Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Giúp em trong đề tài thu phát RF (Sơ đồ mạch + Linh kiện )

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Giúp em trong đề tài thu phát RF (Sơ đồ mạch + Linh kiện )

    Hiện nay em đang làm đề tài thu phát RF tự chế tạo không dùng bo có sẵn và qua bộ PT 2262,2272 để giải mã.
    Trong lúc này em đã tham khảo rất nhiều chỗ, người dùng sơ đồ mạch này, người dùng sơ đồ mạch khác cứ loạn cả lên. Như trên datasheet của con PT 2262,2272 thì mạch ko kiếm ra linh kiện thay thế (và mạch theo em nghĩ thì sao đó, có mạch thì có led phát mà làm gì có led phát sóng cao tần có bán trên thị trường, có mạch thì ko có anten ko hiểu là thu phát như thế nào)
    Hiện tại em đang dùng mạch thu phát như sau:
    Mạch phát (Vấn đề ở 3 cuộn dây ko có thông số em bó tay)
    http://www.flickr.com/photos/32704778@N08/5157580933/
    và mạch thu (có vấn đề về cái điện trở ngay dưới cái điện trở 18K ko biết giá trị bao nhiêu)
    http://www.flickr.com/photos/3270477...in/photostrea/

    Không biết có dùng được không nữa(cho em nhận xét về 2 mạch này với) và ai có thể phân tích mạch này cho em với!!!!!!!
    Em xin trân thành cảm ơn.

  • #2
    Mạch này nhiều người hỏi lắm rồi bác!

    Phần điều khiển thì mình ko rành chứ phần RF thì mình có thể trả lời bác được.

    Comment


    • #3
      hix bác trả lời thì trả lời lun giúp em cái gấp lắm rồi bác ơi

      Comment


      • #4
        Nguyên văn bởi thelaxong Xem bài viết
        hix bác trả lời thì trả lời lun giúp em cái gấp lắm rồi bác ơi
        Ở mạch phát, con transistor đầu tiên lắp theo AM nhưng tôi ko rõ cấu hình cho lắm. Con transistor thứ 2 lắp công suất loại A không có phối hợp trở kháng => mạch này tôi thấy bác lắp xong thứ nhất là chưa chắc đã có được sóng AM, 2 là con trans thứ 2 dễ ra đi sớm, cuối cùng là công suất phát hạn chế... T_T

        Ở mạch thu, đây là dao động Hartley, mạch hoạt động theo kiểu regenerative (tái sinh). Mạch này giống như 1 cái mạch phát FM thông dụng nhưng trong trường hợp này reverse lại để dùng thu AM.

        Comment


        • #5
          Bác nào cho em hỏi mấy cái cuộn dây và con R còn thiếu đó làm thế nào bây giờ ạ ?

          Comment


          • #6
            Nguyên văn bởi lamchidinh Xem bài viết
            Ở mạch phát, con transistor đầu tiên lắp theo AM nhưng tôi ko rõ cấu hình cho lắm. Con transistor thứ 2 lắp công suất loại A không có phối hợp trở kháng => mạch này tôi thấy bác lắp xong thứ nhất là chưa chắc đã có được sóng AM, 2 là con trans thứ 2 dễ ra đi sớm, cuối cùng là công suất phát hạn chế... T_T

            Ở mạch thu, đây là dao động Hartley, mạch hoạt động theo kiểu regenerative (tái sinh). Mạch này giống như 1 cái mạch phát FM thông dụng nhưng trong trường hợp này reverse lại để dùng thu AM.
            hix mạch phát như thế là có vấn đề, như vậy có mạch nào tối ưu hơn ko bác ?

            Comment


            • #7
              Mạch phát này rất OK và không hề có vấn đề

              Ở mạch phát, con transistor đầu tiên lắp theo AM nhưng tôi ko rõ cấu hình cho lắm. Con transistor thứ 2 lắp công suất loại A không có phối hợp trở kháng => mạch này tôi thấy bác lắp xong thứ nhất là chưa chắc đã có được sóng AM, 2 là con trans thứ 2 dễ ra đi sớm, cuối cùng là công suất phát hạn chế... T_T
              Ở mạch thu, đây là dao động Hartley, mạch hoạt động theo kiểu regenerative (tái sinh). Mạch này giống như 1 cái mạch phát FM thông dụng nhưng trong trường hợp này reverse lại để dùng thu AM.
              Mạch Phát này là của Quế Dương tôi ... Nếu nói không chừng nó đã được sản xuất không dưới 1 vạn sản phẩm ( có cả hàng nhái của Trung Quốc nữa đó ).
              Các sản phẩm được ứng dụng như chuông cửa , điều khiển cửa cuốn , điều khiển xe máy ..v.v cũng trên sơ đồ cơ bản này !

              --- Mạch này đã ra đời từ những năm 2004 - 2005 ... có tuổi thọ cũng khá lâu rồi đấy . Nhiều hãng sản xuất thiết bị điều khiển xe máy, chuông điện, cửa ... vẫn dùng kiểu như vậy ... không có gì là kém cả bạn ạ.

              --- Mạch phát hoạt động ổn định khi sử dụng pin 12V ... Có khoảng cách phát xa đối với những module thu bình thường > 50m ... và lên tới hơn 200m outdoor khi sử dụng với module thu có độ nhạy cao ( - 110dBm). Khi sử dụng anten kiểu strip line thu gọn đạt tới hơn 100m.
              --- Với mạch thu trong hình có thể đạt 50m là bình thường !!!

              ( Đừng chê nó yếu ... khi mình chưa làm về nó . Đừng chê nó không hiệu quả khi mình " Thầy bói xem voi " ) ... Bạn đã thử làm chưa ???

              ---
              Còn thông số cuộn dây : ở mạch phát cuộn L2 : 3 vòng dây 0,55mm quấn trên lõi 3mm ... quấn sát nhau. Cuộn L3 quấn 3 vòng dây 0,5mm quấn trên lõi 3,5mm quấn sát nhau .

              Bên thu quấn 2,5 vòng dây 0,55mm quấn trên lõi 3mm quấn sát nhau !!!

              --- Con R còn thiếu có thể tùy chọn 3k9 hoặc 6k8 đều OK
              ---
              Thử đi chứ đừng nói nó không tốt !!! ... Nếu không tốt ===> làm lại và xem thử lại trình !
              Module RF chuyên dụng điều khiển, truyền dữ liệu, thiết kế đề tài, dự án điện tử - chuyển giao công nghệ... ĐT: 0904964977 - email: dientuqueduong@yahoo.com

              Comment


              • #8
                Lâu lâu mới thấy bác queduong thi triển võ công!
                NBHVDNTG_C5!no trace

                Comment


                • #9
                  Rất cảm ơn bác quế dương đã giúp em, thanks bác nhiều nhiều ạ
                  Nhưng có điều em chưa hiểu lắm:
                  - cuộn dây rất khó tìm được loại 0,5 và 0,55 bán lẻ bởi em chỉ mua 1 ít rồi quấn thui, ngoài chợ nó bán cả kg, hơi phức tạp để mua được vừa ý.
                  - Thứ 2 là cuộn dây bác nói quấn em hiểu lõi là lõi không khí đúng ko ạ ?
                  Last edited by thelaxong; 10-11-2010, 18:12.

                  Comment


                  • #10
                    Chà, rất rất sorry bác queduong và cả bác thelaxong... Em hơi ẩu chỗ con trans 2 trong mạch phát, thực ra nó ko ra đi sớm... T_T

                    Chả là em học đây thực hành thì ít, mà phương trình công thức thì cứ loạn cả lên... Lâu lâu về nhà mở ra nghịch tí nên kinh nghiệm cũng tương đối chứ chưa được nhiều...

                    Nếu là mạch bác queduong đã hoàn thiện trong nhiều năm thì em không có gì để nói, nhưng em hơi thắc mắc sao bác ko phối hợp trở kháng cho mạch 1 tí để tăng công suất, hai nữa là sao bác không dùng con trans công suất mạnh mạnh chút, chứ 12V mà bác dùng mỗi con 9018 e rằng chưa tận dụng được công suất cao nhất, bác thấy sao? Có thể là vì chi phí mạch và độ nhỏ gọn?

                    Nhưng mạch đã được thực hiện trên 1 vạn lần thì tất nhiên là ok rồi...

                    Bác cứ nói thử làm đi rồi mới biết tốt hay không tốt, em thì cứ mạch nào đưa ra là em phân tích trước xem nó có chắc chắn hoạt động tốt không trước đã rồi mới làm sau... Vì mạch thì nhiều vô số kể mà nói như bác chắc em ngồi làm cả năm cũng chưa thử hết, hehe...

                    Dù sao thì em cũng đã "lôi" được bác quay lại diễn đàn... Em nghĩ cứ tranh luận bàn cãi như thế này dẫu sao cũng sẽ giúp ích cho diễn đàn, bác đồng ý chứ?

                    Thanks bác đã góp ý!

                    Comment


                    • #11
                      Nguyên văn bởi lamchidinh Xem bài viết
                      Chà, rất rất sorry bác queduong và cả bác thelaxong... Em hơi ẩu chỗ con trans 2 trong mạch phát, thực ra nó ko ra đi sớm... T_T

                      Chả là em học đây thực hành thì ít, mà phương trình công thức thì cứ loạn cả lên... Lâu lâu về nhà mở ra nghịch tí nên kinh nghiệm cũng tương đối chứ chưa được nhiều...

                      Nếu là mạch bác queduong đã hoàn thiện trong nhiều năm thì em không có gì để nói, nhưng em hơi thắc mắc sao bác ko phối hợp trở kháng cho mạch 1 tí để tăng công suất, hai nữa là sao bác không dùng con trans công suất mạnh mạnh chút, chứ 12V mà bác dùng mỗi con 9018 e rằng chưa tận dụng được công suất cao nhất, bác thấy sao? Có thể là vì chi phí mạch và độ nhỏ gọn?

                      Nhưng mạch đã được thực hiện trên 1 vạn lần thì tất nhiên là ok rồi...

                      Bác cứ nói thử làm đi rồi mới biết tốt hay không tốt, em thì cứ mạch nào đưa ra là em phân tích trước xem nó có chắc chắn hoạt động tốt không trước đã rồi mới làm sau... Vì mạch thì nhiều vô số kể mà nói như bác chắc em ngồi làm cả năm cũng chưa thử hết, hehe...

                      Dù sao thì em cũng đã "lôi" được bác quay lại diễn đàn... Em nghĩ cứ tranh luận bàn cãi như thế này dẫu sao cũng sẽ giúp ích cho diễn đàn, bác đồng ý chứ?

                      Thanks bác đã góp ý!
                      - Để mình trả lời bạn :
                      Thứ nhất là mạch dùng pin 12V ... đặc điểm của pin 12V này là dung lượng ( mAh ) rất nhỏ ... Nên nếu dùng công suất lớn thì không đủ điều động dòng , sụt áp và nhanh hết pin .
                      Mà những thiết bị dùng Pin thì vấn đề năng lượng rất quan trọng ... để ý nếu dùng cho mục đích để điều khiển mà dùng với PT2262 thì nên xem thêm datasheet ... lắp mấy con diot để khi bấm phím đồng thời cấp nguồn cho mạch hoạt động ... nhằm tiết kiệm pin.
                      Ở dải tần số UHF ( 300 - 315Mhz ) thì với công suất chừng 10mW là cũng điều khiển được khá xa rồi ... bài toán này còn liên quan đến vấn đề năng lượng ... và phạm vi hoạt động nữa ... vì tiêu chí là gọn nhẹ mà " được việc " nên dùng loại pin 12V là rất nhỏ gọn ... điều khiển đạt vài chục mét là có thể ứng dụng vào nhiều việc ( vì không gian trong nhà cũng chỉ cỡ vài chục mét là cùng thôi )...
                      Còn để điều khiển chuyên dụng ( có lẽ không dùng PT2262/PT2272 ) lý do vì sao thì cái này đã nói nhiều ... kể cả lỗi bảo mật princeton đã đề cập !
                      Khi đó ta sẽ mã hóa bằng các loại IC chuyên dụng khác ... hoặc lập trình mã hóa/ giải mã đáng tin cậy ( tương đối khó và phức tạp ) ... các thiết bị công nghiệp hoặc 1 vài thiết bị yêu cầu điều khiển khắt khe rất cần phải mã hóa thế mới đảm bảo an toàn ...
                      Lúc đó thiết bị phát cũng là loại Pro hơn ... sử dụng tần số ổn định hơn PLL hay Crystal chẳng hạn ... có tốc độ cao hơn nhằm đáp ứng được yêu cầu của bài toán ...
                      Chứ chậm chạp như PT2262/PT2272 ... để điều khiển thì tốt nhưng để cài một vài thông số vào ... ví dụ ( nhiệt độ, độ ẩm , điều khiển điện áp tuyến tính ... ) thì nó không kham nổi nữa rồi ... khi đó ta phải " chơi " loại khác !

                      --- Tại sao không phối hợp trở kháng : Không cần thiết bạn ạ khi nó đã hoạt động tốt ... thì lắp thêm để cho nó cồng kềnh, tốn thiếc và linh kiện ... thậm chí nếu làm không tốt nó còn ... giảm công suất đi. ( đặc điểm : tốt , dễ làm , khoảng cách xa , gọn nhẹ ... đó cũng là tiêu chí để giải quyết một bài toán ) ... Tại sao lại cứ phải vẽ ra những cái " không cần " ???
                      Khi bạn đã bước vào sản xuất số lượng .... thì với việc bớt một khâu đoạn, bớt một mối hàn ... mà vẫn đủ " yêu cầu " của đối tác bạn sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí . Có thể người nào đó mua một con dao gần triệu bạc về để chỉ giết 1 con gà ... nhưng với mình chỉ mua một con dao 50 nghìn ... đủ để làm thịt con gà đó gọn nhẹ ... được việc mà thôi.
                      --- Transistor 9018 là dễ kiếm, có khả năng khuếch đại tốt ... ổn định, và có giá mềm mại ... nên dùng !

                      --- Tất nhiên các cuộn dây mình nói ở đây là lõi không khí ( còn nếu có lõi điều chỉnh, lõi đồng, lõi ferrit ..v.v thì mình đã chú ý các bạn rồi ) ... Ở mạch này là lõi không khí
                      Module RF chuyên dụng điều khiển, truyền dữ liệu, thiết kế đề tài, dự án điện tử - chuyển giao công nghệ... ĐT: 0904964977 - email: dientuqueduong@yahoo.com

                      Comment


                      • #12
                        việc tính toán theo sách vở là cần thiết,nhưng cần phải có kinh nghiệm hiệu chỉnh mạch,Tôi cũng đã lắp mic không dây,vấn đề hiệu chỉnh cuộn dây chỉ bằng cách mơ sẵn cái radio và đặt nó ở tần số cần thiết rồi bằng cách quấn dần từng vòng của cuộn giao động,khi nào radio nhạn được tín hiệu thì dừng lại
                        ĐIỆN TỬ,ĐIỆN TIN QUANG THÁP

                        Comment


                        • #13
                          Hiện tại em đang làm mạch phát
                          http://www.flickr.com/photos/32704778@N08/5180848415/
                          và thu
                          http://www.flickr.com/photos/32704778@N08/5180849591/

                          - em nghĩ có vấn đề ở mạch phát bởi thấy mấy nút bấm không thiết kế đúng, nhưng để vậy có được ko?
                          - em đã ráp xong mạch rồi nhưng khi đo sóng ra ở mạch phát dùng máy ossiloscope thì chẳng đo được gì (ko tần số , ko biên độ)
                          - em có đọc bài của chị lan hương chỉ cho cách kiểm tra và đo mạch nhưng không hiểu lắm với lại em đã ráp hoàn tất mạch rồi
                          - mạch thu phát này có tần số bao nhiêu vậy nhỉ khoảng 38Khz hay 315MHz
                          - à cho em hỏi thêm 3 mũ 12 địa chỉ được đánh dấu thế nào ạ vì em thấy có 11 chân địa chỉ từ a0 - a11, chân dữ liệu từ d0 - d5. Như vậy khi bấm 1 nút thì các địa chỉ ta có là gì? có mấy chân dữ liệu hoặc địa chỉ được tác động khi bấm ?
                          Giờ em phải làm gì, các bác chỉ giùm (bác nào nhà ở tp.hcm cho em mang mạch đến và giúp em hoàn tất được không ạ, lệ phí gì cũng dc ạ) cảm ơn tất cả các bác
                          Last edited by thelaxong; 16-11-2010, 18:04.

                          Comment


                          • #14
                            Nguyên văn bởi thelaxong Xem bài viết
                            Hiện tại em đang làm mạch phát
                            http://www.flickr.com/photos/32704778@N08/5180848415/
                            và thu
                            http://www.flickr.com/photos/32704778@N08/5180849591/

                            - em nghĩ có vấn đề ở mạch phát bởi thấy mấy nút bấm không thiết kế đúng, nhưng để vậy có được ko?
                            - em đã ráp xong mạch rồi nhưng khi đo sóng ra ở mạch phát dùng máy ossiloscope thì chẳng đo được gì (ko tần số , ko biên độ)
                            - em có đọc bài của chị lan hương chỉ cho cách kiểm tra và đo mạch nhưng không hiểu lắm với lại em đã ráp hoàn tất mạch rồi
                            - mạch thu phát này có tần số bao nhiêu vậy nhỉ khoảng 38Khz hay 315MHz
                            - à cho em hỏi thêm 3 mũ 12 địa chỉ được đánh dấu thế nào ạ vì em thấy có 11 chân địa chỉ từ a0 - a11, chân dữ liệu từ d0 - d5. Như vậy khi bấm 1 nút thì các địa chỉ ta có là gì? có mấy chân dữ liệu hoặc địa chỉ được tác động khi bấm ?
                            Giờ em phải làm gì, các bác chỉ giùm (bác nào nhà ở tp.hcm cho em mang mạch đến và giúp em hoàn tất được không ạ, lệ phí gì cũng dc ạ) cảm ơn tất cả các bác
                            1) Mấy cái nút bấm của bạn như vậy chẳng có tác dụng gì !!!
                            Nút bấm thì phải treo điện trở từ chân IC lên (+) hoặc treo trở từ chân IC xuống (-) ... để tạo mức logic mặc định ( 0 hoặc 1 ) ... rồi cũng từ các chân đó mới nối nút bấm ( xuống âm hoặc + ... ) để khi bấm nó chuyển trạng thái logic của chân đó ( 0 hay 1 ) chứ !!! ( cái này cần xem lại điện tử cơ bản !!! )

                            2) Có 8 chân mã địa chỉ : chân 1 đến 8 ... các chân này có thể : nối lên + , nối xuống âm ... hoặc bỏ trống

                            3) Mạch có tần số khoảng 300 - 320Mhz nếu lắp ráp đúng và chuẩn ... Nếu dùng Oscilloscop ( không phải loại chuyên dụng cho RF ) có tần số thấp ( BW thấp ) thì Chẳng thấy gì đâu ... Lấy oscillo 20Mhz mà đo mạch 300Mhz thì ... Không thấy là phải !

                            4) Khi bấm nút là thay đổi giá trị dữ liệu ( cái mà ta cần điều khiển , cần thay đổi ) ... chứ địa chỉ nó vẫn giữ nguyên ... Chứ bấm nút mà nó thay đổi địa chỉ thì bên thu làm sao biết địa chỉ nào mà " giải mã "

                            Muốn về nhà mình thì phải đi đường, ngõ về nhà mình ... Lại đi đường ngõ nhà thằng bạn ( Lạc địa chỉ ) thì làm sao về được nhà ??? ( mã địa chỉ của PT2262/PT2272 cũng như vậy ... 2 bên PT2262/PT2272 ( chân 1-8) phải giống nhau ! )
                            Module RF chuyên dụng điều khiển, truyền dữ liệu, thiết kế đề tài, dự án điện tử - chuyển giao công nghệ... ĐT: 0904964977 - email: dientuqueduong@yahoo.com

                            Comment


                            • #15
                              Nguyên văn bởi queduong Xem bài viết
                              1) Mấy cái nút bấm của bạn như vậy chẳng có tác dụng gì !!!
                              Nút bấm thì phải treo điện trở từ chân IC lên (+) hoặc treo trở từ chân IC xuống (-) ... để tạo mức logic mặc định ( 0 hoặc 1 ) ... rồi cũng từ các chân đó mới nối nút bấm ( xuống âm hoặc + ... ) để khi bấm nó chuyển trạng thái logic của chân đó ( 0 hay 1 ) chứ !!! ( cái này cần xem lại điện tử cơ bản !!! )

                              2) Có 8 chân mã địa chỉ : chân 1 đến 8 ... các chân này có thể : nối lên + , nối xuống âm ... hoặc bỏ trống

                              3) Mạch có tần số khoảng 300 - 320Mhz nếu lắp ráp đúng và chuẩn ... Nếu dùng Oscilloscop ( không phải loại chuyên dụng cho RF ) có tần số thấp ( BW thấp ) thì Chẳng thấy gì đâu ... Lấy oscillo 20Mhz mà đo mạch 300Mhz thì ... Không thấy là phải !

                              4) Khi bấm nút là thay đổi giá trị dữ liệu ( cái mà ta cần điều khiển , cần thay đổi ) ... chứ địa chỉ nó vẫn giữ nguyên ... Chứ bấm nút mà nó thay đổi địa chỉ thì bên thu làm sao biết địa chỉ nào mà " giải mã "

                              Muốn về nhà mình thì phải đi đường, ngõ về nhà mình ... Lại đi đường ngõ nhà thằng bạn ( Lạc địa chỉ ) thì làm sao về được nhà ??? ( mã địa chỉ của PT2262/PT2272 cũng như vậy ... 2 bên PT2262/PT2272 ( chân 1-8) phải giống nhau ! )
                              Dạ em hiểu ý bác ạ.
                              Có lẽ em phải học hỏi thêm nhiều từ bác và mọi người trên 4rum, (cũng chỉ tại em chỉ còn 2 tuần để hoàn thành nên hơi lo nên em mới nói vậy mong bác thông cảm)

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              thelaxong Tìm hiểu thêm về thelaxong

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X