Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Xin Hướng Dẫn Về Mạch Thu Phát Fm ( Xin Chi Lan Huong Chỉ Dùm)

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Xin Hướng Dẫn Về Mạch Thu Phát Fm ( Xin Chi Lan Huong Chỉ Dùm)

    LINK SƠ ĐỒ MẠCH :http://my.opera.com/minhdt/blog/cac-...3&startidx=150

    XIN CÁC ANH CHỊ VÀO LINK NÀY COI MẠCH DÙM EM. MẠCH PHÁT FM 1 TRANSITOR ĐƠN GIẢN . EM MUỐN HỎI VỀ CÁCH CUỐN CUỘN DÂY( LÕI GÌ). EM MUỐN LÀM THÊM CÁI MẠCH THU TÍN HIỆU DO MẠCH KIA PHÁT THÌ LÀM SAO.XIN HƯỚNG DẪN DÙM EM SƠ ĐỒ MẠCH. XIN CÁM ƠN

    (KO BIẾT CHỊ HƯƠNG CÓ Ở HCM KO HA)

  • #2
    Mạch FM

    .
    Mạch này rất đơn giản, ráp vào là chạy ngay thôi mà.

    Các cuộn dây L1,L2 và L3 là cuộn dây lõi không khí, đều quấn bằng cỡ dây 0.6 mm.
    - L1 : dùng ruột bút bi làm lõi, quấn từ 6 vòng đến 10 vòng. Đây là cuộn chặn cao tần nên không cần chính xac gì lắm, để đoạn bút bi làm lõi cũng không sao.
    - L2 : dùng chiếc đũa con làm lõi hay cây mở vít loại 4 chấu, đường kính 5mm làm lõi, quấn 5 vòng. Quấn xong thì rút lõi ra.
    - L3 : lõi như L2, quấn 2 vòng.

    Lan Hương.
    ============================
    TB : Lan Hương 21 tuổi, dân Hà Nội. Lúc trước ở TP HCM với ông xã, mới về lại Hà Nội cùng ông xã hơn 4 tháng nay. Ai lớn thì làm anh (chị) nhé.

    Comment


    • #3
      Mạch FM

      .
      Sợ không rõ nên viết tiếp nè.

      Ráp đúng sơ đồ này thì chạy ngay. Sau đó dùng máy thu radio thông thường, mở băng FM ra, chỉnh đến chỗ không nghe tiếng "khò khè" đặc biệt của băng tần FM thì dừng lại, hát vào micro nghe thử. Chắc ăn là ... ngon lành.

      Cũng có trường hợp cái "máy phát FM" này phát ra ngoài dải tần nên không "lọt" vào băng tần FM 88 - 108 MHz, lúc đó máy thu không thu được thì làm như sau :

      - Mở radio, chỉnh rà sóng đến chỗ nào không có đài phát (nghe khò khè như rắn hổ, sợ lắm).
      - Mở mạch phát FM lên, dùng vật gì bằng nhựa (vỏ cây bút bi cũng được), nén hay kéo cuộn dây L2 đến lúc radio bỗng dưng hết "khè".
      - Chỉnh lại radio cho nghe rõ tiếng phát hơn (gọi là tinh chỉnh thu sóng ý mà).
      - Muốn phát mạnh nhất thì để radio ra xa rồi chỉnh L3 cũng theo kiểu L2 khi nãy. L3 là mạch LPF (Low Pass Filter), rất quan trọng để có hiệu suất truyền sóng tốt nhất.

      Tới đây xem như là hoàn thành "công trình thế kỷ" được rồi.

      Chúc bạn thành công.

      Lan Hương.
      ============================
      TB : Lan Hương 21 tuổi, dân Hà Nội. Lúc trước ở TP HCM với ông xã, mới về lại Hà Nội cùng ông xã hơn 4 tháng nay. Ai lớn thì làm anh (chị) nhé.
      Attached Files

      Comment


      • #4
        Mình thấy mọi người ở đây lắp mạch phát FM thì tần số phát trùng với tần số dao động của tần đầu. Theo mình phương pháp này chỉ thích hợp cho những mạch phát công suất nhở khoảng vài trăm mili oát trở lui. Nếu cao hơn cũng có thể được nhưng mạch hoạt động không ổn định vì khi hoạt động ở công suất lớn dù tầng dao động được bọc kim, cách ly với tầng công suất tốt đến đâu thì nó cũng xảy ra hiện tượng hồi tiếp làm cho tầng dao động hoạt động không ổn định, thậm chí bị mất dao động. Để mạch phát được công suất lớn và ổn định thì theo mình thì mạch dao động thì chỉ phát ra tần số thấp sau đó dùng nhân tần và khuếch đại lên mới là phương pháp tốt. Vậy ai có sơ đồ kiểu này thì post lên mọi người cùng xem.
        Không biết lanhuong có mạch kiểu đó kô vậy ?
        Email:

        Comment


        • #5
          Hic ! đồng chí Hương này = tuổi tui mà cao thủ về sóng thế ! bái phục bái phục !

          Comment


          • #6
            chị LanHuong nói rõ hơn về mạch Low Pass Filter được ko? nó mắc ngay sau tầng công suất cuối cùng, trước anten ah? nó gồm những gì, tính toán sao?
            Phạm Minh Tuấn

            (+84) 982006467

            Comment


            • #7
              Hic, em Lanhuong này ít hơn tuổi tui mà sao có ...ông xã rồi, giỏi thể, bái phục bái phục.
              Nỏ biết chữ mần răng ký được??!! Thôi nhé.

              Comment


              • #8
                lanhuong oi cai micro nay minh cung co lam thu roi nhung tam phat hoi "eo hep" qua.cho minh hoi huong co nghien cuu ve cap PT2262/2272 khong?

                Comment


                • #9
                  em 19 nhỏ hơn chị hai tuổi. em hỏi chị có ở thành phố hồ chí minh không chỉ là muốn được học về mạch. em con trai nhưng kém wa. wa diễn đàn em thấy chị giỏi nên muốn học. em đang học bên viễn thông. có thê liên lạc với chị wa yahoo ko.?. nãy giờ wên cám ơn đã chỉ dùm cái mạch trên. cám ơn chị nha. mss hương

                  Comment


                  • #10
                    Xin cám ơn các anh (và em) khen, xí hổ lắm.

                    - to kyniemdauyeu Vậy là có em trai rồi, khoái ghê. Chị Lan Hương cũng có một đứa em (gái) 19 tuổi. Nó "hiếp đáp" chị lắm, đòi chìu chuộng đủ thứ. Nên chị xoay ra ăn hiếp ... ông xã.
                    Về cái mạch của em, nếu được chỉnh tốt thì dùng được, chỉ độ 30 mW thôi. Micro nên dùng nicro điện dung tích hợp sẵn con FET trong đó. Như thế sẽ rất nhạy.
                    Em cứ làm nhiều lần sẽ quen, có kinh nghiệm với cao tần. Nói thật nhen, cao tần mà muốn tốt có khi phải "cảm" nó chứ không chỉ là máy móc đo đạc không thôi (dĩ nhiên máy đo là phải cần rồi). Không tin cứ hỏi anh Quế Dương thử xem.
                    Em có thể gời mail cho chị vào chimen_nho03@yahoo.com . Nếu giúp được gì thì chị giúp ngay. Thân mến em.

                    - to leduytnt cặp PT2262/2272 thì Lan Hương dùng cũng khá nhiều. Nói chung thì cũng phải cân chỉnh tốt mới "ngon" được. Tuy nhiên khi dùng nó làm wireless microphone (WM) thì phần phát ăn dòng nhiều, không tiện lắm. Nhưng dùng để truyền dữ liệu không dây thì tiện hơn. Anh cần gì về cặp PT2262/2272 thì cứ hỏi, em biết gì thì sẽ ráng trả lới. Bí thì ... hỏi ông xã. Hihi.

                    - to mgdaubo Low Pass Filter (LPF), High Pass Filter (HPF) và Band Pass Filter (BPF) là các mạch cộng hưởng ghép ở tầng công suất phát (RF Power Out). Nó ưu tiên cho phép thành phần RF mong muốn đi qua, do đó mà nó làm công suất phát xạ và trường (điện từ) phát đạt đến trị số hiệu quả tối đa có thể được. Có các chương trình chuyên dùng để tính toán nó, giúp chúng ta đỡ đau đầu và nhanh chóng, chính xác hơn. Có thể search trên google với tử khóa LPF, HPF hay BPF để tìm chương trình tính toán có tên là LPF Design, sử dụng rất đơn giản.
                    Ngoài ra, cũng cần phân biệt các mạch cộng hưởng nói trên với cuộn dây để rút ngắn chiều dài ăn - ten.

                    - to duyhiep Anh ơi, ở đây đang nói về "máy phát công suất ... bé tí" mà. Về máy phát công suất lớn hình như anh và em đã nói vài lần ngay trong topic này thì phải. Nếu cần thì quay lại các bài đó đi, anh em mình trao đổi nữa nhé.
                    Riêng về khoản phát công suất thấp thì em thấy phát cao tần trực tiếp là hay nhất. Nó ít nhiễu hài khi phân cực đúng, ăn dòng thấp, dễ dùng làm wireless microphone với nguồn pin be bé nhét vừa micro anh ạ.

                    - to thangktvta, Zz_Bi_zZ em cũng ... thường thôi, nhưng ông xã thì chìu em, dạy em nhiều lắm. Với lại, vọc riết thì quen tay thôi mà.
                    Còn chuyện ... tình yêu thì cũng ... xoàng thôi. Em yêu khoa học, gặp ảnh là nhà nghiên cứu KH, thế là em và ảnh ... iu nhau. Chuyện chả ly kỳ gì hết. Hihi. Cám ơn thịnh tình của hai anh.

                    Chúc các anh (chị và em) trên diễn đàn vui khỏe, sáng tạo cho một Việt Nam bay lên.

                    Lan Hương.
                    Last edited by lanhuong; 18-12-2007, 22:43.

                    Comment


                    • #11
                      mọi người ơi cho hỏi nguồn cái mạch trên ở chỗ nào vậy
                      ai cần phá cái gì kô

                      Comment


                      • #12
                        nguồn của mạch

                        Nguồn cấp cho mạch này song song với tụ điện 223 ngoài cùng bên phải. Trên là B+ (từ 2,25 - 3VDC), dưới là masse của mạch - nguồn âm.

                        Có thể thêm tụ lọc khoảng 47 MF - 100 MF để tránh nhiễu thăng giáng nguồn.

                        Lan Hương.

                        Comment


                        • #13
                          Mạch phối hợp ngõ ra tầng kđ công suất phát thường dùng LPF để lọc hài bậc cao tăng hiệu suất cs phát, tránh phát nhiểu tần số hài cùng phối hợp trở kháng ngõ ra của Trans và Anten.

                          Comment


                          • #14
                            Gui chi Huong
                            em dang lam do an ve wireless microphone.sap nop roi ma jo moi phat hien ra nhung dong nay.tiec ghe!!!tim hieu som hin thi co the hoi và trao doi voi chi Huong duoc rui.vay thi do biet may.
                            du sao cung cam on chi ve nhung bai viet.a!Chi co biet tan dao động (VCO) lam viec nhu the nao khong.
                            Cam on chi!Chuc chi khoe va vui ben ong xa!

                            Comment


                            • #15
                              Gui chi Huong
                              em dang lam do an ve wireless microphone.sap nop roi ma jo moi phat hien ra nhung dong nay.tiec ghe!!!tim hieu som hin thi co the hoi và trao doi voi chi Huong duoc rui.vay thi do biet may.
                              du sao cung cam on chi ve nhung bai viet.a!Chi co biet tan dao động (VCO) lam viec nhu the nao khong.
                              Cam on chi!Chuc chi khoe va vui ben ong xa! - whynot -
                              - Trước hết xin cám ơn whynot đã tin tưởng và chúc hạnh phúc cho vợ chồng Lan Hương.

                              - Tiếp theo là nhắc whynot type chữ Việt có dấu, nếu không sẽ bị "điều" về chỗ anh MHz đáng kính.

                              - VCO (Voltage Controled Ocillator) là mạch dao động điều khiển tần số được theo điện áp ở ngã vào của mạch. Đây là mạch dao động rất hiệu quả đối với ngành kỹ thuật cao tần. Một ví dụ hết sức dễ hiểu là dùng Varicap :


                              Varicap là diod biến dung ( variable capacitor), là một diod có điện dung thay đổi được theo điện áp phân cực nghịch đặt trên nó. Trong hình, khi điện áp điều khiển (control voltage in) thay đổi thì điện dung của varicap D2 thay đổi theo --> làm thay đổi giá trị điện dung của mạch cộng hưởng --> tần số cộng hưởng thay đổi. Lối ra của VCO có thể là sóng tam giác, sóng sin hoặc bất kỳ dạng sóng nào mong muốn.
                              Gần đây, họ Chip cao tần chuyên dùng cho mobil phone, cho bluetooth của hãng MAXIM (MAX2604, MAX2605, MAX2606, MAX2607, MAX2609 và MAX2609) tích hợp sẵn varicap bên trong, rất mạnh và tiện dụng vì ... không có cuộn dây RF output, cái mà anh (chị) em "chơi" cao tần nghiệp dư, thiếu máy móc rất sợ. Họ chip này có thể dùng đến vài GHz, điều biến AM, FM, PLL đều "xịn" cả. Wireless Microphone mà Lan Hương dùng thử họ chip MAX này thì ... kinh lắm, tầm phát xa 100 mét là thường (LH dùng MAX2608, thu phát tần số 830 MHz lên đến hơn 100 mét với máy thu tự lắp).

                              Mong là hướng dẫn này làm vừa lòng anh em và các bạn ham mê cao tần như ....

                              Lan Hương.
                              Last edited by lanhuong; 20-12-2007, 02:13.

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              kyniemdauyeu Tìm hiểu thêm về kyniemdauyeu

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X