Thông báo

Collapse
No announcement yet.

AM transmitter

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #46
    Anh lại nói sai rồi nè.

    - Không hiểu là anh vuphuong có "kinh nghiệm thực tế" về Op - Amps như thế nào mà phát biểu như vầy :
    Tôi không biết con IC khuyếch đại Audio của bạn là con gì,nhưng nếu là Opam thì bạn hay ai đó vẽ sơ đồ sai một cách ngớ ngẩn ...
    ...có thể không phải là Opam bình thường mà là một loại tự tạo điện áp Offset nối ra gần bằng 1/2 Vnguồn
    Thực ra thì có thể khẳng định là mọi Op - Amp cấp nguồn đơn (khi không có tín hiệu) đều có điện áp ngã ra là Vcc / 2 cả. Con Op - Amp trong máy của em là con LT1115H, very low noise, high voltage, thế thôi. Ngay cả LM 741, 080 v.v... cấp nguồn đơn đều thế cả mà. Cái "ngớ ngẩn" ở đây chính là "ngớ ngẩn vì chuyện không đáng phải ngớ ngẩn" đó, anh ạ.

    Hai cặp Darlington phía sau là chỉ "nối dài" và nâng công suất của LT1115H lên thành kiểu "liên hợp TTL" thôi.

    - Ngõ vào của máy không phải là "lấy cái này trộn với cái kia" đâu anh. D. Mic là Dynamic Microphone (micro điện động), còn C. Mic là Capcitance Microphone (micro điện dung). Chỗ đó là 2 lỗ cắm dành cho 2 loại micro khác nhau, cắm đúng thì mới chạy tốt. Trong Micro điện dung có sẵn con FET nên cần cung cấp điện áp cho nó qua 1 điện trở, còn micro điện động thì phải khuếch đại lên, thế thôi.

    - Về máy phát Radio Amateur hiện đại thì hầu như máy nào cũng đều thiết kế kiểu AM Automatic Voltage Superlative (AVS) cả. Các anh chị có thấy là các đài phát loại đó, người ta nói luôn mồm (mà em gọi là ... lải nhải) để duy trì sự có mặt của mình trên sóng với công suất cao. Vừa rồi em phải làm mạch ghi tiếng dùng con ISD 1420P để ... lải nhải thay em lúc chờ người đối thoại đó, các anh chị ạ.

    Tại sao người ta làm ra mạch kiểu này ? Đó chính là một kiểu mạch NR (Noise Reduction), nghĩa là những tín hiệu nhiễu thường có biên độ thấp được loại trừ, trong khi đó thì tín hiệu hữu ích được khuếch đại đến mức tối đa mà vẫn đảm bảo cố định độ sâu điều chế.

    Những máy phát Radio Amateur kiểu cũ không có AVS thì dù không "khè" dữ tợn như FM, nó vẫn nghe lạo xạo như nhai cơm phải ... sạn. Nhưng với các máy kiểu mới này thì nghe rất êm tai, chỉ có đàm thoại và tiếng nhạc kèm theo là nghe rõ mồn một mà thôi. Theo đánh giá của các "tay chơi" Radio Amateur thì thiết kế AVS là hiệu quả bậc nhất hiện nay.

    Dù sao đi nữa thì máy cưng của em vẫn được các bạn VTĐ nghiệp dư khen là tín hiệu đến máy thu của họ rất sạch, khó thấy nhiễu. Và nhất là ... không có ai ngớ ngẩn cả.

    Lan Hương.

    Comment


    • #47
      Opamp 741 và 08x, nếu muốn áp ra bằng 1/2 nguồn đơn thì phải thiết kế các mạch R đầu vào và mạch hồi tiếp Dc hoàn hảo, chị Lan Hương ui.
      Tự nó không ra được 1/2 U nguồn đâu.
      Nhóc thích nghịch điện,
      Nhóc thích xì păm,
      Nhóc thích trêu mấy anh.
      Hi hi.

      Comment


      • #48
        to chị Nhóc

        Em xin nhắc nhỏ chị là mạch AGC (Automatic Gain Control) dùng ở .... máy thu.

        Nói về các phần phát, dù là Audio Amplifier hay là RF Generator đều dùng hồi tiếp. Hồi tiếp thì có hồi tiếp âm (negative feedback - NF) và hồi tiếp dương (posítive feedback - PF), dùng thế nào là tuỳ theo mục tiêu kỹ thuật.

        - Chị Nhóc xem lại chỗ con IC Op Amp LT1115H thì thấy ở ngõ ra của op amp có một điện trở nối tiếp với 1 tụ đưa một phần tín hiệu về ngõ NF (negative feedback - ngõ trừ), nhằm loại bỏ dao động tự kích ở các tần số cao đó.

        - Còn cái phần AVS chính là một dạng hồi tiếp dương trong giải thuật NR mà thôi. Việc nâng hay giảm một dải (biên độ hay tần số) của tín hiệu để loại bỏ nhiễu "ăn theo" và tăng tỷ số S/N (Signal / Noise) là chuyện thường tình của các hệ thống lọc nhiễu. Dolby, rồi Dolby NR, Vampire NR, ENE (Euro Noise Eject) ... vẫn đang dùng thế đó, chị à. Kiểu "siêu tái sinh" cũng là giải pháp tương tự, đơn giản, nhưng hiển nhiên là hiệu quả không thể nào như AVS được.

        - Về thời hằng của AVS, rất bé, chỉ vài phần trăm giây nên khó mà nhận ra được, chị ạ. Chị yên tâm. Nếu ai nhận ra được thì chị yên trí rằng họ là ... siêu nhân.

        - Hiện tượng Fadding là do AM sử dụng sự phản xạ trên tầng cao quyển để truyền đi xa, rất xa, vòng qua vật chắn (núi non, địa hình) hay độ cong che khuất của mặt đất, nhận sóng AM "nhìn thấy nhau" thì không có hiện tượng này. Đó là do tính chất vật lý của tầng điện ly cao quyển không ổn định + giao thoa giữa sóng trời và sóng đất + giao thoa sóng truyền và sóng dội v.v... mà những nơi nhận sóng phản xạ có hiện tượng lúc yếu lúc mạnh. Bản chất của hiện tượng này không phải như chị Nhóc nói dưới đây đâu.
        những thay đổi của tín hiệu lại tương ứng với thời gian trễ của 1 trong 3 mạch trên ...
        ... hình như Fadding thì phải
        Để bù trừ hiện tượng này, người ta dùng mạch AF (Anti Fadding).

        - về chuyện Op Amp, chị cứ thử lấy LM741, cấp nguồn rồi đưa PF, NF xuống masse trực tiếp hay bằng tụ, tức khắc ngả ra là Vcc/2.
        Opamp 741 và 08x, nếu muốn áp ra bằng 1/2 nguồn đơn thì phải thiết kế các mạch R đầu vào và mạch hồi tiếp Dc hoàn hảo
        Không có một trường hợp ngoại lệ và cũng không cần "hoàn hảo" gì gì như chị nói đâu. Em đang làm đây, và vẫn thấy kết quả như thế thôi.

        Lan Hương.

        Comment


        • #49
          LM 741 đây nè, chị ạ.

          Em đưa luôn schematic diagram của con LM 741 cho chị thấy rõ hơn. Khi cấp nguồn đôi thì ngã ra là 0V, còn khi cấp nguồn đơn, none input, none function thì ngã ra luôn luôn là Vcc/2 mà không cần bất cứ một điều kiện nào hết.

          Vì sao vậy ? Vì gần như mọi Op Amp đều thiết kế khuếch đại cân bằng, và sự cân bằng đó còn được bảo đảm bằng mạch vi sai ở ngã vào. Các mạch IC khuếch đại công suất cũng thế, chỉ là những Op Amp có ngã ra công suất lớn (hiển nhiên là có những chức năng phụ riêng cho công suất lớn) mà thôi. Điều tất nhiên là ngõ ra của chúng cũng là Vcc/2 với nguồn đơn --> ngõ ra speaker (đơn, không đề cập đến BTL) luôn luôn phải dùng tụ điện cỡ lớn để ngăn Vcc/2 này.

          Lan Hương
          Attached Files

          Comment


          • #50
            Nguyên văn bởi queduong Xem bài viết
            AM hay FM chỉ là cách thức điều chế hay giải điều chế tín hiệu .

            Đừng nghĩ AM là một vài trăm K , vài MHz ... mà nó có thể là một vài trăm MHz . Cũng có thể lớn hơn nếu như bạn muốn .

            VD điển hình : Module 315 và 433,92Mhz của QD là một máy thu phát AM.

            AM = điều chế biên độ , FM = điều chế tần số .
            bác là một cao thủ của cao tần, em có vấn đề muốn thọ giáo bác, em muốn điều chế tín hiệu dùng AM, nhưng không phải là không dây nghe, có dây đàng hoàng, nhưng mà em muốn truyền nhiều tín hiệu trên cùng một đường dây nên cần dùng đến điều chế, bác có mạch điều chế AM nào đơn giản nhất không, tần số khoảng vài MHz. có thể là mạch hoàn điệu luôn cũng được. thanks!!!!!
            hãy cố gắng dù vướn phải thất bại!!!!!!!!

            Comment


            • #51
              Nguyên văn bởi chipmickey Xem bài viết
              bác là một cao thủ của cao tần, em có vấn đề muốn thọ giáo bác, em muốn điều chế tín hiệu dùng AM, nhưng không phải là không dây nghe, có dây đàng hoàng, nhưng mà em muốn truyền nhiều tín hiệu trên cùng một đường dây nên cần dùng đến điều chế, bác có mạch điều chế AM nào đơn giản nhất không, tần số khoảng vài MHz. có thể là mạch hoàn điệu luôn cũng được. thanks!!!!!
              Truyền hữu tuyến thì nên điều chế FM để đỡ tổn hao ---> truyền xa hơn

              Comment


              • #52
                Cách cổ điển là anh dùng AM, mỗi kênh một tần số khác nhau, cùng truyền trên đường dây. Các băng tần có độ rộng băng khoảng 10 hoặc 20 kHz, và cũng cách nhau bằng đó. Nhiều kênh cao tần trộn với nhau đưa lên đường dây, sau đó về máy thu tách ra thành nhiều kênh trở lại. (giống như cách mà truyền hình cáp hiện nay đang xài).

                Cách sau này, anh chuyển thành tín hiệu số, dùng mạch mã hóa tuần tự multiplex, trộn các kênh lại thành 1 tín hiệu, sau đó điều biến FM, đưa lên đường dây. Tại máy thu, sau khi giải điều chế, anh dùng mạch demultiplex để tách trở lại thành nhiều kênh. Cách này khó hơn.

                Nhóc chỉ biết có vậy. Anh chị nào biết rõ hơn thì cho ý kiến nha.
                Nhóc thích nghịch điện,
                Nhóc thích xì păm,
                Nhóc thích trêu mấy anh.
                Hi hi.

                Comment


                • #53
                  Các mạch AVS (trong máy phát), mạch AGC và mạch Squelch (trong máy thu, tất nhiên) đều lấy tín hiệu đầu vào là tín hiệu sau khi giải điều chế, tín hiệu hạ tần. Sau khi chỉnh lưu và lọc qua mạch RC, thì chí ít, tín hiệu này phải tương đối bằng phẳng, để không gây xáo trộn trong mạch cao tần và / hoặc trung tần, hạ tần.

                  Để đạt được điều này, thời hằng của nó (Tau) ít nhất cũng phải 1/5 giây. Với thời hằng đó, thì độ trễ của nó khoảng 1/2 giây (3 lần Tau)

                  Trong thời gian trễ đó, đáp ứng của các mạch sẽ như sau:

                  1/. Đối với mạch AVS:
                  thời gian trễ lúc đầu: tín hiệu cao tần chưa kịp tăng theo hạ tần. ==> hạ tần quá lớn dẫn đến điều chế quá mức (over modulation). Tại máy thu sẽ bị nghẹt âm thanh.
                  Thời gian trễ lúc sau: tín hiệu âm tần đã hết, mà cao tần chưa kipgiam3 xuống. Về mạch âm thanh không thấy tác dụng gì, nhưng rõ là vẫn có tổn hao cao tần khi không có tín hiệu âm tần.

                  Đương nhiên, để hạn chế các thời gian trễ này, chị Lan Hương luôn cho máy lại nhải suốt. Như thế thì làm gì còn thời gian trễ nữa? Và nếu như thế thì mạch AVS lúc nào cũng cho ra điện áp tối đa, cũng coi như chẳng có tác dụng gì.

                  2/. Đối với mạch AGC: Tìn hiệu khi lớn, khi nhỏ sẽ làm cho mạch DC điều khiển tăng giảm, và cũng có thời gian trễ.
                  Ở thời gian trễ lúc đầu: tín hiệu cao tần tăng đột ngột, mạch AGC chưa kịp giảm xuống. do đó, ngay lúc đó, tín hiệu ra sẽ rất lớn rồi mới giảm xuống bình thường.
                  Ở thời gian trễ lúc sau: tín hiệu ra giảm xuống đột ngột. Mạch AGC chưa kịp tăng lên. Tín hiệu âm tần bị mất một chút rồi mới có trở lại.

                  3/. Đối với mạch Squelch:
                  Khi không có tín hiệu, mạch âm tần bị nén, không có âm thanh ra. Ngay khi có tín hiệu, mạch Squelch chưa kịp gỡ bỏ chế độ nén, nên trong thời gian trễ ban đầu tín hiệu sẽ bị mất. Còn khi tín hiệu đã hết, mạch vẫn chưa kịp nén, nên vẫn còn nghe tiếng nhiễu lớn 1 thời gian ngắn.

                  Những hiện tượng này chỉ xảy ra trong thời gian trễ, rất ngắn, khoảng 1/2 giây. Vì thế nếu ai không tinh ý sẽ không nhận ra.

                  Trong ngành Điện lực của Nhóc, các máy liên lạc vô tuyến được phủ sóng từ nam ra bắc, để các nhà máy, các trạm điện có thể liên lạc với nhau, với Trung tâm điều độ hệ thống điện Quốc gia, Điều độ miền... Tụi Nhóc cứ phải nghe mọi nơi nói lải nhải suốt ngày, nên riết rồi thấy nó quen. Nhưng vì nghe nhiều, nên để ý kỹ hơn người khác.
                  Nhóc thích nghịch điện,
                  Nhóc thích xì păm,
                  Nhóc thích trêu mấy anh.
                  Hi hi.

                  Comment


                  • #54
                    Hoan hô chị Nhóc

                    Té ra chị Nhóc cũng có nhiều kinh nghiệm về AM ghê luôn nhỉ. Mình có thể trao đổi kinh nghiệm với nhau nhiều hơn đó, chị Nhóc nghĩ sao ?

                    Riêng về con Op - Amp LT1115H , em xin đính chính rằng nó là con Op - Amp đặc biệt thuộc dòng LT1115 do hãng Linear Technology sản xuất, Ultra low noise, low distortion, high voltage, AC Audio OpAmp nên ngã vào (+), (-) đã có ghép tụ bằng mối nối MOS để sử dụng trong nguồn đôi và nguồn đơn như nhau (V+ = V- = 28VDC hay Vcc = 55V). Do đó mà ngã vào thế nào thì ngã ra cũng là Vcc / 2 cả. Nếu con này mà "chết" đi thì tìm cũng gay go. Muốn thay thế bằng con khác thì phải dùng tụ để ngăn áp DC mới được. HAM khuyến cáo không được thay con LT1115H bằng con nào khác, có lẽ là do ultra low noise, low distortion hơn là kết cấu mạch mà ai trong chúng ta cũng có thể biến cải cho phù hợp.

                    Một điều khác em cần nói thêm ở đây, AVS là một hệ thống đi liền với AM hiện đại chứ không phải là "ai đó" tuỳ tiện ráp vào như anh gì gì đó nói, thấy ghê. Nên nhớ rằng số lượng máy phát AM có AVS gấp khoảng ... 1000 lần số lượng đài phát thanh (không dùng AVS hay có dùng nhưng ở mức thấp hơn). Con số 7 triệu thành viên Radio Amateur thế giới, trong đó trên 60% dùng máy của HAM so với gần 4000 đài phát thanh AM đã nói lên sự phổ biến của AVS.

                    Còn vụ lải nhải là "chuyện thường ngày ở huyện" không chỉ trong Radio Amateur, phải không chị Nhóc ? Có nhiều anh khi lên sóng cứ chửi ra rả hàng giờ bằng mọi cung bậc ... chửi, nghe buồn cười chết được.

                    Lan Hương

                    Comment


                    • #55
                      Um... có vài cái mình cần hỏi, mong mấy cao thủ ở đây trả lời dùm:
                      Mình ko hiểu trong dải tần Radio dân dụng hiện nay : AM (530-1600Khz) và FM (88-108MHZ) nếu cùng 1 công suất thì cái nào sẽ phát dc xa hơn AM hay FM ? FM tần số cao hơn thì có cho khoảng cách xa hơn ko nhỉ ? Một Điều mình cũng thấy lạ là tại sao người ta lại thích dùng AM để liên lạc trong khoảng cách xa nhỉ Ngoài dc sử dụng trong hải quân như bạn Lan Hương nói thì các trạm canh báo bão ở Vũng Tàu nó cũng liên lạc với các ngư dân thông qua băng shortwave. Khoảng cách dc xa hơn chăng ? (Mặc dù ở băng ShortWave tần số vẫn thấp hơn FM, mình thấy Ở radio cỡ trung của bọn China chỉ có 1 băng SW tần số từ 8-12MHZ, ở radio lớn hơn thì có 2 băng tần: SW1 4-12Mhz SW2 12-24Mhz).

                      Comment


                      • #56
                        Cám ơn chị Lan Hương đã quá khen. nhưng Nhóc chẳng qua là cũng chỉ thu thập thông tin từ sách vở, và từ các anh chị trên diễn đàn này thôi. Chứ còn kinh nghiệm thì cũng chẳng có bao nhiêu. Thảo luận để học tập thêm là chính.
                        Nhóc thích nghịch điện,
                        Nhóc thích xì păm,
                        Nhóc thích trêu mấy anh.
                        Hi hi.

                        Comment


                        • #57
                          Nguyên văn bởi joey Xem bài viết
                          Um... có vài cái mình cần hỏi, mong mấy cao thủ ở đây trả lời dùm:
                          Mình ko hiểu trong dải tần Radio dân dụng hiện nay : AM (530-1600Khz) và FM (88-108MHZ) nếu cùng 1 công suất thì cái nào sẽ phát dc xa hơn AM hay FM ? FM tần số cao hơn thì có cho khoảng cách xa hơn ko nhỉ ? Một Điều mình cũng thấy lạ là tại sao người ta lại thích dùng AM để liên lạc trong khoảng cách xa nhỉ Ngoài dc sử dụng trong hải quân như bạn Lan Hương nói thì các trạm canh báo bão ở Vũng Tàu nó cũng liên lạc với các ngư dân thông qua băng shortwave. Khoảng cách dc xa hơn chăng ? (Mặc dù ở băng ShortWave tần số vẫn thấp hơn FM, mình thấy Ở radio cỡ trung của bọn China chỉ có 1 băng SW tần số từ 8-12MHZ, ở radio lớn hơn thì có 2 băng tần: SW1 4-12Mhz SW2 12-24Mhz).
                          Đối với băng sóng trung MW, do bước sóng dài, nên nó có thể đi vòng qua một số chướng ngại vật. Đồng thời cũng có khả năng ôm theo đường cong của bề mặt trái đất, do đó nó có khả năng truyền xa đến hàng nghìn kM.

                          Đối với băng sóng ngắn SW, bước sóng ngắn hơn, nên không thể truyền qua các chướng ngại vật. Do đó nó chỉ truyền theo đường thẳng. Như vậy bán kính truyền sóng của nó tùy thuộc vào chiều cao của ăng ten, và thường không quá 300 kM. Tuy nhiên, sóng này có thể bị phản xạ bởi tầng điện ly và mặt đất, nên về nguyên tắc có thể truyền đi khắp thế giới.
                          Trên thực tế, các phản xả trên sẽ là phản xạ toàn phần, nếu góc tới khá lớn. Nếu góc tới nhỏ (gần thẳng góc) thì nó sẽ xuyên thùng tầng điện ly. Vì vậy sẽ có một vùng chết, vùng tối không được phủ sóng, là khu vực xung quanh vùng nhìn thấy ăng ten (vài trăm kM). Để xử lý vùng chết này, người ta thường dùng phương pháp truyền phản xạ hoặc tiếp sóng qua vệ tinh địa tĩnh

                          Đối với băng sóng cực ngắn (VHF, UHF trở lên), tầng điện ly không phản xạ lại được. Do đó chỉ có thể truyền trong khoảng cách nhìn thấy được. Muốn truyền bước sóng này đi xa, phải dùng qua vệ tinh địa tĩnh.
                          Nhóc thích nghịch điện,
                          Nhóc thích xì păm,
                          Nhóc thích trêu mấy anh.
                          Hi hi.

                          Comment


                          • #58
                            lanhuong có thể cho minh biêt là các bạn chơi VTD nghiep dư Việt Nam sử dụng dải tần nào không , minh muốn thử lắp một cái máy thu xem có thu được không

                            Comment


                            • #59
                              Nguyên văn bởi duyhiep Xem bài viết
                              Lâu nay, tôi thấy mọi người nói nhiều về mạch phát FM, vậy hôm nay tôi đưa ra ra đề tài "mạch phát AM" để mọi người thảo luận. Vậy đã có bác nào lắp thành công mạch phát tín hiệu AM?. Đươi đây là mạch phát AM bằng linh kiện dể kiếm tôi đã sưu tầm được
                              ban suu tam nhu the nay thi lam sao bon tui lam duoc.SO lieu chua du ma cuon cam chua co so vong ....

                              Comment


                              • #60
                                Nguyên văn bởi cô nhóc Xem bài viết
                                Đối với băng sóng trung MW, do bước sóng dài, nên nó có thể đi vòng qua một số chướng ngại vật. Đồng thời cũng có khả năng ôm theo đường cong của bề mặt trái đất, do đó nó có khả năng truyền xa đến hàng nghìn kM.

                                Đối với băng sóng ngắn SW, bước sóng ngắn hơn, nên không thể truyền qua các chướng ngại vật. Do đó nó chỉ truyền theo đường thẳng. Như vậy bán kính truyền sóng của nó tùy thuộc vào chiều cao của ăng ten, và thường không quá 300 kM. Tuy nhiên, sóng này có thể bị phản xạ bởi tầng điện ly và mặt đất, nên về nguyên tắc có thể truyền đi khắp thế giới.
                                Trên thực tế, các phản xả trên sẽ là phản xạ toàn phần, nếu góc tới khá lớn. Nếu góc tới nhỏ (gần thẳng góc) thì nó sẽ xuyên thùng tầng điện ly. Vì vậy sẽ có một vùng chết, vùng tối không được phủ sóng, là khu vực xung quanh vùng nhìn thấy ăng ten (vài trăm kM). Để xử lý vùng chết này, người ta thường dùng phương pháp truyền phản xạ hoặc tiếp sóng qua vệ tinh địa tĩnh

                                Đối với băng sóng cực ngắn (VHF, UHF trở lên), tầng điện ly không phản xạ lại được. Do đó chỉ có thể truyền trong khoảng cách nhìn thấy được. Muốn truyền bước sóng này đi xa, phải dùng qua vệ tinh địa tĩnh.
                                Cái này trong quyển lý thuyết Vật lý lớp 12 có nói mà.
                                Hi hi, đùa tí tẹo thôi, sao thấy không ai có mạch AM nào đơn giản được lắp OK post lên xem nhỉ?!

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                duyhiep Tìm hiểu thêm về duyhiep

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X