Bai cung co y tuong nhung ko ro rang lam
Thông báo
Collapse
No announcement yet.
Mạch thu siêu tái sinh và mạch dao động
Collapse
X
-
không rõ chỗ nào xin cứ hỏi . . .
Anh Vũ Văn Hiệu ơi, không rõ ra sao, chỗ nào xin anh cứ hỏi, Lan Hương không ngại trả lời đâu.
1/. Mạch điện tử của LA 1365 và tương đương có rất nhiều, dùng cho tách sóng (FM) của phần tiếng trong TV, người ta tạo ra mạch này trước đây để "độ" phần hệ tiếng giữa 4,5 MHz; 5,5 MHz; 6,5 MHz giữa các hệ BG, DK .v.v... và cả tách sóng từ trung tần tiếng 11 Mhz của radio FM. Bây giờ dùng cho thu - tách sóng FM trực tiếp 12 MHz của anh mgdaubo thì có gì mà không rõ đâu hả anh ?
2/. Mạch chuông điện TQ thường dùng dải tần 433 -449 MHz (có loại dùng 866 - 898 MHz) cũng rất thông dụng, cự ly thông tin rất cao (Lan Hương đã thử, có thể đến 55m hay hơn nữa đó).
Có thể cải biến phần phát (tranmitter) theo sơ đồ dưới đây.Chỉ có phần bao màu xanh xanh là phần chế lại, các thứ khác trên phần cao tần để nguyên, gỡ bỏ hết phần dùng điện lưới và chế Pin 9V vào.
Phần thu từ từ mới có.(! ! !)
Lan Hương.
Comment
-
con CXA1691, mình down datasheet của nó về thì trong đó có cả sơ đồ mạch đề nghị luôn, nhưng mà phần chọn sóng nó có tới 4 khung LC, mình muốn dùng thạch anh để thu chỉ 1 tần số thôi có được ko, loại bỏ hết 4 khung LC đi, phải mắc thế nào?
Ah mình chỉ cần thu FM, vậy loại phần AM đi, nhưng vẫn ko hiểu mấy cái chân FM RF in và FM RF lấy tín hiệu vào khác nhau thế nào, tín hiệu sau khi qua chọn sóng thạch anh rồi đưa vào chân nào?Phạm Minh Tuấn
(+84) 982006467
Comment
-
về CXA1691
CXA1691 là IC chuyên dùng cho cấu tạo hoàn chỉnh một radio AM - FM. Vì vậy nó nhất thiết phải theo đúng những tiêu chí : nhận sóng (FM từ antenna, AM từ cuộn dây quấn trên lõi than bụi), có dao động AM và FM, có trộn sóng để hình thành trung tần AM 455 KHz và trung tần FM 11 MHz, có tách sóng AM và tách sóng FM theo vòng khoá pha, có SW chuyển mạch AM - FM và có chọn băng tần dành cho AM.
Nếu muốn chỉ dùng FM thì anh bỏ hết những gì liên quan đến AM theo mạch mà Lan Hương đã chỉnh sửa như sau :
Xin anh mgdaubo chú ý là IC này chuyên dùng cho dao động - đổi tần - tách sóng - khuếch đại nên chỉ dùng cho một - tần - số bằng ngả vào thạch anh là không thể, lại rườm rà và phí phạm. Lan Hương đã dùng LA1365 với một tần số bằng ngã vào thạch anh (dĩ nhiên là có + - df), gọn gàng, rẻ tiền và nhẹ nhàng công sức.
Lan Hương.
Comment
-
Máy Thu . . .
.
Các anh chị kính mến. Lan Hương viết bài này với kinh nghiệm ít ỏi của mình, mong các anh chị góp lời dạy dỗ.
Thật ra, máy thu bao giờ cũng rất "đáng sợ" đối với Lan Hương. Ráp máy phát, tính toán và thực nghiệm antenna, đo trường .v.v... đã toát mồ hôi hột nhưng khi ráp máy thu không ra hồn thì cả hệ thống xem như vô dụng, không thể dùng vào chuyện gì được nữa.
- Để đơn giản và hiệu quả ở mức độ "chấp nhận được", người ta hay dùng máy phát sóng điều biến biên độ (AM) hay điều biến xung (PWM), và máy thu là tách sóng – hoàn biên trực tiếp siêu tái sinh như anh DuyHiep đã dẫn ra.
Cách này có ưu điểm là thiết kế và lắp ráp gọn nhẹ, ̣theo tiêu chuẩn yêu cầu không quá khó khăn. Tuy nhiên, do hệ số khuếch đại không thể quá cao (khuếch đại cả nhiễu nền, nhiều ngoại sinh ... ) vì vậy mà tỷ lệ S/N nhỏ tới hạn, khó nâng cự ly thông tin quá một mức độ nào đó.
-Tuy nhiên, máy phát điều biến tần số (FM) và máy thu là tách sóng FM siêu tái sinh cũng được dùng. Lan Hương xin giới thiệu mạch điện dưới đây :
Mạch này dùng cho thu - tách sóng siêu tái sinh có hạn biên, tần số từ 45MHz - 55 MHz, FM. Trong mạch, Q1 và Q2 là cặp C828 – A564 / C1815 - A1015 hoặc cặp nào khác có tần số cắt phù hợp (tối thiểu 2,5 lần tần số công tác – RF). Ln = 10nH. L = 27 nH. L1 = 6 vòng, lấy ở 2 vòng. L2 quấn trên xuyến 10/7, sơ và thứ cấp chồng lên nhau P = S = 14 vòng, S lấy điểm giữa (lõi không khí 3 mm hay lõi ferrite 1,5 mm / dây d= 0,25 mm). AF đo khoảng 350 mV là tốt (xác định cự ly hiệu quả thông tin tối đa). Phần hạn biên nhẹ do 100 ohm hồi tiếp điện áp về chân E/Q1 đảm nhiệm. Mạch thu khá tốt, ít nhiễu.
- Tốt nhất, nhưng nhiêu khê nhất là máy thu siêu ngoại sai gồm khuếch đại chọn tần (RF Amp) + dao động nội (LO = Local Oscillator) + trộn tần (mixer) + khuếch đại và tách sóng trung tần (IF Amp & IF Det) --- > AF, mà các thiết bị điều khiển và truyền thông chuyên nghiệp vẫn dùng. Do sử dụng trung tần (IF - Intermediate Frequency) nên trong máy thu siêu ngoại sai cho phép khuếch đại trung tần với hệ số khuếch đại rất cao, hạn biên và chống nhiễu mạnh hơn --> cho phép cư ly thông tin lớn gấp nhiều lần loại mạch tách sóng trực tiếp siêu tái sinh so với cùng mật độ trường máy phát. Có rất nhiều sơ đồ mạch phong phú mà Lan Hương thực hiện thấy hiệu quả và cũng khá gọn nhẹ, cân chỉnh không quá khó.
Nếu thấy cần thì các anh chị cứ yêu cầu, Lan Hương sẽ post trong một bài khác.
Lan Hương.Last edited by lanhuong; 20-11-2007, 01:52.
Comment
-
Grid dip
Thân gởi chị Lan Hương
Nghe chị kể việc làm mạch cộng hưởng phải quấn rồi gỡ từ từ mà buồn quá !. Sao chị không làm lấy 1 cái máy grid dip để chế tạo cuộn dây ( chính xác là mạch công hưởng ) dễ dàng và nhẹ nhàng ? Tôi có schematic nhưng vất ở đâu đó mất rồi, nếu chị không search thấy thì tôi cũng sẽ ráng tìm cho ( sợ hơi lâu thôi ).
Thân
Comment
-
Grid Dip
Thân gởi chị Lan Hương
Mình tìm dùm cho chị 1 cái link có thể xử dụng được để tự chế tạo lấy 1 cái máy Grid Dip . http://web.telia.com/~u85920178/use/gdo.htm
Chúc chị thành công nhé.
Comment
-
Nguyên văn bởi duyhiep Xem bài viếtTrong các mạch thu tín hiệu điều khiển thường dùng mạch tách sóng siêu tái sinh, mạch này nó rất giống với mạch dao động, nhưng chỉ có điều ở cực E của transistor có 1 cuộn cảm có giá trị cảm kháng khá lớn đối với tần số mà mạch thu được, tôi muốn mọi người cuộn dây nàu có tác dụng gì, vì sao anten thu lại đặt ở cực C mà không phải là cực B của transistor?"Imagination is better than knowledge. Knowledge is limited. Imagination encircles the world" - Albert Einstein
Comment
-
Đọc nhiều bài viết trên đây tôi thấy hơi khó hiểu là không biết sơ đồ đó bạn ấy đã thực rồi hay chỉ lấy trên mạng xuống rồi phân tích, vì nó sai nhiều quá, mạch một đàng nói một nẻo nên theo qui định của Mod, tôi đề nghị lần nữa Những hình ảnh minh họa hoặc sơ đồ mạch các bạn lấy trên mạng xuống nên ghi rỏ nguồn gốc và cho biết luôn mạch đó mình đã tự lắp ráp chạy tốt hay chỉ phân tích (mạch) trên sơ đồ của người khác.
Comment
-
Nguyên văn bởi httung Xem bài viếtĐọc nhiều bài viết trên đây tôi thấy hơi khó hiểu là không biết sơ đồ đó bạn ấy đã thực rồi hay chỉ lấy trên mạng xuống rồi phân tích, vì nó sai nhiều quá, mạch một đàng nói một nẻo nên theo qui định của Mod, tôi đề nghị lần nữa Những hình ảnh minh họa hoặc sơ đồ mạch các bạn lấy trên mạng xuống nên ghi rỏ nguồn gốc và cho biết luôn mạch đó mình đã tự lắp ráp chạy tốt hay chỉ phân tích (mạch) trên sơ đồ của người khác.Email:
Comment
-
Mạch trên của Hiệp đưa lên chắc chắn chạy chính xác đấy. Có gì đâu mà phàn nàn. Cái này dùng trong máy cái bộ điều khiển motor toys đấy. Hoặc máy bộ thu RF AM dãi tần 27Mhz cũng hay dùng.
CHúc Hiệp năm mới vui vẻ nha.
Chúc luôn anh chị em và Lan Hương luôn nhé!
Comment
-
Đúng ra là mạch của Hiệp vẽ lại con RF- đặt "NGỮA" em lên, rồi cắm CÂY ANTEN vào cực C của em nó, thì sẽ giống như những mạch trong lý thuyết mà mọi người chắc ai cũng biết, he he.
sau đó kéo chân R 1K2 của em nó lên dương, rồi từ đó lấy tín hiệu ra là dễ dàng nhìn và phân tích mạch, ha ha.
Comment
Bài viết mới nhất
Collapse
-
Trả lời cho Xin hỏi về màn hình laptopbởi yname11Màn của e là LCD , e muốn thay thế bằng màn led thì có cáp chuyển đổi nào thực hiện đc việc đó ko nhỉ, nếu có bác mách e với....
-
Channel: Thiết bị điện tử cá nhân
hôm nay, 16:34 -
-
bởi bqvietServo cuối cùng vẫn chỉ là điều chỉnh tốc độ và đọc phản hồi vị trí
Qua cổng song song LPT cổ
https://www.electronicsforu.com/elec...eed-controller
Qua cổng USB - xem thêm đám FT232RL-
Channel: Điện tử công nghiệp
22-11-2024, 15:56 -
-
bởi thiennam0703Em đang tìm hiểu cách xây dựng chương trình điều khiển động cơ Servo Yaskawa bằng máy tính tuy nhiên khi tìm kiếm trên mạng các hướng dẫn thì thường là điều khiển bằng vi điều khiển hoặc điều khiển bằng PLC hay điều khiển động cơ...
-
Channel: Điện tử công nghiệp
22-11-2024, 15:32 -
-
Trả lời cho Tổng hợp các thông tin về mạch nạp cho AVRbởi bacthoMình cũng bị như vậy mà chưa biết ở đâu
-
Channel: Vi điều khiển AVR
21-11-2024, 21:00 -
-
Trả lời cho Xin hỏi về màn hình laptopbởi nhathung1101Câu trả lời là không dùng được.
Hai lớp dán mặt trước và mặt sau, gọi là film phân cực. Muốn hiểu rõ về nó thì chịu khó search nhé. Ở đây có rất nhiều chó cứ ngửi thấy phân là sủa nhặng, nên không giải thích nhiều....-
Channel: Thiết bị điện tử cá nhân
21-11-2024, 16:20 -
-
Comment on Tổng hợp các thông tin về mạch nạp cho AVRbởi Memem
-
Channel: Vi điều khiển AVR
21-11-2024, 15:10 -
-
Trả lời cho Tổng hợp các thông tin về mạch nạp cho AVRbởi MememMọi người ơi cho em hỏi cái này ạ, hiện tại em đang làm btl về hiển thị giá trị nhiệt độ trên led 7 thanh sử dụng atmega16, code em chạy trên mô phỏng rất oke nhưng khi lắp qua mạch thực thì bị lỗi ở led đầu tiên bị lỗi như thế này...
-
Channel: Vi điều khiển AVR
21-11-2024, 15:10 -
-
bởi mantruongepuNhờ cả nhà tìm giúp mình thông tin IC này với, thấy ghi 943B W58BAL mà mình tìm mấy ngày nay không được, nó được đóng gói dạng TSSOP 8. Cám ơn cả nhà....
-
Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
20-11-2024, 14:40 -
-
bởi TherulCảm ơn bạn đã chia sẻ câu chuyện và quá trình phát triển sản phẩm của mình. Trước tiên, thật may mắn khi bạn vượt qua tai nạn và vẫn giữ được niềm đam mê cũng như khả năng sáng tạo trong lĩnh vực kỹ thuật. Việc bạn tiếp tục...
-
Channel: từ PIC tới dsPIC
20-11-2024, 07:20 -
Comment