Đọc lại câu hỏi của bạn thaithutrang rất hay liên quan đến tạp âm và độ nhạy máy thu:
http://www.dientuvietnam.net/forums/...thu-phat-1188/
1- a/ dB là đơn vị so sánh cường độ công suất (power).
Với điện áp (V)= 20lgX (dB)
Với công suất (P)= 10lgX (dB)
Td: Antenna A có độ lợi 20dBd, B là 10dBd, vậy A có độ lợi lớn hơn B 10dB
b/ dBm là đơn vị công suất thuần túy, 1dBm=10log(PmW/1mW)
Td: Công suất phát của thiết bị là 10W, 10lg(10000/1)=40dBm.
Tăng 3dB thì công suất tăng gấp đôi, td: 30dBm=1W, 33dBm=2W.
2- Người ta nói độ nhạy máy thu -100dBm nghĩa là máy thu thu tín hiệu ở -100dBm thì mức S/N ở đầu ra sau tách sóng phải là bao nhiêu theo quy định, td: -100dBm @ 12dB SINAD (Signal-to-noise and distortion ratio), với 12dB SINAD này tín hiệu âm tần ở ngõ ra loa nghe hơi ồn nhưng hiểu được. Máy thu tín hiệu có công suất (dBm) nhỏ hơn nhưng SINAD như nhau thì nhạy hơn.
Nói về độ nhạy thì chỉ có độ nhay của hệ thống máy thu chứ không có độ nhạy cho một tầng khuếch đại như nhiều mgươi nhầm lẫn.
Độ nhạy máy thu được tính như sau:
S(dBm) = -174+NF+10logB+10log(S/N)
S: Độ nhạy máy thu tính theo dBm.
NF: Là tạp âm ảnh ở đầu vào máy thu (Noise figure) Tính theo dB.
B: Băng thông máy thu tính bằng Hz (Receiver bandwidth (IF filter, base band filter
band) ).
S/N: Tỷ số S/N ngõ ra quy định (Yêu cầu) tính bằng dB .
Như vậy để tăng độ nhạy thì máy thu có NF nhỏ và băng thông càng hẹp càng nhạy (Máy bộ đàm băng thông trung tần hẹp chừng 5kHz nên nghe hơi "nghẹt mũi" bù lại độ nhạy cao nên... đi xa). Băng thông giãm 1/2 độ nhạy tăng 3dB. muốn tăng độ nhạy cần băng thông trung tần bằng có độ chọn lọc cao, băng thông nên vừa đủ cho độ di tần, thường dùng bộ lọc nhiều nút lọc hay bộ lọc SAW.
Tính trực tuyến: Receiver sensitivity / noise figure / noise factor / noise floor converter
3,4,5- Để tính độ dài đường truyền sóng ta tính độ suy hao tính hiệu trong không gian tự do gọi là Free space loss:
Free space loss = 32.44 + 20xlog(F(MHz)) + 20xlog(D(km)) - Gtx(dBi) - Grx(dBi)
F: Là tần số RF tính bằng MHz.
R : Là khoảng cách anten máy thu và phát.
Gtx,Grx: Là độ lợi anten thu phát tính theo dBi
Như vậy tần số hay khoảng cách tăng gấp 2 thì suy hao tăng 6dB.
Tính trực tuyến: Path Loss in free space attenuation calculator
Td: Có máy thu tần số 100MHz, độ nhạy -100dBm @12dB SINAD, độ lợi anten thu phát tạm tính 1dB thì cự ly đường truyền sẽ là 30.06km.
http://www.dientuvietnam.net/forums/...thu-phat-1188/
Em mở luồng này mong sự xây dựng của các anh về những hiểu biết cơ bản nhất.
1-Công suất phát. Ví dụ : 10db nghĩa là như thế nào?
2-Độ nhạy thu. Vi dụ: -100db nghĩa là như thế nào?
3-Muốn truyền được khoảng 200m thì cần có những liên hệ gì giữa công suất phát và độ nhạy thu? áp dụng với môi trường outdoor và indoor? biểu thức và kinh nghiệm?
4-Muốn tăng khoảng cách thu phát thì những giải pháp nào có thể?
Ví dụ điều chế ASK, nếu giảm tốc độ truyền đi 2 lần thì khoảng cách sẽ thay đổi quy luật như thế nào? còn áp dụng với FSK thì sẽ như thế nào?
5-Nếu khoảng cách thu phát là L, thì nếu tần số thu phát thay đổi, L sẽ thay đổi như thế nào?
6-Chuẩn nước ta về sử dụng tần số và cực đại công suất phát ứng với các tần số đó?
Chắc còn nhiều câu hỏi nữa, mong các anh, ai đã từng làm thấu đáo về lĩnh vực này cho em ít thông tin với.
Trong luồng này,em chỉ tham vọng giới hạn ở mức độ áp dụng(nghĩa là hiểu biết tối thiểu để mình có thể chọn được module rf dùng theo bài toán cụ thể của mình chứ ko nói về vấn đề sản xuất.)
Thanks."
1-Công suất phát. Ví dụ : 10db nghĩa là như thế nào?
2-Độ nhạy thu. Vi dụ: -100db nghĩa là như thế nào?
3-Muốn truyền được khoảng 200m thì cần có những liên hệ gì giữa công suất phát và độ nhạy thu? áp dụng với môi trường outdoor và indoor? biểu thức và kinh nghiệm?
4-Muốn tăng khoảng cách thu phát thì những giải pháp nào có thể?
Ví dụ điều chế ASK, nếu giảm tốc độ truyền đi 2 lần thì khoảng cách sẽ thay đổi quy luật như thế nào? còn áp dụng với FSK thì sẽ như thế nào?
5-Nếu khoảng cách thu phát là L, thì nếu tần số thu phát thay đổi, L sẽ thay đổi như thế nào?
6-Chuẩn nước ta về sử dụng tần số và cực đại công suất phát ứng với các tần số đó?
Chắc còn nhiều câu hỏi nữa, mong các anh, ai đã từng làm thấu đáo về lĩnh vực này cho em ít thông tin với.
Trong luồng này,em chỉ tham vọng giới hạn ở mức độ áp dụng(nghĩa là hiểu biết tối thiểu để mình có thể chọn được module rf dùng theo bài toán cụ thể của mình chứ ko nói về vấn đề sản xuất.)
Thanks."
Với điện áp (V)= 20lgX (dB)
Với công suất (P)= 10lgX (dB)
Td: Antenna A có độ lợi 20dBd, B là 10dBd, vậy A có độ lợi lớn hơn B 10dB
b/ dBm là đơn vị công suất thuần túy, 1dBm=10log(PmW/1mW)
Td: Công suất phát của thiết bị là 10W, 10lg(10000/1)=40dBm.
Tăng 3dB thì công suất tăng gấp đôi, td: 30dBm=1W, 33dBm=2W.
2- Người ta nói độ nhạy máy thu -100dBm nghĩa là máy thu thu tín hiệu ở -100dBm thì mức S/N ở đầu ra sau tách sóng phải là bao nhiêu theo quy định, td: -100dBm @ 12dB SINAD (Signal-to-noise and distortion ratio), với 12dB SINAD này tín hiệu âm tần ở ngõ ra loa nghe hơi ồn nhưng hiểu được. Máy thu tín hiệu có công suất (dBm) nhỏ hơn nhưng SINAD như nhau thì nhạy hơn.
Nói về độ nhạy thì chỉ có độ nhay của hệ thống máy thu chứ không có độ nhạy cho một tầng khuếch đại như nhiều mgươi nhầm lẫn.
Độ nhạy máy thu được tính như sau:
S(dBm) = -174+NF+10logB+10log(S/N)
S: Độ nhạy máy thu tính theo dBm.
NF: Là tạp âm ảnh ở đầu vào máy thu (Noise figure) Tính theo dB.
B: Băng thông máy thu tính bằng Hz (Receiver bandwidth (IF filter, base band filter
band) ).
S/N: Tỷ số S/N ngõ ra quy định (Yêu cầu) tính bằng dB .
Như vậy để tăng độ nhạy thì máy thu có NF nhỏ và băng thông càng hẹp càng nhạy (Máy bộ đàm băng thông trung tần hẹp chừng 5kHz nên nghe hơi "nghẹt mũi" bù lại độ nhạy cao nên... đi xa). Băng thông giãm 1/2 độ nhạy tăng 3dB. muốn tăng độ nhạy cần băng thông trung tần bằng có độ chọn lọc cao, băng thông nên vừa đủ cho độ di tần, thường dùng bộ lọc nhiều nút lọc hay bộ lọc SAW.
Tính trực tuyến: Receiver sensitivity / noise figure / noise factor / noise floor converter
3,4,5- Để tính độ dài đường truyền sóng ta tính độ suy hao tính hiệu trong không gian tự do gọi là Free space loss:
Free space loss = 32.44 + 20xlog(F(MHz)) + 20xlog(D(km)) - Gtx(dBi) - Grx(dBi)
F: Là tần số RF tính bằng MHz.
R : Là khoảng cách anten máy thu và phát.
Gtx,Grx: Là độ lợi anten thu phát tính theo dBi
Như vậy tần số hay khoảng cách tăng gấp 2 thì suy hao tăng 6dB.
Tính trực tuyến: Path Loss in free space attenuation calculator
Td: Có máy thu tần số 100MHz, độ nhạy -100dBm @12dB SINAD, độ lợi anten thu phát tạm tính 1dB thì cự ly đường truyền sẽ là 30.06km.
Comment