Thông báo

Collapse
No announcement yet.

AM transmitter

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #31
    Nguyên văn bởi lanhuong Xem bài viết
    1/. Nói thế này là không đúng đâu anh :


    - Biên độ là mục tiêu điều biến sóng mang trong phương thức truyền sóng AM (Amplitude Modulation) kia mà. Nó (tức điều biến biên độ - AM) thật sự có ưu điểm là tiết kiệm công suất phát, vì công suất phát AM tăng giảm theo biên độ tín hiệu phát đi, giảm tổn hao "vô ích" trong khi chờ tín hiệu, nhất là các máy phát có nguồn điện độc lập và thời gian họat động thường trực (permanently). Vì vậy mà các vệ tinh tiếp - phát đều dùng AM cho cả tín hiệu anlogical và digital đó.

    - Ngoài ra, do sóng phát xạ của hệ thống điều biến AM không đòi hỏi có sự biến đổi tần số như FM nên vấn đề băng thông, dải thông (rất đau đầu trong phát sóng) không cần đặt ra, lại cũng là một ưu điểm khác.

    Lan Hương
    Tôi xin góp ý bạn "lanhuong" thế này nhé:
    Phải công nhận là băng thông của tín hiệu cao tần do máy phát FM phát ra là (f +-75Khz,theo chuẩn của máy phát thanh FM) rộng hơn máy phat AM,nhưng điều đó có không có nghĩa là là băng thông của máy phát AM là cực hẹp. Bạn lanhuong nghĩ quá đơn giản,bạn nghĩ là phổ tín hiệu cao tần của máy phát AM là rất hẹp và tần số nó phát ra chỉ là tần số của dao động chủ sóng à?. Bạn đã nhầm lẫn nghiêm trọng.Kể cả tôi không nói những thành phần phụ như tạp nhiễu .Bạn đừng nghĩ là vấn đề tôi nói là khó khăn ở chỗ tạo ra một tần số dao động chuẩn nhé,vấn đề đó là quá đơn giản.MÀ vấn đề ở chỗ bạn chưa hiểu hết được lý thuyết về điều chế AM.Tôi khẳng định cho dù bạn nói về kỹ thuật điều chế AM hiện đại thế nào đi nữa mà bạn đang biết thì máy phát được điều chế bằng tín hiệu analog thì đều gặp phải vấn đề tôi đang nói.
    Điều bạn đang nói chỉ đúng khi máy phát AM của bạn chỉ là một dao động cao tần phát sóng lên không trung mà không hề đưa tín hiệu âm thanh vào điều chế,hoặc đưa tín hiệu điều chế dạng switching(đóng cắt).

    Vì sao lại như vậy? Nguyên nhân là do:
    Máy phát có một bộ dao đao động chủ sóng tần số là f thì khi đó máy phát ra anten tín hiệu cao tần tần số là nf ( n là hệ số nhân tân) tôi VD n=1 cho trực quan nhé.
    Khi bạn đưa tín hiệu audio, tín hiệu audio có phổ tần số từ 20-20kz
    khi đó tàn hiệu cao tần phát ra antena có dải thông là f+-20kz.Đó là lý thuyết trộn tần.

    Khi độ sâu điều chế càng nhỏ thì trong toàn bộ dải tần số cao tần phát ra antena tôi vừa nói thì thành phần tần số f càng càng lớn( càng đúng như bạn nói).Còn độ sâu điều chế càng lớn thì những gì bạn nói càng sai.
    Vì vậy kể cả khi độ sâu điều chế nhỏ đi nữa thì tín hiệu phát ra anten đều có dải thông f-+f(audio).

    Còn một điều bạn sai nghiêm trọng là bạn nói
    "
    Biên độ là mục tiêu điều biến sóng mang trong phương thức truyền sóng AM (Amplitude Modulation) kia mà. Nó (tức điều biến biên độ - AM) thật sự có ưu điểm là tiết kiệm công suất phát, vì công suất phát AM tăng giảm theo biên độ tín hiệu phát đi, giảm tổn hao "vô ích" trong khi chờ tín hiệu, nhất là các máy phát có nguồn điện độc lập và thời gian họat động thường trực
    "
    Tiết kiệm năng lượng trong khi chờ tín hiệu chỉ đúng với truyền dữ liệu digtal ,tín hiệu xung vuông đưa vào điều chế là đóng cắt phần khuyếch đại đệm hay khuyếch đại công suất RF thôi. Còn trong kỹ thuật phát thanh AM không ai làm thế mà khi không có tín hiệu âm thanh thì máy phát luôn duy trì một công suất phát P, khi có tín hiệu âm thanh thì công suất đó thay đổi theo tín hiệu âm thanh đó.Vì vậy công suất phát trung bình sẽ bị thay đổi rất ít ,gần như không đổi.

    Vì sao người ta lại làm như vậy?
    Nếu làm như bạn nói,khi không có âm thanh thì máy phát gần như tắt hoàn toàn(nói đúng hơn là phát với biên độ RF nhỏ) thì khi có âm thanh máy phát tăng biên độ như thế naò,tăng đột ngột à? khi đó tín hiệu âm thanh ở máy thu sẽ thế nào chứ?.Nói tóm lại khi đó tín hiệu âm thanh thu được sẽ không tuyến tính như bạn nghe được ở Radio của bạn đâu,bởi vì đài phát thanh đang phát cho bạn nghe không ai làm như vậy đâu.
    Last edited by microwave; 23-12-2006, 11:38.

    Comment


    • #32
      Nguyên văn bởi microwave Xem bài viết
      Tôi xin góp ý bạn "lanhuong" thế này nhé:
      Phải công nhận là băng thông của tín hiệu cao tần do máy phát FM phát ra là (f +-75Khz,theo chuẩn của máy phát thanh FM) rộng hơn máy phat AM,nhưng điều đó có không có nghĩa là là băng thông của máy phát AM là cực hẹp. Bạn lanhuong nghĩ quá đơn giản,bạn nghĩ là phổ tín hiệu cao tần của máy phát AM là rất hẹp và tần số nó phát ra chỉ là tần số của dao động chủ sóng à?. Bạn đã nhầm lẫn nghiêm trọng.Kể cả tôi không nói những thành phần phụ như tạp nhiễu .Bạn đừng nghĩ là vấn đề tôi nói là khó khăn ở chỗ tạo ra một tần số dao động chuẩn nhé,vấn đề đó là quá đơn giản.MÀ vấn đề ở chỗ bạn chưa hiểu hết được lý thuyết về điều chế AM.Tôi khẳng định cho dù bạn nói về kỹ thuật điều chế AM hiện đại thế nào đi nữa mà bạn đang biết thì máy phát được điều chế bằng tín hiệu analog thì đều gặp phải vấn đề tôi đang nói.
      Điều bạn đang nói chỉ đúng khi máy phát AM của bạn chỉ là một dao động cao tần phát sóng lên không trung mà không hề đưa tín hiệu âm thanh vào điều chế,hoặc đưa tín hiệu điều chế dạng switching(đóng cắt).

      Vì sao lại như vậy? Nguyên nhân là do:
      Máy phát có một bộ dao đao động chủ sóng tần số là f thì khi đó máy phát ra anten tín hiệu cao tần tần số là nf ( n là hệ số nhân tân) tôi VD n=1 cho trực quan nhé.
      Khi bạn đưa tín hiệu audio, tín hiệu audio có phổ tần số từ 20-20kz
      khi đó tàn hiệu cao tần phát ra antena có dải thông là f+-20kz.Đó là lý thuyết trộn tần.

      Khi độ sâu điều chế càng nhỏ thì trong toàn bộ dải tần số cao tần phát ra antena tôi vừa nói thì thành phần tần số f càng càng lớn( càng đúng như bạn nói).Còn độ sâu điều chế càng lớn thì những gì bạn nói càng sai.
      Vì vậy kể cả khi độ sâu điều chế nhỏ đi nữa thì tín hiệu phát ra anten đều có dải thông f-+f(audio).

      Còn một điều bạn sai nghiêm trọng là bạn nói
      "
      Biên độ là mục tiêu điều biến sóng mang trong phương thức truyền sóng AM (Amplitude Modulation) kia mà. Nó (tức điều biến biên độ - AM) thật sự có ưu điểm là tiết kiệm công suất phát, vì công suất phát AM tăng giảm theo biên độ tín hiệu phát đi, giảm tổn hao "vô ích" trong khi chờ tín hiệu, nhất là các máy phát có nguồn điện độc lập và thời gian họat động thường trực
      "
      Tiết kiệm năng nượng trong khi chờ tín hiệu chỉ đúng với truyền dữ liệu digtal ,tín hiệu xung vuông đưa vào điều chế là đóng cắt phần khuyếch đại đệm hay khuyếch đại công suất RF thôi. Còn trong kỹ thuật phát thanh AM không ai làm thế mà khi không có tín hiệu âm thanh thì máy phát luôn duy trì một công suất phát P, khi có tín hiệu âm thanh thì công suất đó thay đổi theo tín hiệu âm thanh đó.Vì vậy công suất phát trung bình sẽ bị thay đổi rất ít ,gần như không đổi.

      Vì sao người ta lại làm như vậy?
      Nếu làm như bạn nói,khi không có âm thanh thì máy phát gần như tắt hoàn toàn(nói đúng hơn là phát với biên độ RF nhỏ) thì khi có âm thanh máy phát tăng biên độ như thế naò,tăng đột ngột à? khi đó tín hiệu âm thanh ở máy thu sẽ thế nào chứ?.Nói tóm lại khi đó tín hiệu âm thanh thu được sẽ không tuyến tính như bạn nghe được ở Radio của bạn đâu,bởi vì đài phát thanh đang phát cho bạn nghe không ai làm như vậy đâu.
      !Bác "Sóng cực ngắn " nói đúng quá ! !Nếu như khi ko có âm thanh mà máy phát Am gần như tắt hoàn toàn thì tại sao cái đài Am nhà Em khi không có tín hiệu đèn "Fine tune "vẫn sáng (Cái đèn này báo cường độ trường mà ? ) !
      Mà hơn nữa băng thông của Am ko nhỏ chút nào đâu !Cũng khá rộng đấy chứ ?Các bác thử dùng Radio hiển thị tần số thì biết !Lệch vài chục khz vẫn "nét như Sô ny " hihihihi ! !
      Thất nghiệp :(

      Comment


      • #33
        Đài truyền thanh phát AM không tắt hoàn toàn khi không có tín hiệu. Khi không có tín hiệu rõ ràng là máy phát với công suất trung bình. Băng thông thì phụ thuộc vào công nghệ! Với công nghệ số hiện nay, băng thông giữa các kênh tần thu hẹp lại khá nhỏ do đó mà số lượng kênh thông tin tăng lên đến mức tối đa, có thể nói là khá lớn.

        Comment


        • #34
          Anh nói kỳ quá rồi nè

          Em chưa hề nói AM là tắt hoàn toàn RF khi không có tín hiệu modulatic, mà chỉ là tiết kiệm công suất khi không có tín hiệu mà thôi, vì "giảm" không phải là "tắt hoàn toàn", nó phải duy trì ít nhất 30% công suất sóng mang. Do đó mà nó tiết kiệm năng lượng không chỉ đối với digital signal :

          giảm tổn hao "vô ích" trong khi chờ tín hiệu, nhất là các máy phát có nguồn điện độc lập và thời gian họat động thường trực (permanently)
          Anh microwave nghĩ sao khi nhìn vào một bộ điều hợp sóng AM có chỉ tiêu : Band pass = 0,5 KHz. Đó chỉ là giới hạn kỹ thuật phải chấp nhận mà thôi.

          Cũng chẳng ai dám nói và cũng không ai có khả năng làm :

          chỉ là tần số của dao động chủ sóng
          Anh Duyphi có lẽ có chút kinh nghiệm nên nói khá đúng đây :

          Băng thông thì phụ thuộc vào công nghệ! Với công nghệ số hiện nay, băng thông giữa các kênh tần thu hẹp lại khá nhỏ
          Em xin nhắc lại một lần nữa : vấn đề dạt tần (băng thông) của hệ thống AM là thực tế kỹ thuật chứ không phải là vấn đề phải giải quyết (trong khi với FM thì nó lại là yêu cầu kỹ thuật).

          RF của điều biến AM cần độ dạt tần càng bé càng tốt
          Em nghi là anh "vi sóng" thiếu thực tế kỹ thuật, vì máy phát 55W radio amateur của em ở tần số 27,123 MHz, output là band pass filter có BW là 0,5 KHz đó.

          Mong là các anh có đọc thì đọc cho kỹ và nên có kinh nghiệm thực tiễn một tí về cao tần như anh Phi là hơn.

          Lan Hương

          Comment


          • #35
            Nguyên văn bởi lanhuong Xem bài viết
            Em nghi là anh "vi sóng" thiếu thực tế kỹ thuật, vì máy phát 55W radio amateur của em ở tần số 27,123 MHz, output là band pass filter có BW là 0,5 KHz đó.

            Mong là các anh có đọc thì đọc cho kỹ và nên có kinh nghiệm thực tiễn một tí về cao tần như anh Phi là hơn.

            Lan Hương
            Em dùng máy phát công suất lớn thế này là không tốt cho con chúng ta đâu em ơi.

            @ uDuyPhi chúc mừng chúc mừng, lần đầu tiên thấy đồng chí được "gái" khen đấy.

            Comment


            • #36
              Nhóc đang thắc mắc là bộ lọc 27,123 MHz của "chị" Lan Hương có band width là 0,5 KHHz thì hệ số phẩm chất là bao nhiêu, và nó truyền được tín hiệu có dải tần là bao nhiêu?
              Nhóc thích nghịch điện,
              Nhóc thích xì păm,
              Nhóc thích trêu mấy anh.
              Hi hi.

              Comment


              • #37
                Nguyên văn bởi cô nhóc Xem bài viết
                Nhóc đang thắc mắc là bộ lọc 27,123 MHz của "chị" Lan Hương có band width là 0,5 KHHz thì hệ số phẩm chất là bao nhiêu, và nó truyền được tín hiệu có dải tần là bao nhiêu?
                anh tính thử cái nhé nhóc yêu của anh, Q= f0/BW = 27,123 *10^6 / 0,5*10^3 = 54246, he he cũng không lớn lắm nhỉ.
                Mà lanhuong nó truyền thanh bằng điều chế AM , thì nó truyền trong dải tần tín hiệu từ 16Hz ---> 20Khz là OK chứ sao hả nhóc.

                Thôi nào, anh say rồi, cho anh thơm nhóc một cái

                Comment


                • #38
                  Nguyên văn bởi opendoor2507 Xem bài viết
                  anh tính thử cái nhé nhóc yêu của anh, Q= f0/BW = 27,123 *10^6 / 0,5*10^3 = 54246, he he cũng không lớn lắm nhỉ.
                  Mà lanhuong nó truyền thanh bằng điều chế AM , thì nó truyền trong dải tần tín hiệu từ 16Hz ---> 20Khz là OK chứ sao hả nhóc.

                  Thôi nào, anh say rồi, cho anh thơm nhóc một cái
                  Thế cái mạch có Q "không lớn lắm" như thế thì có dễ thiết kế không hả anh OpenDoor?
                  Nhóc nghĩ, với bandwidth 0,5 KHz mà truyền bằng AM truyền thống thì chắc chỉ được dải tần từ 20 đến 250Hz thôi. Truyền mã Morse Tích tích te te chắc được.

                  Anh "thơm", Nhóc không dám nhận đâu.
                  Nhóc thích nghịch điện,
                  Nhóc thích xì păm,
                  Nhóc thích trêu mấy anh.
                  Hi hi.

                  Comment


                  • #39
                    Nguyên văn bởi cô nhóc Xem bài viết
                    Thế cái mạch có Q "không lớn lắm" như thế thì có dễ thiết kế không hả anh OpenDoor?
                    Nhóc nghĩ, với bandwidth 0,5 KHz mà truyền bằng AM truyền thống thì chắc chỉ được dải tần từ 20 đến 250Hz thôi. Truyền mã Morse Tích tích te te chắc được.

                    Anh "thơm", Nhóc không dám nhận đâu.
                    Nghe nhóc nói có vẻ có "ní" đấy, nhưng mà ý nó nói băng thông của bộ filter lối ra là cho sóng mang mà
                    Anh tưởng đây là điều biên thì chỉ có thay đổi biên độ thôi, chứ tần số cố định chứ nhóc yêu nhỉ.
                    Last edited by opendoor2507; 25-12-2006, 21:00. Lý do: "Ngươi toàn nói những điều không đứng đắn, chả trách tiểu sư muội không thích ngươi"

                    Comment


                    • #40
                      Nguyên văn bởi lanhuong Xem bài viết
                      Em chưa hề nói AM là tắt hoàn toàn RF khi không có tín hiệu modulatic, mà chỉ là tiết kiệm công suất khi không có tín hiệu mà thôi, vì "giảm" không phải là "tắt hoàn toàn", nó phải duy trì ít nhất 30% công suất sóng mang. Do đó mà nó tiết kiệm năng lượng không chỉ đối với digital signal :



                      Anh microwave nghĩ sao khi nhìn vào một bộ điều hợp sóng AM có chỉ tiêu : Band pass = 0,5 KHz. Đó chỉ là giới hạn kỹ thuật phải chấp nhận mà thôi.

                      Cũng chẳng ai dám nói và cũng không ai có khả năng làm :

                      Lan Hương
                      Tại sao bạn lanhuong không hiểu được vấn đề nhỉ,vấn đề ở đây là không phải giới hạn về mặt kỹ thuật mà tôi đang nói về lý thuyết bạn có sai lầm.
                      Bạn tìm thấy tài liệu nào nói khi máy phát AM không có tín hiệu đưa vào thì máy phát duy trì ít nhất 30% công suất vậy.Chắc cái ít nhất là 100% đấy bạn ạ.

                      C ả bạn MiroDuyPHi và lanhuong cũng không hiểu câu nói của tôi,bạn cho rằng trong kỹ thuật truyền thanh AM số. Khi đó người ta điều chế bằng phương pháp đóng cắt thì lại khác,khi đó độ rộng băng thông phụ thuộc vào kỹ thuật.Cái đó chắc tất cả chúng ta đều hiểu.
                      Tôi khẳng định là vấn đề băng thông của máy phát AM (điều chế bằng Audio analog) kể cả khi kỹ thuật là lý tưởng thì băng thông vẫn là F+-20Khz (đấy là là lý tưởng đấy nhé.).Việc điều chế biên độ không khác gì trộn một tín hiệu cao tần với tín hiệu audio.Bạn không tin thì bạn hãy tự lắp cho mình một máy phát AM 1 MHZ sau đó bạn đưa một tín hiệu 100KHZ vào điều chế .THì kết quả đèn báo sóng máy thu của bạn sẽ sáng mạnh ở 3 vị trí 900Khz, 1Mhz, 1100Khz .Nếu như bạn có máy phân tích phổ thì tốt quá rồi.Còn vị trí nào sóng mạnh nhất thì phụ thuộc và nhiều thứ,như bộ lọc đầu ra và biên độ Audio so với biên độ tín hiệu RF 1Mhz. Bạn không tin tôi nói hãy thử xem sao.
                      Vấn đề tôi đang nói là máy phát AM được điều chế trực tiếp bằng tín hiệu AUDIO (analog) nhé.
                      Xin hỏi bạn lanhuong một chút nữa nhé ,khi tín hiệu Analog đưa vào có khi là biên độ 1V có khi là 1mV có khi là 0 V (tôi VD thôi nhé) cái đó không có danh giới dõ dệt để biết có tín hiệu hay không?.CHẳng lẽ bạn làm cách phát hiện ngưỡng biên độ audio nhỏ rồi chuyển máy phát xuống hoạt động ở chế độ công suất thấp à.Thế thì các tín hiệu bé hơn ngưỡng của bạn bị mất hết à,thế thì còn âm thanh tuyến tính thu được ở máy thu không?.
                      Một vấn đề nữa như tôi nói ở bài trên là:
                      Nếu máy phát đang phát ở 30% công suất thì khi có âm thanh nó tăng lên thế nào? phụt một phát hay tăng từ từ chứ.
                      Khi điều biến AM công suất phát = P(trung bình)+- (một lượng phụ thuộc biên độ âm thanh) bạn nhìn kỹ cái sơ đồ máy phát đơn giản mọi người post ở đầu tiên trong luồng này bạn sẽ thấy mình sai.
                      MÁy phát thanh AM (Analog) nó sẽ luôn duy trì một cong suất trung bình trong suốt thời gian hoạt động,kể cả khi không có âm thanh ( công suất đó giống như một điện áp offset lối ra của OPAM khi bạn dùng OPAM để khuếch đại tín hiệu xoay chiều đầu vào OPAM nối qua tụ) và công suất tức thời của AM Transmitter thì phụ thuộc tín hiệu Audio ,có khi thì < công suất trung bình ,có khi > công suất trung bình.
                      Trong suốt quá trình dài hoạt động thì cái >( lớn hơn) và < (nhỏ hơn) đó bù trừ nhau,nếu có sai lệch chỉ một chút không đáng kể.

                      Comment


                      • #41
                        Giả sử sóng mang là A*cos (wc*t) (wc tần số góc của sóng mang)
                        Chị điều biến với một tần số âm tần: B*sin (wm*t) (wm: tần số tín hiệu)

                        Thì kết quả sẽ là:

                        A*(1 + B sin wmt) *(cos wct)
                        = A* cos wct + ( AB/2 ( (cos(wc-wm)t) + (cos(wc+wm)t) )

                        Trong đó phần màu đỏ là sóng mang, màu xanh dương là biên tần dưới và màu xanh lá là biên tần trên.

                        Như vậy nếu điều biên với tần số tín hiệu là 20 kHz, thì tín hiệu ra sẽ bao gồm sóng mang, sóng mang - 20kHzsóng mang + 20 kHz
                        đúng như anh Microwave và anh Cuội Thái nói. Như vậy nó sẽ đòi hỏi độ rộng band là 40 kHz.

                        Và cũng đúng như anh Microwave nói, sóng AM luôn có công suất trung bình không đổi. Chỉ có SSB, do triệt sóng mang và 1 biên tần, nên khi không có tín hiệu âm tần, công suất cao tần mới mất.
                        Nhóc gởi cái hình của AM và SSB mà Nhóc tìm được trên mạng, để anh chị so sánh. Đối với AM luôn có sóng mang và 2 biên tần. Nhưng với SSB, anh chị sẽ thấy sóng ra khi có, và không có tín hiệu nó như thế nào:





                        Anh chị thấy khi không có tín hiệu thì sóng ra = 0. Khi có tín hiệu thì mới có sóng ra.
                        Last edited by cô nhóc; 25-12-2006, 14:35.
                        Nhóc thích nghịch điện,
                        Nhóc thích xì păm,
                        Nhóc thích trêu mấy anh.
                        Hi hi.

                        Comment


                        • #42
                          Cám ơn chị Nhóc, nhưng mà ...

                          Trước hết, em xin cám ơn chị Nhóc rất tận tình tìm tài liệu thật là sinh động. Nhưng cái này thì quá sai :

                          đúng như anh Microwave nói, sóng AM luôn có công suất trung bình không đổi.
                          Vì như em đã nói là chuyện công suất trung bình máy phát sóng AM của em thật sự thay đổi một cách đáng kể mà các anh chị không tin. Em đã dùng HF - Watt - metter đo lúc chờ và lúc phát, thấy rất rõ mà....

                          Dĩ nhiên là khi phát, công suất nó tăng lên sau vài phần của giây chứ không phải là "lên một cái phựt" như anh gì gì nói ấy ...

                          Thế thì em phải post cái sơ đồ máy "cưng" của em lên đây cho các anh chị nghiên "kíu" xem ra sao. Máy này ông xã đứa bạn mua từ Âu Châu về, bọn em từng tháo bung nó ra "học hỏi" nên khá rành đó. Chạy vạy mãi được sử dụng mấy tháng nay thôi.

                          Trong mạch, phần modulation do một cụm IC + transistor ghép darlington thật gọn mà hiệu suất rất cao đảm nhiệm. Công suất ra được phản hồi bởi một biến áp 4 ohm / 8 + 24 ohm. Điện áp từ thứ cấp biến áp này được nắn thành phần dương để tăng điện áp cấp nguồn khi có tín hiệu. Thành phần âm thì ra đồng hồ.

                          Rõ ràng là em đo công suất lúc "chờ" chỉ khoảng 30 - 38 % công suất tối đa.

                          Em không dám múa rìu qua mắt thợ ... sửa ống nước. Nhưng mà em e rằng các anh chị chưa biết hết thực tế đó thôi.

                          http://www.dientuvietnam.net/forums/...1&d=1167039807

                          Lan Hương
                          Attached Files
                          Last edited by lanhuong; 25-12-2006, 16:57.

                          Comment


                          • #43
                            Sơ đồ của bạn Lan Huơng thì đúng là khi không có tín hiệu, sóng ra khá thấp.
                            Đó không phải nguyên nhân do điều biến AM, mà do kỹ thuật riêng của bạn. Bạn dùng mạch tự nâng nguồn cho hệ thống khi có tín hiệu.

                            Các bạn hãy nhìn vào đầu ra của transistor lọc nguồn. Khi không có tín hiệu, điện áp là 13,6V. Như vậy nguồn cấp cho Trans công suất cao tần chỉ là 6,8V. Nhưng khi có tín hiệu, thì từ biến áp điều chế qua mạch chỉnh lưu sẽ làm nâng nguồn lên đến max = 35V. Khi đó, Trans công suất cao tần sẽ nhận được nguồn nuôi đến 17,5V.

                            Ha ha, QT phục rồi. Các bạn phục chưa nào?.

                            Comment


                            • #44
                              Nguyên văn bởi quocthai Xem bài viết
                              Sơ đồ của bạn Lan Huơng thì đúng là khi không có tín hiệu, sóng ra khá thấp.
                              Đó không phải nguyên nhân do điều biến AM, mà do kỹ thuật riêng của bạn. Bạn dùng mạch tự nâng nguồn cho hệ thống khi có tín hiệu.

                              .....

                              Ha ha, QT phục rồi. Các bạn phục chưa nào?.
                              Anh Cuội phục. Nhưng Nhóc cảm thấy chưa ổn.

                              Dù sao vẫn phải khẳng định rằng các hệ thống điều biên, điều tần và điều pha kinh điển có chung khuyết điểm là tín hiệu cao tần chiếm phần lớn công suất, và luôn hiện hữu khi có hoặc không có tín hiệu. Tổng công suất phát sóng cũng hầu như không thay đổi khi có và không có tín hiệu. Chỉ có chuyển sang SSB mới khắc phục nhược điểm này.

                              Trong mạch điều biên của chị Lan Hương, sở dĩ có được tình trạng công suất thay đổi theo mức tín hiệu, đó là do các biện pháp tăng cường để hạn chế khuyết điểm của điều biên, chứ bản chất điều biên không có ưu điểm như vậy.

                              Tương tự, trong mạch thu, để hạn chế méo dạng của AM do biên độ sóng truyền thay đổi, người ta thường dùng mạch AGC. Nhờ có mạch AGC mà tín hiệu nhỏ được tăng cường lên, và tín hiệu lớn bị nén xuống. Chứ bản thân AM có khuyết rất lớn là tín hiệu bị thay đổi theo cường độ sóng. Không thể vì thấy mạch AGC làm cho tín hiệu tốt quá mà nói là AM không bị ảnh hưởng bởi cường độ sóng truyền.

                              Xa hơn nữa, Khi mạch AGC hoạt động quá hiệu quả, thì khi không có tín hiệu hay khi tín hiệu yếu, mạch được khuếch đại tối đa. Do đó nhiễu cũng được nâng lên hết mức. Để giải quyết vấn đề này, người ta dùng mạch Squelch. Khi đó nhiễu khi không có tín hiệu sẽ bị loại trừ. Đồng thời, khi không có tín hiệu máy thu hầu như không hoạt động.

                              Như vậy cũng không thể vì thấy mạch squelch hoạt động có hiệu quả, mà lại cho rằng hệ AM không có nhiễu, không có méo dạng. Cũng không thể vì thế mà cho rằng hệ AM có khả năng tiết kiệm năng lượng khi không có sóng.

                              Nhóc cảm thấy chưa ổn, chưa tâm phục khẩu phục là vậy.
                              Nhóc thích nghịch điện,
                              Nhóc thích xì păm,
                              Nhóc thích trêu mấy anh.
                              Hi hi.

                              Comment


                              • #45
                                Còn một phần nhỏ, Nhóc chưa kịp nói ra.

                                Mạch tử động điều chỉnh công suất phát của chị Lan Hương, mạch AGC, Mạch Squelch, cả 3 mạch đều dùng theo nguyên tắc lấy tín hiệu đầu ra để không chế đầu vào. Nhưng nó không phải là mạch hồi tiếp, mà là mạch giới hạn.

                                Tín hiệu dùng để điều khiển là DC, và thường có 1 bộ chỉnh lưu và tụ lọc. Vì thế thường có thời gian trễ. Nếu các anh chi để ý nghe kỹ, thì trong khoảng thời gian trễ đó, tất cả các khuyết điểm của AM được bộc lộ ra một cách đầy đủ.

                                Thêm vào đó, nếu những thay đổi của tín hiệu lại tương ứng với thời gian trễ của 1 trong 3 mạch trên, thì sẽ có dao động trên điện áp điều khiển. Các anh chị nghe các băng sóng ngắn SW dùng AM, các đài ở xa, lúc mạnh lúc yếu thì thấy rất rõ tình trạng này. Tình trạng này, nhóc không nhớ thuật ngữ họ gọi là gì, hình như Fadding thì phải.
                                Nhóc thích nghịch điện,
                                Nhóc thích xì păm,
                                Nhóc thích trêu mấy anh.
                                Hi hi.

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                duyhiep Tìm hiểu thêm về duyhiep

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X