Em rất ưa tự chế tạo thiết bị đo, và khoái nhất là thấy nó phát huy tác dụng. Sau đây là một số thứ "đồ chơi" mạnh mà em đã chế tạo mà dùng, em xin đưa lên forum, mong là có thể giúp ích được chút nào cho các anh chị.
I/. Máy đo Trường :
Em tự chế một máy đo trường (field strength meter) và nhận thấy nó rất hữu dụng. Khi em ráp bất cứ mạch cao tần nào thì nó luôn là bạn đồng hành với em. Phải nói một điều là nó rất nhạy và tin cậy.
Ngay từ mạch dao động, với cự ly vài chục Cm, nó đã phát hiện bức xạ và hỗ trợ cho việc chỉnh các bẫy cộng hưởng của em rất nhanh và tiện dụng.
Trong mạch này, các anh chú ý chỉnh 2 biến trở Calif cho đồng hồ "vừa xuống đến số không" là được. Còn biến trở Range thực chất là chọn mức chỉ thị bức xạ cần thiết để mình dễ thấy, dễ chỉnh mạch điện mà thôi.
Kinh nghiệm :
- Cuộn dây 470 MH thì lấy relay loại 12 V, bẻ ra và "tịch thu" cuộn dây. Nó có khoảng 600 đến 700 vòng trên lõi 3 mm, vừa hợp.
- Diod tách sóng nếu tìm được loại Ge (germanium) của radio transistor, có điện áp "rào" 0,1 V là tốt nhất. Con A 1015 chạy lớp B là đúng yêu cầu đó.
- Biến dung thì dùng phần FM của tụ xoay trong radio. Nếu chịu khó gắn cái switch cho 3 cấp biến dung thì dùng cho đủ các dải tần đó.
- Mặt đồng hồ thì lấy từ đồng hồ vạn năng hư mạch.
Nói chung thì mạch này hễ ráp là chạy. Nó hỗ trợ rất mạnh cho em làm đồ cao tần.
Lan Hương.
I/. Máy đo Trường :
Em tự chế một máy đo trường (field strength meter) và nhận thấy nó rất hữu dụng. Khi em ráp bất cứ mạch cao tần nào thì nó luôn là bạn đồng hành với em. Phải nói một điều là nó rất nhạy và tin cậy.
Ngay từ mạch dao động, với cự ly vài chục Cm, nó đã phát hiện bức xạ và hỗ trợ cho việc chỉnh các bẫy cộng hưởng của em rất nhanh và tiện dụng.
Trong mạch này, các anh chú ý chỉnh 2 biến trở Calif cho đồng hồ "vừa xuống đến số không" là được. Còn biến trở Range thực chất là chọn mức chỉ thị bức xạ cần thiết để mình dễ thấy, dễ chỉnh mạch điện mà thôi.
Kinh nghiệm :
- Cuộn dây 470 MH thì lấy relay loại 12 V, bẻ ra và "tịch thu" cuộn dây. Nó có khoảng 600 đến 700 vòng trên lõi 3 mm, vừa hợp.
- Diod tách sóng nếu tìm được loại Ge (germanium) của radio transistor, có điện áp "rào" 0,1 V là tốt nhất. Con A 1015 chạy lớp B là đúng yêu cầu đó.
- Biến dung thì dùng phần FM của tụ xoay trong radio. Nếu chịu khó gắn cái switch cho 3 cấp biến dung thì dùng cho đủ các dải tần đó.
- Mặt đồng hồ thì lấy từ đồng hồ vạn năng hư mạch.
Nói chung thì mạch này hễ ráp là chạy. Nó hỗ trợ rất mạnh cho em làm đồ cao tần.
Lan Hương.
Comment