Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Anh chị cho em hỏi về mạch phát Fm này với

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Anh chị cho em hỏi về mạch phát Fm này với

    Em là dân ngoại đạo nhưng rất thích lĩnh vực điện tử cao tần. Em đang thử làm một vài mạch phát Fm dựa theo một số mạch trên mạng và một chút kiến thức ít ỏi đã biết. Anh chị cho em hỏi về mạch em sưu tầm trên mạng này:

    Em đã làm thử và cũng đã chạy thế nhưng không hiểu sao sóng phát ra cùng một lúc ở hai tần số. Một dải ở khoảng 73Mhz và một dải khoảng 125Mhz. Em Không biết tai sao lại có hiện tượng đấy, có phải do em làm sai cuộn cảm hay không?
    Anh chị chỉ giúp em đó là hiện tương gì !.
    Nếu câu hỏi của em hơi gà thì anh chị thông cảm vì em mới nghiên cứu môn này đươc mấy hôm!!?...
    Tiện cho em hỏi luôn mạch Fm 300mW 144MHz của anh Quế Dương dưới đây thì với transistor c9018 có thê thay bằng trans nào khác mà thông dụng không.Em ở HP tìm mãi ko được con này

  • #2
    Sóng phát ra nhiều tần số là vì nó có các sóng hài ... hài bậc 2 , bậc 3 ..v..v

    Transistor có thể thay bằng nhiều loại khác ( nhưng chưa chắc đã thông dụng ) ... chỉ cần yêu cầu có tần số cắt Ft cỡ 500MHz trở lên là dùng tốt !

    C9018 , C3355 ... mấy con trans nhỏ nhỏ này có bán ở HN ... Còn Hải phòng thì chịu ! ( Chỗ bán nhiều "sò" chắc chỉ có ở Đồ Sơn ... he he )
    Module RF chuyên dụng điều khiển, truyền dữ liệu, thiết kế đề tài, dự án điện tử - chuyển giao công nghệ... ĐT: 0904964977 - email: dientuqueduong@yahoo.com

    Comment


    • #3
      Cảm ơn anh Quế Dương đã chỉ giúp em. Nghe chừng mua linh kiện khó thật,có lẽ khi nào lên Hà Nội mua mới lắp được rồi.
      Không biết anh QD đã dùng sò ở Đồ Sơn chưa, em thì chưa dùng sò ở đấy bao giờ,nghe nói sò ở đấy chạy ngon mà rẻ nữa. Nhưng chắc em cũng chẳng dám dùng loại đấy đâu,cháy mạch thì hỏng đời!!!...Hihi.
      À mà anh xem có mạch FM nào đơn giản,dễ lắp mà công suất khoảng 0.5W tầm 300-400m thì cho em với..Cảm ơn anh nhé

      Comment


      • #4
        Đây rồi !
        Bác QueDuong cho em hỏi:
        Ở thớt "Mạch micro FM 100m đơn giản" có cái mạch lanhuong redesign của Paul K. Sherby, em đang ráp 1 cái, hôm qua ra Nhật Tảo tìm linh kiện thì hầu như có đủ, chỉ thiếu 1 con trên mạch để gắn vào Q3 và Q4 (2SC2053). Họ bảo không có và đề nghị em dùng C3355 để thay cho 2SC2053, họ còn bảo đảm sẽ tốt hơn ! Vậy có đúng không bác QueDuong ?
        Nguồn 12v em tét thử bằng 8 cục pin tiểu, liệu có phải thêm tụ không ạ ? Tụ gì, gắn như nào bác làm ơn chỉ giúp em với (em dân bốc vác, học hành ngu dốt, điện tử hoàn toàn mù).
        À, bác ơi, em cũng có câu hỏi như bác phambaquyet: mạch FM đơn giản, 12v, tầm 3-400m (sẽ được dùng trên các ô tô, vừa cắm mạch này làm nguồn phát, vừa mở radio FM làm máy thu: mục đích như hội thảo, đỡ dùng bộ đàm, di động...)
        Cảm ơn bác QueDuong và các bác cho ý kiến...
        022593951

        Comment


        • #5
          Nguyên văn bởi c_u_m_a_m Xem bài viết
          Đây rồi !
          Bác QueDuong cho em hỏi:
          Ở thớt "Mạch micro FM 100m đơn giản" có cái mạch lanhuong redesign của Paul K. Sherby, em đang ráp 1 cái, hôm qua ra Nhật Tảo tìm linh kiện thì hầu như có đủ, chỉ thiếu 1 con trên mạch để gắn vào Q3 và Q4 (2SC2053). Họ bảo không có và đề nghị em dùng C3355 để thay cho 2SC2053, họ còn bảo đảm sẽ tốt hơn ! Vậy có đúng không bác QueDuong ?
          Nguồn 12v em tét thử bằng 8 cục pin tiểu, liệu có phải thêm tụ không ạ ? Tụ gì, gắn như nào bác làm ơn chỉ giúp em với (em dân bốc vác, học hành ngu dốt, điện tử hoàn toàn mù).
          À, bác ơi, em cũng có câu hỏi như bác phambaquyet: mạch FM đơn giản, 12v, tầm 3-400m (sẽ được dùng trên các ô tô, vừa cắm mạch này làm nguồn phát, vừa mở radio FM làm máy thu: mục đích như hội thảo, đỡ dùng bộ đàm, di động...)
          Cảm ơn bác QueDuong và các bác cho ý kiến...
          Ở trường hợp này C3355 không tốt hơn C2053 bởi C2053 có sức chịu đựng tốt hơn ( dòng , áp , công suất ) ...

          C3355 sẽ tốt hơn khi dùng ở điện áp thấp hoặc tần số cao ( UHF ) ... vì nó có Ft lớn , gain tốt và điện áp CE thấp ...

          --- Còn dùng máy phát FM làm hội thảo thì cũng được ... nhưng do tính chất nên trong 1 thời điểm chỉ có 1 người phát biểu thôi.
          Người nào phát biểu thì sẽ kích hoạt bộ phát của người đó .

          --- Còn nếu làm theo kiểu " quét " ( nhiều ông có thể phát biểu ) ... thì bộ thu khá phức tạp không đơn giản tí nào .

          --- Tụ thì : Cả 1 chiều ( PIN , acqui ) hay adapter ... cũng đều phải dùng hết !
          Tụ lọc thì có thể dùng tụ hóa , tụ tantan... thêm 1 vài tụ ceramic để hạn chế nhiễu nguồn tần cao ...
          ( tác dụng của từng loại tụ ... thì đọc sách nhé ! )
          Module RF chuyên dụng điều khiển, truyền dữ liệu, thiết kế đề tài, dự án điện tử - chuyển giao công nghệ... ĐT: 0904964977 - email: dientuqueduong@yahoo.com

          Comment


          • #6
            Bác QueDuong cho hỏi thêm ạ:
            Vậy khg tìm được C2053, em dùng C3355 vẫn được nhưng công suất sẽ kém hơn -> cự ly phát sẽ giảm đi ?
            Thôi thì, hỏi bác nhiều cũng ngại vì chỉ những câu "ngớ ngẩn" của kẻ ngoại đạo. Đằng nào cũng đã gắn C3355 rồi, mai em sẽ thử thực tế luôn, không lại bảo "làm đi, khắc biết" !!!
            Cũng theo lanhuong: "Con 2SC2053 có công suất tiêu tán C khoảng hơn 200 mW, có thể tìm con nào tương đương có sẵn để thay thế. Nếu không được thì chỉ còn cách ghép 2 con 2SC717 hay 2N2222A"
            Vậy "ghép 2 con" là ghép 3 chân của nó theo kiểu song song (chập 3 chân của 2 transitor theo thứ tự 1,2,3 rồi cắm vào mạch in ở chỗ 3 cái chân transitor cần thay thế ?)

            Cảm ơn bác QueDuong và các bác xem bài ạ...
            022593951

            Comment


            • #7
              Đã lâu mới thấy bác Que Duong trở lại với anh em. Mình cũng tham gia một tý.
              Nếu bạn muốn phát FM ở dải Radio thông dụng các bạn có thể dùng loại transistor C945 ( 2SC945 ) nếu như không tìm được các loại thông dụng. Tần số cắt con này là 450Mhz và mình đã thử với nó thấy rằng cự li vẫn có thể đạt 200m nếu dùng 1 transistor điều chế Base trực tiếp ( gọi thế ko biết đúng chuyên ngành ko nhưng có nghĩa là tín hiệu điều chế đưa trực tiếp vào Base của transistor tạo dao động ).
              Chúc thành công !

              Comment


              • #8
                ghép transistor thì chân nào nối chân đó thôi 1,2,3 --> 1,2,3.
                Lưu ý con C3355 có chân E ở giữa thì phải ( khác với C2053) và điện áp CE của nó thấp hơn ( tốt nhất nên dùng nguồn <12v ) ... tầm 9--> 10V là ngon... Chứ dùng như acquy 12V ( có điện áp tầm 14V) thì dễ cháy lắm. Nếu dùng acquy 12V thì nên cho nối tiếp cực C của C3355 một điện trở tầm 22 - 33 ôm là vừa đẹp để hạn chế dòng.

                _ Cái chiết áp 5K có 3 chân ( trong một số trường hợp thì cần chọn đúng chân ... VD : mạch chia áp ) trường hợp này của bạn là mạch " tín hiệu" mic ... nên lắp thế nào cũng được.
                Thông thường để chỉnh tín hiệu hay dùng phân áp ( chỉnh tín hiệu cũng là 1 cách phân áp tín hiệu ).... Chiết áp có 3 chân ... 1 chân chung và 2 chân ( 2 đầu ) ... ta lấy 1 đầu bất kì nối GND , đầu kia nối vào tín hiệu INPUT ... chân chung là tín hiệu ra.

                ( cái này thuộc thành phần điện tử cơ bản ! )

                Tụ ceramic ... ( tụ sứ, tụ đất ...) là kiểu tụ màu vàng vàng nhỏ nhỏ như trong mạch của bạn đó.

                Tụ 2A103J màu xanh mà bạn chỉ đó là tụ milar ... trong mạch của bạn chắc mấy con này chỉ dùng ở đường nguồn, nên OK
                còn tụ 1nF bạn chỉ đó là loại Tantan

                diot 4002 nếu làm nhiệm vụ là ( diot biến dung ) thì không thay thế được băng 4007 ... nhưng nếu chỉ làm nhiệm vụ nắn điện , chống nối ngược ... thì có thể thay vô tư .!
                Module RF chuyên dụng điều khiển, truyền dữ liệu, thiết kế đề tài, dự án điện tử - chuyển giao công nghệ... ĐT: 0904964977 - email: dientuqueduong@yahoo.com

                Comment


                • #9
                  Nguyên văn bởi queduong Xem bài viết
                  Lưu ý con C3355 có chân E ở giữa thì phải ( khác với C2053)
                  Quả là cao nhân !
                  Đúng vậy, 2 con này thứ tự chân khác nhau:


                  Nguyên văn bởi queduong Xem bài viết
                  ...và điện áp CE của nó thấp hơn ( tốt nhất nên dùng nguồn <12v )... Nếu dùng acquy 12V thì nên cho nối tiếp cực C của C3355 một điện trở tầm 22 - 33 ôm là vừa đẹp để hạn chế dòng.
                  Em sẽ làm theo cách này của bác chỉ...

                  Nguyên văn bởi queduong Xem bài viết
                  _ Cái chiết áp 5K có 3 chân ( trong một số trường hợp thì cần chọn đúng chân ... VD : mạch chia áp ) trường hợp này của bạn là mạch " tín hiệu" mic ... nên lắp thế nào cũng được.
                  Thế là em yên tâm rồi...

                  Nguyên văn bởi queduong Xem bài viết
                  Tụ ceramic ... ( tụ sứ, tụ đất ...) là kiểu tụ màu vàng vàng nhỏ nhỏ như trong mạch của bạn đó.
                  Tụ 2A103J màu xanh mà bạn chỉ đó là tụ milar ... trong mạch của bạn chắc mấy con này chỉ dùng ở đường nguồn, nên OK
                  còn tụ 1nF bạn chỉ đó là loại Tantan
                  Đến đây... đặc rồi ! Em cứ chạy thử đã, rồi báo cáo bác sau... heheheheh....

                  Nguyên văn bởi queduong Xem bài viết
                  diot 4002 nếu làm nhiệm vụ là ( diot biến dung ) thì không thay thế được băng 4007 ... nhưng nếu chỉ làm nhiệm vụ nắn điện , chống nối ngược ... thì có thể thay vô tư .!
                  Cái nỳ bác hiểu nhầm ý em: ý lanhuong đề xuất diot 1N4002 nhưng Nhật Tảo đưa em con 1N4007, liệu gắn vào có... bùm không bác QueDuong ???

                  Thôi thì đã thương thì thương cho trót, em lại mạn phép lanhuong post hình lần nữa vậy (em đeo đuổi mạch này lâu rồi):

                  Kính chào, mong được bác QueDuong và các bác cao thủ chỉ giáo ạ.
                  022593951

                  Comment


                  • #10
                    "Thừa thắng xông lên"
                    Cháu ngờ nghệch, đưa mạch của lanhuong redesign ra, Nhật Tảo "bốc thuốc" cho cháu như sau:

                    1- Hai cái này nó nói màu xanh lá = 1uH, còn cái nâu là 3,9uH (à mà khi hàn 2 cái này sao khó nhỉ, rất lâu ăn chì, mà hình như nó có xì 1 lớp muội màu đen !!! Liệu có sao khg bác ?)


                    2-Lanhuong đề xuất tụ 4,7uF/63v thì NT đưa con này: 4,7uF 50v


                    3- Lanhuong nói 10nF, ceramic thì NT đưa 2A103J


                    4-Lanhuong bảo 1nF, ceramic. NT đưa: 1+3SF và 1 loại khác 105 +20 X


                    5-Lanhuong cho 1N4002, nó đưa FMS 1N4007


                    6-Cái này 10k đúng không ạ ?


                    7-Trở này 150k ?


                    8-Cái này 10 om ?


                    9-Cái này 100k ?


                    10-Cái này 1k ?


                    11-Cái này 220 om ?


                    Thôi thì em tổng hợp ra 1 tờ giấy, bác QueDuong xem "bắt bệnh" giúp em xem NT nó phán có đúng không nhé:


                    Bác ơi, cái diot 1N4007 có 2 đầu dán giấy, 1 màu đỏ, 1 đầu trắng. Vậy đầu nào đầu (+) vậy bác ?

                    Rất cảm ơn bác QueDuong quan tâm và các bác cho ý kiến...
                    Trân trọng.
                    022593951

                    Comment


                    • #11
                      Dạ mấy cái điện trở em tra bảng thì đúng như Nhật Tảo bảo thật.
                      Khỏi mất công các bác.
                      Duy chỉ có L2 trong mạch (1uH) và L1 (3,9 uH) có đúng giá trị khg ạ ?
                      Có phân biệt đầu (+) đầu (-) không bác QueDuong ?
                      Tụ yêu cầu 4,7uF / 63v, NT đưa 4,7uF / 50v, liệu có gì khg?
                      Y/cầu tụ 10nF, ceramic thì họ đưa 2A103J, có OK không ạ ?
                      Cái Diot 1N4002, các bác Nhật Tảo đưa 1N4007 có OK? Đầu nào đầu (+)? (hình như họ nói đầu giấy trắng là đầu (+) ?)
                      Xin chỉ giáo ạ !
                      022593951

                      Comment


                      • #12
                        nhân dịp năm mới
                        kính chúc các bác sức khỏe - an khang - thịnh vượng
                        022593951

                        Comment


                        • #13
                          nhìn màu trên thân cuộn cảm 3.9uh thì không phải bạn ạ,phải là cam,trắng,nhũ vàng cơ
                          diode thì đầu nhũ trắng là katot,là đầu âm

                          Comment


                          • #14
                            Màu con cuộn 3,9uF sai rồi ... không phải là màu cam cam nhũ mà phải là cam trắng nhũ ... ( đen 0 , nâu 1 , đỏ 2 , cam 3 , vàng 4 , xanh lá 5 , xanh nước biển 6, tím 7 , xám 8 , trắng 9 ..v.v. )
                            Cuộn dây thì không biệt đầu .
                            ĐI ốt thì đầu có đánh dấu ( là K ) đầu còn lại không đánh dấu là A .... nếu nối (+) vào A điện sẽ đi được từ A sang K
                            ( A -----|>|------- K )

                            Tụ lọc thì chỉ cần giá trị ... còn áp thì lớn hơn nguồn là được ... mạch dùng 12V thì tụ 4,7uF 16V cũng ngon.

                            --- Bọn NT chắc bí quá đưa cho mấy cái tụ milar rồi ... tụ milar đắt hơn nhưng ... trong mạch cao tần người ta hay dùng tụ ceramic vì ( do tính chất " dung môi " ) của chúng ... Tụ Milar bản chất là những lá kim loại mỏng + lớp cách điện bằng " nhựa " ... ít có kí sinh như tụ hóa nên hay dùng trong Audio , tần thấp , nguồn

                            --- Trong mạch đi ốt đảm nhiệm là 1 đi ốt biến dung ( để điều tần FM ) ... bạn có thể thay bằng 1N4007 ( tuy nhiên giá trị C của diot này không tốt như 1N4002 ) ... tất nhiên là vẫn có thể dùng được và không sợ cháy nổ .
                            Module RF chuyên dụng điều khiển, truyền dữ liệu, thiết kế đề tài, dự án điện tử - chuyển giao công nghệ... ĐT: 0904964977 - email: dientuqueduong@yahoo.com

                            Comment


                            • #15
                              Nguyên văn bởi QueDuong Xem bài viết
                              Màu con cuộn 3,9uF sai rồi ... không phải là màu cam cam nhũ mà phải là cam trắng nhũ ... ( đen 0 , nâu 1 , đỏ 2 , cam 3 , vàng 4 , xanh lá 5 , xanh nước biển 6, tím 7 , xám 8 , trắng 9 ..v.v. )
                              Cuộn dây thì không biệt đầu .
                              ĐI ốt thì đầu có đánh dấu ( là K ) đầu còn lại không đánh dấu là A .... nếu nối (+) vào A điện sẽ đi được từ A sang K
                              ( A -----|>|------- K )
                              Tụ lọc thì chỉ cần giá trị ... còn áp thì lớn hơn nguồn là được ... mạch dùng 12V thì tụ 4,7uF 16V cũng ngon.
                              --- Bọn NT chắc bí quá đưa cho mấy cái tụ milar rồi ... tụ milar đắt hơn nhưng ... trong mạch cao tần người ta hay dùng tụ ceramic vì ( do tính chất " dung môi " ) của chúng ... Tụ Milar bản chất là những lá kim loại mỏng + lớp cách điện bằng " nhựa " ... ít có kí sinh như tụ hóa nên hay dùng trong Audio , tần thấp , nguồn
                              --- Trong mạch đi ốt đảm nhiệm là 1 đi ốt biến dung ( để điều tần FM ) ... bạn có thể thay bằng 1N4007 ( tuy nhiên giá trị C của diot này không tốt như 1N4002 ) ... tất nhiên là vẫn có thể dùng được và không sợ cháy nổ .
                              Cảm ơn bác QueDuong trả lời nhanh chóng. May quá, để em chỉnh lại.


                              Nguyên văn bởi thinking Xem bài viết
                              nhìn màu trên thân cuộn cảm 3.9uh thì không phải bạn ạ,phải là cam,trắng,nhũ vàng cơ
                              diode thì đầu nhũ trắng là katot,là đầu âm
                              Cảm ơn bác thinking nhiều ạ...
                              022593951

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              phambaquyet Tìm hiểu thêm về phambaquyet

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X