Nguyên văn bởi lanhuong
Xem bài viết
Phải công nhận là băng thông của tín hiệu cao tần do máy phát FM phát ra là (f +-75Khz,theo chuẩn của máy phát thanh FM) rộng hơn máy phat AM,nhưng điều đó có không có nghĩa là là băng thông của máy phát AM là cực hẹp. Bạn lanhuong nghĩ quá đơn giản,bạn nghĩ là phổ tín hiệu cao tần của máy phát AM là rất hẹp và tần số nó phát ra chỉ là tần số của dao động chủ sóng à?. Bạn đã nhầm lẫn nghiêm trọng.Kể cả tôi không nói những thành phần phụ như tạp nhiễu .Bạn đừng nghĩ là vấn đề tôi nói là khó khăn ở chỗ tạo ra một tần số dao động chuẩn nhé,vấn đề đó là quá đơn giản.MÀ vấn đề ở chỗ bạn chưa hiểu hết được lý thuyết về điều chế AM.Tôi khẳng định cho dù bạn nói về kỹ thuật điều chế AM hiện đại thế nào đi nữa mà bạn đang biết thì máy phát được điều chế bằng tín hiệu analog thì đều gặp phải vấn đề tôi đang nói.
Điều bạn đang nói chỉ đúng khi máy phát AM của bạn chỉ là một dao động cao tần phát sóng lên không trung mà không hề đưa tín hiệu âm thanh vào điều chế,hoặc đưa tín hiệu điều chế dạng switching(đóng cắt).
Vì sao lại như vậy? Nguyên nhân là do:
Máy phát có một bộ dao đao động chủ sóng tần số là f thì khi đó máy phát ra anten tín hiệu cao tần tần số là nf ( n là hệ số nhân tân) tôi VD n=1 cho trực quan nhé.
Khi bạn đưa tín hiệu audio, tín hiệu audio có phổ tần số từ 20-20kz
khi đó tàn hiệu cao tần phát ra antena có dải thông là f+-20kz.Đó là lý thuyết trộn tần.
Khi độ sâu điều chế càng nhỏ thì trong toàn bộ dải tần số cao tần phát ra antena tôi vừa nói thì thành phần tần số f càng càng lớn( càng đúng như bạn nói).Còn độ sâu điều chế càng lớn thì những gì bạn nói càng sai.
Vì vậy kể cả khi độ sâu điều chế nhỏ đi nữa thì tín hiệu phát ra anten đều có dải thông f-+f(audio).
Còn một điều bạn sai nghiêm trọng là bạn nói
"
Biên độ là mục tiêu điều biến sóng mang trong phương thức truyền sóng AM (Amplitude Modulation) kia mà. Nó (tức điều biến biên độ - AM) thật sự có ưu điểm là tiết kiệm công suất phát, vì công suất phát AM tăng giảm theo biên độ tín hiệu phát đi, giảm tổn hao "vô ích" trong khi chờ tín hiệu, nhất là các máy phát có nguồn điện độc lập và thời gian họat động thường trực
"
Tiết kiệm năng lượng trong khi chờ tín hiệu chỉ đúng với truyền dữ liệu digtal ,tín hiệu xung vuông đưa vào điều chế là đóng cắt phần khuyếch đại đệm hay khuyếch đại công suất RF thôi. Còn trong kỹ thuật phát thanh AM không ai làm thế mà khi không có tín hiệu âm thanh thì máy phát luôn duy trì một công suất phát P, khi có tín hiệu âm thanh thì công suất đó thay đổi theo tín hiệu âm thanh đó.Vì vậy công suất phát trung bình sẽ bị thay đổi rất ít ,gần như không đổi.
Vì sao người ta lại làm như vậy?
Nếu làm như bạn nói,khi không có âm thanh thì máy phát gần như tắt hoàn toàn(nói đúng hơn là phát với biên độ RF nhỏ) thì khi có âm thanh máy phát tăng biên độ như thế naò,tăng đột ngột à? khi đó tín hiệu âm thanh ở máy thu sẽ thế nào chứ?.Nói tóm lại khi đó tín hiệu âm thanh thu được sẽ không tuyến tính như bạn nghe được ở Radio của bạn đâu,bởi vì đài phát thanh đang phát cho bạn nghe không ai làm như vậy đâu.
Comment