Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Mạch thu nào dễ xử lý tín hiệu AM hay FM?!

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Thông thường như các máy thu AM trước đây- THỜI CHIẾN TRANH CÒN LẠI hay như các máy thu thanh AM hiện nay dùng IC chuyên Nghiệp thì người ta sử dụng hiệu ứng cộng hưởng đầu vào: Lấy tín hiệu thu vào với dao động trong của mạch gắn tại đầu vào anten. Như vậy trong thực tế là nó thu cả 1 dãy bạnd nhưng chỉ có 1 tần số được thu là được cộng hưởng.
    Còn trong việc ứng dụng sóng RF truyền số liệu thì người ta sẽ dùng 2 hình thức đơn giản,tùy vào khoảng cách nữa mà chọn: ASK hay FSK, trong một số trường hợp không gọi là FSK nữa mà là RTTY.
    Chuyện này chúng ta không có gì phải bàn cải vấn đề là nâng cấp chất lượng tín hiệu sóng thu và hoàn điệu chính xác tín hiệu dữ liệu truyền đi.
    Mạch ASK thường sử dụng 1 cách đơn giản là thu cộng hưởng: Ví dụ là 315Mhz, thì bên trong nó có 1 bộ dao động được tính toán sao cho dao động đó sẽ cho tần số f1= 315mhz, và dĩ nhiên chỉ có tần số sóng phát nào đó gần gần: 315Mhz sẽ là mạch dao động tăng cường và tín hiệu ra lúc này cực lớn--> cho qua bộ so sánh mức--> cho ra mức.
    về nguyên lý là vậy.
    Chúc vui.
    Mai post mạch lên xem chơi!

    Comment


    • #17
      Xin cảm ơn các Bác đã cho rất nhiều ý kiến.Nhưng ơ đây mình muốn hỏi về cách là sao ở mạch thu đơn giản nhất không phải chỉnh sửa nhiều về phần cuộn dây và dễ tách tín hiệu ra khỏi cao tần.Nếu như dùng mạch tách sóng thẳng thì chắc là dễ chỉnh sửa hơn.Không biết ý các Bác nghĩ sao?

      Comment


      • #18
        máy thu ...

        Nguyên văn bởi ngtrhieu Xem bài viết
        Xin cảm ơn các Bác đã cho rất nhiều ý kiến.Nhưng ơ đây mình muốn hỏi về cách là sao ở mạch thu đơn giản nhất không phải chỉnh sửa nhiều về phần cuộn dây và dễ tách tín hiệu ra khỏi cao tần.Nếu như dùng mạch tách sóng thẳng thì chắc là dễ chỉnh sửa hơn.Không biết ý các Bác nghĩ sao?
        Mạch máy thu tách sóng thẳng hay tách sóng thẳng hồi dưỡng khá đơn giản trong lắp ráp và cân chỉnh vì ít cuộn dây. Nhưng nó có một nhược điểm lớn là dễ bị nhiễu sóng "gần" (sóng có tần số sai lệch không lớn với sóng cần thu sẽ "lọt" vào gây nhiễu).

        Vì vậy người ta thường phải chọn các tần số ít người sử dụng.

        Máy thu có chất lượng cao, ít nhiễu dù có các sóng "gần" đều dùng mạch siêu ngoại sai với BPF ngõ vào và trung tần cố định, do đó dễ dàng có độ nhạy cao, độ chọn lọc tốt hơn nhiều.

        Lan Hương.

        Comment


        • #19
          Vậy thì anh có thể làm mạch điều khiển sử dung tách sóng thẳng là được rồi có đúng không Lan Hương?Vì nếu như mình mã hóa và giải mã tốt thì có nhiễu một chút cũng không sao đúng không?Rất cảm ơn Lan Hương nói riêng và các bạn tham gia diễn đàn cùng với bác QD nữa chứ?Chúc mọi người ngày càng trao đổi thêm nhiều kinh nghiệm lẫn nhau để cộng đồng điện tử VN chúng ta ngày càng phát triển.

          Comment


          • #20
            Nguyên văn bởi ngtrhieu Xem bài viết
            Vậy thì anh có thể làm mạch điều khiển sử dung tách sóng thẳng là được rồi có đúng không Lan Hương?Vì nếu như mình mã hóa và giải mã tốt thì có nhiễu một chút cũng không sao đúng không?Rất cảm ơn Lan Hương nói riêng và các bạn tham gia diễn đàn cùng với bác QD nữa chứ?Chúc mọi người ngày càng trao đổi thêm nhiều kinh nghiệm lẫn nhau để cộng đồng điện tử VN chúng ta ngày càng phát triển.
            Đâu có được, bác có biết tỷ số C/N không? Tín hiệu cao tần thu nhiễu nhiếu quá làm sao phục hồi code được! Các bộ giải mã đều có liên quan với C/N ở đầu vào máy thu. Không có bộ giải mã chống nhiễu với C/N thấp hơn mức chấp nhận (Có kiểu FEC decoder tăng thêm 3db, nhưng thiết kế rất phức tạp).

            Comment


            • #21
              oh vậy nữa à?Vậy mà mình cứ tưởng mã hóa và giải mã tốt là đủ rồi chứ?Chân thành cảm ơn Bác Kasati nhé?Nhưng ở đây ý em nói là mức độ nhiễu cũng tạm chấp nhận được.Giống như thu âm thì cũng nghe rõ tiếng chứ.Theo Bác thì Bác nghĩ sao?

              Comment


              • #22
                Trong thông tin cần phải có số liệu cụ thể bác ạ! Không thể nói nghe hoặc thấy như thế này là chấp nhận được. Tôi nói trên là nếu bác muốn đi sâu vào nghề, còn không thì cứ làm chơi cho biết, ai muốn hướng dẫn hay giải thích sao cũng được không cần số liệu chứng minh.

                Comment


                • #23
                  Các bác ơi! Em đang làm về máy thu thanh đổi tần điều biên, cho em hỏi là tại sao sau khi qua khối trộn tần thì ta phải được tần số f_tt = 455 kHz?
                  Cám ơn các bác nhiều lắm!

                  Comment

                  Về tác giả

                  Collapse

                  ngtrhieu Tìm hiểu thêm về ngtrhieu

                  Bài viết mới nhất

                  Collapse

                  Đang tải...
                  X