phải lưu ý.
                      1 là: Để đồng bộ hóa giữa mạch thu và mạch phát RF không phải đơn giản, nhất là với mạch phát có thêm tầng khếch đại. Nhiều khi còn làm yếu cả khi chi mỗi mạch dao động. Để đồng bộ được bạn phải điều chỉnh cộng hưởng được bộ dao động LC và phối hợp trở kháng hợp lý giữa tầng khếch đại và anten. Riêng về lĩnh vực RF kể cả được hướng dẫn cũng không phải đã làm được luôn.
                      2 là: Về lý thuyết có thể 2248 và 2249 lắp cho thu phát RF đc, nhưng với tôi đã lắp thực tế thì không được. Tần số phát ra của 2248 chỉ tương thích với mạch IR ( Thạch anh dao động = 455). Trong khi với 2262 thì = 3,58Mhz. Mặt khác bạn lắp 2262/2272 dễ lắp và tiện lợi nhiều chức năng hơn 2248/2249 mà. Nó đưa ra 4 bit cho bạn đc 15 tính năng sử dụng ( trừ mã 0000). Lại thêm 8bit mã hóa 2 đường - +. Datasheet của 2262 có nói tôi nhớ không dõ lắm là khoảng hơn 32 nghìn mã hóa. Tương ứng như thế nếu bạn linh động sẽ sử dụng được tối đa khoảng 32 nghìn thiết bị muốn điều khiển. Bạn thấy thế nào, chúc bạn thành công nhé
                      Em cũng có mạch st về 2262/2272 nhưng không kiếm được lk để test mạch, bác có biết ở đâu bán loại tụ 1.5p, 1p 2p,4p,6p không?
                      Last edited by stungun; 04-02-2012, 23:08.
                      0988 445 085

                      Comment


                      • #56
                        Điều khiển từ xa bằng IR và RF rất khác nhau. Đối với điều khiển bằng IR thì ở chế độ chờ ngõ ra mắt nhận hồng ngoại ổn định, còn đối với RF thì ngõ ra module thu không ổn định. Vì vậy việc đồng bộ tín hiệu giữa 2 dạng điều khiển này khác nhau. Do mắt nhận IR có ngõ ra ổn định khi chờ tín hiệu từ LED phát nên dễ đồng bộ. Ở mạch phát RF phải có quá trình đồng bộ, sau đó mới là data và mạch thu RF phải sử dụng bộ lọc để lọc nhiễu, nhận biết xung đồng bộ. Bạn xem lại PT2248/2249 có những thông tin đó không rồi hãy làm tiếp, nếu ko thì mạch bạn làm sẽ không bao giờ thành công được.

                        Comment


                        • #57
                          Mạch 2262/2272 làm gì có sử dụng tụ 1,5p đến 6p bao giờ đâu?
                          YH:
                          Email:
                          Phone: 0986320312

                          Comment


                          • #58
                            Nguyên văn bởi OpenDoor Xem bài viết
                            Điều khiển từ xa bằng IR và RF rất khác nhau. Đối với điều khiển bằng IR thì ở chế độ chờ ngõ ra mắt nhận hồng ngoại ổn định, còn đối với RF thì ngõ ra module thu không ổn định. Vì vậy việc đồng bộ tín hiệu giữa 2 dạng điều khiển này khác nhau. Do mắt nhận IR có ngõ ra ổn định khi chờ tín hiệu từ LED phát nên dễ đồng bộ. Ở mạch phát RF phải có quá trình đồng bộ, sau đó mới là data và mạch thu RF phải sử dụng bộ lọc để lọc nhiễu, nhận biết xung đồng bộ. Bạn xem lại PT2248/2249 có những thông tin đó không rồi hãy làm tiếp, nếu ko thì mạch bạn làm sẽ không bao giờ thành công được.
                            Xin lỗi bác, mạch này bác QD đã làm thương mại (hình như từ ngày pt2262/2272 còn chưa bán ở VN) 1 thằng ngoại đạo như em thì biết gì mà phân tích với desige em chỉ có làm theo (mà còn chưa dc đây) cái em cần hỏi các bác là với mạch như thế, linh kiện như thế, bác QD làm chạy với khoảng cách 100m "điều khiển tốt và chính xác" mà em làm lại không thấy gì =0m, thì nguyên nhân là đâu? cái gì là yếu tố mà em, hay những người mới tìm hiểu như em dễ sai lầm nhất, để em tìm cách khắc phục, thế em mới cần các bác có kn trên 4r này chỉ bảo cho chớ,
                            0988 445 085

                            Comment


                            • #59
                              Nguyên văn bởi wedlist3 Xem bài viết
                              Mạch 2262/2272 làm gì có sử dụng tụ 1,5p đến 6p bao giờ đâu?
                              Đây bác
                              0988 445 085

                              Comment


                              • #60
                                Nếu bạn muốn học hỏi tôi cũng cho bạn 1 lời khuyên. Trong điện tử đọc thì RF là vấn đề trìu tượng và khó cân chỉnh nhất thế mà bạn muốn lên Chủ nghĩa cộng sản bằng cách bỏ qua thời kỳ quá độ thì quả thực tôi phục bạn về lý tưởng. Bạn đã hiểu thế nào về dao động chưa? Bạn hiểu thế nào về khung cộng hưởng LC chưa? Bạn hiểu thế nào về dạng sóng chưa? Thật khó đúng ko? Hãy bước đi từ đầu con đường bằng những mạch điện đơn giản như mạch đa hài, mạch dao động hình sin, mạch khếch đại. mạch thuật toán, rồi hãy nghĩ đến cái cao siêu hơn là thu phát RF lại còn có cả IC số nữa chứ. Nếu là dân ngoại đạo tôi tin không thể nào bạn lắp cái mạch này thành công được, muốn thử thành công hãy bước đi từ đầu. Nói về cái mạch này thì cụ thể như sau. Trước tiên bạn hãy tháo phần khếch đại RF ra. Chỉ chạy với mạch dao động thôi, cũng không cần IC bàn phím làm gì, để thử mạch dao động tốt chưa thì bạn làm theo các bước sau. Cấp nguồn cho mạch dao động, chạm tao vào chân B của TranJito dao động, đồng thời đo điện áp chân Out tín hiệu của mạch thu, nếu có điện áp ổn định khoảng 3v mới là ok. Nếu ko có bạn phải co hoặc giãn cuộn dây dao động ( Lưu ý: dùng đóm tre để điều chỉnh, ko dùng kim loại). Điều chỉnh từ từ cuộn dây đến khi nào có điện áp trên chân out của mạch thu và đạt mức tối đa thì thôi. Sau khi mạch thu và phát đã đồng bộ thì cho IC số vào, tiếp tục đó điện áp trên chân out mạch thu sẽ có điện áp tương ứng với mỗi lần bấm 1 phím bất kỳ. Khi ổn với IC vào rồi thì bạn mới đưa tầng khếch đại vào và điều chỉnh cuốn dây ở tầng khếch đại cho đạt độ cộng hưởng tồi đa bằng cách thủ công là bạn phải cầm mạch phát đi xa mà thử vì ko có máy OSCINO. Nhớ là nếu với mạch thu của bác Dương thì tần số làm việc là 315Mhz nên anten thu phát của bạn chỉ sử dụng là 21cm thôi nhé. Bạn hãy làm rồi có gì ta bàn tiếp. Chúc bạn đủ kiên trì để thành công.
                                YH:
                                Email:
                                Phone: 0986320312

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                marken Tìm hiểu thêm về marken

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X