Nếu đây là lần đầu tiên đến với Điện Tử Việt Nam, bạn có thể đọc phần Hỏi đáp bằng cách nhấn vào liên kết. Có thể bạn cần đăng kí trước khi có thể gửi bài . Để bắt đầu xem bài viết, chọn diễn đàn bạn muốn thăm dưới đây.
.
to anh vuthaonguyen : Chưa bàn đến việc dùng đến 3 transistor cho một cái (wireless) microphone là cái rõ ràng "không đơn giản", thì mạch mà anh post lên đây không thể nào đạt được cái như anh nói được.
- Mạch này phần nguồn không lọc tần số cao và tần số thấp bằng các tụ cần thiết thì sẽ bị trôi tần số và nhiễu hài kinh khủng lắm. Như vậy hài chính của nó còn bao nhiêu % công suất phát xạ đây ?
- Ngã ra của phần cao tần (RF output) trên tải R9, rõ ràng là với hệ số Q rất bé, hiệu suất phát xạ radio đã thấp lại càng thêm thấp.
- Công suất phát FM dùng C828, tần số cut-off 150 - 200 MHz là không hợp lý, vì tần số phát cao nhất của dải tần FM (108 MHz) cần transistor có cut-of-frequency tối thiểu 3 lần nó (khoảng CoF = 300 MHZ).
Anh vuthaonguyen định phát 100 mét bằng ... niềm tin ư ?
to anh dinhchithanh : Phần dao động này vẫn là dao động hồi tiếp Emittor / BC đơn thuần mà. Tuy nhiên ở Collector không phải là mạch cộng hưởng L//C nên sẽ trôi tần như ... lụt sông Hồng.
Máy phát của bạn vuthaonguyen chạy tốt chứ, thiếu tụ lọc nguồn thì thêm vào.
Mạch dao động theo kiểu Colpitt có phần ổn định hơn các kiểu khác, dầu gì thì mạch dđ LC không thể ổn định bằng mạch dđ dùng thạch anh, tầng khuếch đại RF ngõ ra có thể dùng tải thuần trở với tín hiệu nhỏ, giống như con MAX 2608 thôi, nó chỉ là tầng cách ly với mạch dao động nhờ nó sờ vô anten không bị "chạy sóng" nên hệ số kđ không cần cao lắm, nó thích hợp khi dùng anten roi trở kháng không ổn định.
Riêng dùng con 2sc828 trong mạch dđ kiểu Colpitt thì OK với dải 88-108mHz, kiểu này dùng trans. sát tần số cắt được.
Trong máy thu FM có mạch AFC nên với máy cái micro không dây đơn giản khi trôi tần nó kéo lại được nên ít thấy bị mất sóng, nhưng trôi quá hớp là nó đi luôn.
Đồ chuyên nghiệp người ta dùng tổng hợp tần số. Mấy cái của Đài loan thì dùng dao động LC tần số thấp sau đó nhân 3 lên, tại sao.....chơi cao tần thường thì biết thôi.
Mình cứ thắc mắc sao ko có L//C, có lẽ cái này chất lượng kém nên ông thầy ko dạy ???
Với lại phần điều chế FM ở chổ nào vậy nhỉ, mình không thấy có phần tử điện kháng để thay đổi tần số theo biên độ tín hiệu âm tần ngỏ vào
Mình cứ thắc mắc sao ko có L//C, có lẽ cái này chất lượng kém nên ông thầy ko dạy ???
Với lại phần điều chế FM ở chổ nào vậy nhỉ, mình không thấy có phần tử điện kháng để thay đổi tần số theo biên độ tín hiệu âm tần ngỏ vào
cái này sử dụng cách ghép điều tần trực tiếp.
Chú ý :mạch trên có nhiều chỗ không ổn đâu .
Module RF chuyên dụng điều khiển, truyền dữ liệu, thiết kế đề tài, dự án điện tử - chuyển giao công nghệ... ĐT: 0904964977 - email: dientuqueduong@yahoo.com
Đóng thêm cái tụ ở C, nếu đã dùng micro điện tử thì đâu cần thêm Q1- vì vậy theo Phi bỏ đi con Q1. Và thay đổi luôn 2 con Q2 và Q3 để nâng cao chất lượng máy phát. Dùng C828 vẫn tốt nhưng không phát xa và chuẩn bằng con C930, nếu ko thì tìm con C9018 thay vào. Chất lượng máy phát sẽ thay đổi đáng kể.
.
Lan Hương đã ráp mạch của anh vuthaonguyen trên testboard.
Nó chạy (dĩ nhiên) với độ dạt tần ... khủng khiếp. Máy đo tần cứ nhảy như nhảy ... disco không dừng lại được nếu không hold.
Khi thử dùng radio SONY model ICF-SW321 đặt cách "mạch mocro 100 mét" này khoảng 1 mét với tín hiệu nhạc ngả vào từ cái MP3 thì tiếng nhạc lẫn trong tiếng nhiễu, nói chung là cứ ... khò khè suốt, chả nghe gì được.
Và không thể để cự ly thu - phát cách quá 4 mét.
... sẽ nói thêm ...
Muợn lời bài ca : "thôi, anh đừng nói, đừng nói nữa .... mà làm gì ... "
===============
to anh dinhchithanh
Mình cứ thắc mắc sao ko có L//C ...
Thắc mắc này là hợp lý. Cộng hưởng L//C (và các biến tấu của nó như varicap, piezzo ...) là bộ phát chọn tần (đặc biệt cho phần công suất phát) đơn giản và hiệu quả nhất. Đặc điễm chung là L//C có tổng trở cao nhất ứng với tàn số được chọn.
Và không dưới 99,99 (bốn số chìn đó nha) các bộ phát chuyên nghiệp hiện nay trên thế giới đang dùng L//C cho phần công suất phát.
Các bạn ơi, sôi nổi quá!!!
Tôi thấy rằng mạch này chưa ổn như lanhuong nói, ở chỗ thiếu lọc, tải R, transistor có tần số cắt thấp... để có thể phát được tốt. Còn khả năng điều tần được hay không thì còn xem lại đã.
Mà tôi không hiểu có cái C5 đó thì làm sao mà Q2 dao động được nhỉ?
Nhưng lanhuong đã ráp thử (chắc là đã sửa lại mạch ?) và cho phát rồi thì cái sự khò khè có lẽ là do nó thu được AM đó (chứ khg phải FM), hoặc là thu nhiễu do cái micro phát ra vì với cuộn dây 8 vòng thì tần số dao động (hài chính) hơi cao.
Tôi đề nghị: chỉnh cộng hưởng thật tốt cho các tải của Q2 và Q3; dùng C535 (fc=940MHz) ở Q2 và Q3. Để rồi tôi sẽ vẽ lại mạch đơn giản, 60m dùng pin 9V gửi lên sau.
Các cụ dạy rồi: tiền nào của ấy. Đơn giản và rẻ tiền thì lấy đâu ra HQ (High Quality)?
Với tính hiệu nhỏ người ta ít dùng khung cộng hưởng L//C ngõ ra thường là ghép trược tiếp hoặc qua tụ, td như MMIC, hoặc rỏ ràng nhất là IC khuếch đai trung tần cho các máy di động....Với cộng nghệ bán dẫn mới như bây giờ (FET, SiGe..)khó tìm mạch khuếch đại rf ghép tầng bằng khung cộng hưởng L//C, thay vào đó là mạch phối hợp trở kháng LC vào, ra giửa hai tầng, hoặc LPF cho tầng cuối ra anten or Diplexer...
Mạch ghép L//C giữa các tầng xưa kia dùng vì không có các bộ lọc SAW or Ceramic... như hiện giờ, ghép L//C rắc rối lắm dễ tự kích, phải cân chỉnh nhiều, dể bị trôi theo thời gian......
.
Lan Hương đã ráp mạch của anh vuthaonguyen trên testboard.
Nó chạy (dĩ nhiên) với độ dạt tần ... khủng khiếp. Máy đo tần cứ nhảy như nhảy ... disco không dừng lại được nếu không hold.
Khi thử dùng radio SONY model ICF-SW321 đặt cách "mạch mocro 100 mét" này khoảng 1 mét với tín hiệu nhạc ngả vào từ cái MP3 thì tiếng nhạc lẫn trong tiếng nhiễu, nói chung là cứ ... khò khè suốt, chả nghe gì được.
Và không thể để cự ly thu - phát cách quá 4 mét.
Muợn lời bài ca : "thôi, anh đừng nói, đừng nói nữa .... mà làm gì ... "
===============
to anh dinhchithanh
Thắc mắc này là hợp lý. Cộng hưởng L//C (và các biến tấu của nó như varicap, piezzo ...) là bộ phát chọn tần (đặc biệt cho phần công suất phát) đơn giản và hiệu quả nhất. Đặc điễm chung là L//C có tổng trở cao nhất ứng với tàn số được chọn.
Và không dưới 99,99 (bốn số chìn đó nha) các bộ phát chuyên nghiệp hiện nay trên thế giới đang dùng L//C cho phần công suất phát.
Lan Hương.
lắp trên testboar đương nhiên là ko ổn nhất là phần công suất RF cần độ dài đường mạch rất ngắn để tránh tổn hao công suất
Lan Hương lắp trên đó mà thu phát được 4 m là hơi kém hiiiiii
Anh dùng đài Tàu thu mà cũng trên dưới 30m với điều kiện lắp mạch đục lỗ hiiii
còn lắp mạch in thì được 100m. Cái này quan trọng nhất là chỉnh cuộn dây L cộng hưởng
còn C828 với mạch này là đủ ko phải a ko có c9018 hay c535 BC547 hay 2N2222A để mà làm đâu nhé
C828 tần số cắt là 200mHz nếu nhớ 0 nhầm nhưng ta định tần số = chỉnh cuộn dây vẫn OK
Cái này a làm lâu rồi hôm nào vẽ lại mạch in gửi a e
còn mấy hôm nữa sẽ viết chi tiết về cái này cả nguyên lí tầng dao động cho Thành nhé
thôi cái bệnh đau xương nó lại hành hạ gõ mỗi tý đã đau khớp lắm rồi chẳng còn sức để mà tranh luận đâu để mấy hôm nữa đã
Dạ vài chục mét thì chú tính như vậy được ạ. Chứ chuẩn thì phải tính cả điện trở của toàn bộ chiều dài dây dẫn nhân với dòng điện xem sụt áp có trong khoảng chấp nhận đc hông ạ. Trong mạch điện tử khoảng cách ngắn và mạch...
Theo mình biết thì chọn dây dẫn dựa vào dòng tải. Thường thì tiết diện 1mm2 cho dòng 6A. Nhưng trong các mạch điện tử, như mạch nguồn tổ ong chẳng hạn, dòng đến vài chục Ampe mà đường mạch mỏng dính. Phải chăng điện DC nó khác với...
Em chào các anh và mọi người.
Hiện em đang có 1 con bơm màng trong thiết bị y tế đang gặp tình trạng yếu dần hoặc ngừng hoạt động sau thời gian sử dụng
Sau khi tìm hiểu về thông tin của bơm trên mạng thì em được biết...
Comment